HIỂU SAI PHẬT PHÁP
(ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT 5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC)
Câu hỏi của Minh Thành
Hỏi:Kính thưa Thầy! Chúng con xét thấy lâu nay, những người cư sĩ tu theo kinh sách phát triển, đa số họ không biết hiểu như thế nào? Khi chưa biết đạo thì còn đỡ, khi biết đạo rồi, lánh vợ, xa con, lánh con, xa chồng, để cho những người trong gia đình phải buồn khổ và thù ghét đạo Phật. Thưa Thầy theo cái hiểu cạn cợt của chúng con có phải họ hành sai pháp không?
Đáp:Họ không hành sai pháp, vì kinh sách phát triển và các Thầy ấy đã dạy chung chung như vậy, không phân biệt rõ ràng: pháp nào tu tập của người cư sĩ và pháp nào tu tập của người tu sĩ, cứ ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, lạy sám hối v.v.. Tu sĩ cũng tu như vậy và cư sĩ cũng tu như vậy. Cho nên, người cư sĩ tu hành cũng giống như người tu sĩ. Vì thế gia đình đảo lộn, tình nghĩa chồng vợ dường như lạt lẽo, bỏ bê con cái và nghề nghiệp như con đã nói ở trên. Thật là vô cùng tai hại.
Tu như vậy có bốn điều đáng trách:
1/ Thiếu đạo đức làm người, không tròn bổn phận, trách nhiệm đối với bản thân, vợ và con.
2/ Tu như vậy, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo (Cư sĩ mà tu pháp của tu sĩ là một điều rất sai).
3/ Tu như vậy chẳng đi đến đâu, mất thì giờ, uổng phí công sức, uổng phí một đời người.
4/ Tu như vậy, bản ngã của người cư sĩ càng ngày càng một to lớn hơn, do đó người cư sĩ không tìm thấy sự giải thoát chân thật chỉ sống giải thoát trong ảo tưởng. Cho nên, thích tranh luận hơn thua dựa theo lý giải giáo pháp phát triển tranh luận hơn thua.
5/ Tu như vậy, người cư sĩ chỉ đạt được miệng lưỡi nói pháp rất hay, nhưng kết quả làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi thì chẳng có gì.
Vì thế, hiện giờ người cư sĩ tu rất nhiều, đi chùa rất đông, nhưng nhìn lại toàn là số không. Tham, sân, si, mạn, nghi vẫn còn nguyên vẹn, chưa có một vị cư sĩ nào làm chủ được đời sống, làm chủ được sự già yếu, làm chủ được bệnh đau và làm chủ được sự chết (tự tại trong khi tử).
Để khắc phục tình trạng này, Thầy sẽ soạn thảo cho ra một bộ sách giáo trình tu tập riêng cho người cư sĩ đúng theo đường lối tu tập của Phật giáo Nguyên Thủy. Các con hãy chờ đợi “Bộ sách Đạo Đức Làm Người” ra đời xong thì “Giáo Trình Tu Tập Cho Người Cư Sĩ” sẽ xuất hiện. Đó là câu trả lời cho những câu hỏi của con.
https://www.facebook.com/thichthonglac
Câu hỏi của Minh Thành
Hỏi:Kính thưa Thầy! Chúng con xét thấy lâu nay, những người cư sĩ tu theo kinh sách phát triển, đa số họ không biết hiểu như thế nào? Khi chưa biết đạo thì còn đỡ, khi biết đạo rồi, lánh vợ, xa con, lánh con, xa chồng, để cho những người trong gia đình phải buồn khổ và thù ghét đạo Phật. Thưa Thầy theo cái hiểu cạn cợt của chúng con có phải họ hành sai pháp không?
Đáp:Họ không hành sai pháp, vì kinh sách phát triển và các Thầy ấy đã dạy chung chung như vậy, không phân biệt rõ ràng: pháp nào tu tập của người cư sĩ và pháp nào tu tập của người tu sĩ, cứ ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, lạy sám hối v.v.. Tu sĩ cũng tu như vậy và cư sĩ cũng tu như vậy. Cho nên, người cư sĩ tu hành cũng giống như người tu sĩ. Vì thế gia đình đảo lộn, tình nghĩa chồng vợ dường như lạt lẽo, bỏ bê con cái và nghề nghiệp như con đã nói ở trên. Thật là vô cùng tai hại.
Tu như vậy có bốn điều đáng trách:
1/ Thiếu đạo đức làm người, không tròn bổn phận, trách nhiệm đối với bản thân, vợ và con.
2/ Tu như vậy, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo (Cư sĩ mà tu pháp của tu sĩ là một điều rất sai).
3/ Tu như vậy chẳng đi đến đâu, mất thì giờ, uổng phí công sức, uổng phí một đời người.
4/ Tu như vậy, bản ngã của người cư sĩ càng ngày càng một to lớn hơn, do đó người cư sĩ không tìm thấy sự giải thoát chân thật chỉ sống giải thoát trong ảo tưởng. Cho nên, thích tranh luận hơn thua dựa theo lý giải giáo pháp phát triển tranh luận hơn thua.
5/ Tu như vậy, người cư sĩ chỉ đạt được miệng lưỡi nói pháp rất hay, nhưng kết quả làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi thì chẳng có gì.
Vì thế, hiện giờ người cư sĩ tu rất nhiều, đi chùa rất đông, nhưng nhìn lại toàn là số không. Tham, sân, si, mạn, nghi vẫn còn nguyên vẹn, chưa có một vị cư sĩ nào làm chủ được đời sống, làm chủ được sự già yếu, làm chủ được bệnh đau và làm chủ được sự chết (tự tại trong khi tử).
Để khắc phục tình trạng này, Thầy sẽ soạn thảo cho ra một bộ sách giáo trình tu tập riêng cho người cư sĩ đúng theo đường lối tu tập của Phật giáo Nguyên Thủy. Các con hãy chờ đợi “Bộ sách Đạo Đức Làm Người” ra đời xong thì “Giáo Trình Tu Tập Cho Người Cư Sĩ” sẽ xuất hiện. Đó là câu trả lời cho những câu hỏi của con.
https://www.facebook.com/thichthonglac
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét