Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Bs Phạm Ngọc Thắng - CHUYỆN BỆNH NHÂN NGƯỜI ANH

 


Đấy. Cứ cái ông chuyên môn nói ra thì người khác mới hiểu. 

Không người đời lại cứ ngồi đó ca tụng. 

Đọc bài này xong tôi lại nhớ bà Vân (vợ ông Le D) nói về việc con gái của bà bị băng huyết tử vong bên Nga.

Bà cũng biết, nếu cứ để như dân thường cho BS cứu thì đã sống nhưng do con của cán bộ cấp cao nên phải xin ý kiến qua, xin ý kiến lại, cuối cùng là … chết. 

Chuyên môn mà chính cái thằng BS lại cứ phải nghe lệnh thằng khác là … chết cũng không khó hiểu lắm. 

Chú phi công may mắn không bị thay phổi, chắc chú hết dám quay lại cái nơi đã ép chú thở máy xém die.  Hehe. 

🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂

Bài từ nhà bác sĩ Phạm Ngọc Thắng, thế là tự hào quá Việt Nam ơi, toàn là nói láo. 

CHUYỆN BỆNH NHÂN NGƯỜI ANH

Hai năm trước, đúng ngày này, tôi viết:

"Tài, tài thật...

Tiên sư anh bệnh viện!

Đành vỗ đùi bành bạch mà khen.

Thồi!"

Lúc đó, cả ngành y tế lên đồng vì bệnh nhân người Anh. Nơi thì ca tụng giỏi quá, giỏi quá; người thì đòi thay phổi; chỗ thì đăng ký chăm sóc... Lại thêm mấy kẻ xung phong hiến phổi. Kinh lắm.

Ông bạn thân của tôi, có thể nói là tay dao về bệnh phổi hàng đầu Việt Nam bảo, Thắng ơi, Bv đang hội chẩn chuẩn bị thay phổi, ý sao!?

Tôi trả lời: Nó có cần thở máy đâu, ép nó thở, nó chống máy quyết liệt. Nó chống máy thì dùng thuốc mê, thuốc dãn cơ để nó thở theo máy. Kệ cmn, thằng cu này là phi công, nó khỏe lắm. Kệ nó mấy hôm là tự khỏi, mổ máy gì cho tốn công mà lại biến nó thành người tàn phế.

Chăm sóc thở máy không tốt dẫn đến dây chuyền xoáy lộn nhiều vòng, vòng sau nặng hơn vòng trước: Cưỡng thở sinh giẫy giụa- giãy giụa chuyển qua dùng thuốc mê nhiều, hậu quả gây nghiện thuốc mê; Thở cưỡng bức gây tăng tiết nhiều cộng hút dịch kém nên phổi thũng đầy nước thì lại vu oan là phổi trắng; Phổi thũng thì dễ nhiễm khuẩn thứ phát lại đổ vạ cho bão cytokine... Thiếu oxy do chăm sóc bệnh viện thì đổ cho virus.

Nay chỉ cần Cai thuốc gây nghiện, Cai máy thở để thở tự nhiên rồi nó tỉnh lại. Người tỉnh ho khạc được thì hết ứ đọng đờm rãi là phổi khô ngay... Cần đ*o gì ghép cho tốn kém và đẩy người ta thành người tàn phế.

Ông bạn tôi bảo: Đúng mịa nó rồi tôi cũng nghĩ thế. Tôi cương quyết, thằng nào làm thì làm, tôi không đồng ý thay phổi.

Kết quả thì như bài báo đăng. Mỗi tội, ông phi công người Anh ra viện và cương quyết không cám ơn cám heo gì.

Tôi nghĩ: Nó không kiện cho là may.

Bài học này cực lớn, không được rút kinh nghiệm, không được công khai minh bạch đã góp phần vào trào lưu lạm dụng thở máy cho rất nhiều người chưa có chỉ định thở máy.

Hậu quả: Trong năm 2021, tháng 7-8... cứ ai bị đặt ống nội khí quản và thở máy là chắc chắn chết. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân thở máy đạt trên 95% có nhẽ là kỷ lục thế giới, chẳng đâu bằng. 

Hôm nay, FB nhắc lại, tôi xin giả nợ một số bạn hỏi : Anh nói gì về bệnh nhân người Anh đi. Hay, anh ơi, sao cứ thở máy là tử vong./.

Bs Phạm Ngọc Thắng.

Lời nhắn của một ông thầy nay đã mất dậy: Ngành Y Việt Nam nên mổ xẻ kỹ case bệnh này. Ai làm nghiên cứu một trường họp thở máy cưỡng bức này kỹ lưỡng thì hay lắm. Đề tài đủ tầm cho một nghiên cứu sinh đấy!




Không có nhận xét nào: