Thứ Tư, 26 tháng 12, 2007

Lại chuyện phản động


Nhà báo Xuân Bình và con trai biểu tình chống Trung Quốc (Ảnh từ internet)
 
Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ mở mồm ra là mắng người khác tội "phản động". Những cái tên điển hình cho tội "phản động" bị người ta nói khá nhiều đó là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến, Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý... và còn rất rất nhiều tên khác mà lão không kể hết được.

Lão cũng không biết chính xác là họ có đúng "phản động" hay không?
Nhưng những người lớn tiếng mắng họ là phản động có hiểu như thế nào là sự khác nhau giữa "phản động" và "chống lại sự bất công của chính quyền" hay không?

Thời năm 39, khi Trưng Vương nổi dậy chống nhà Hán, nhà Hán gọi Trưng Vương là phản động.

Thời năm 938, khi Ngô Vương Quyền khởi binh chống lại nhà Nam Hán, nhà Nam Hán gọi Ngô Vương Quyền là phản động.

Thời Lê Hoàn thay ngôi nhà Đinh, họ hàng của vua Đinh nói Lê Hoàn là phản động.

Lý Công Uẩn thay ngôi nhà Lê, quan quân nhà Lê nói Lý Công Uẩn là phản động.

Trần Thủ Độ đưa Trần Cảnh thay nhà Lý, người ta cũng nói Trần Thủ Độ và họ Trần là phản động.

Nhà Trần suy đồi, quan tham đục khoét vô tội vạ, vua bù nhìn, Hồ Quí Ly phế truất vua Trần, cũng bị gọi là phản động. Bọn quan lại tham nhũng còn sót lại của nhà Trần liên tục gây bất ổn chống lại Hồ Qui Ly để cuối cùng đất nước rơi vào tay nhà Minh.

Khi vua Lê thối nát, dân đói khổ lầm than, Mạc Đăng Dung cướp ngôi cũng bị coi là phản động.

Vua Quang Trung đánh đông dẹp bắc, chấn hưng đất nước, cũng bị nhà Nguyễn gọi là giặc.

Khi nhà Nguyễn suy thoái, quan tham đông hơn dân thường, người người phẫn uất. Khởi nghĩa bùng lên khắp nơi. Sách sử ghi là "giặc dã nổi lên khắp nơi".

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đặt ra 3 mục tiêu:
- Độc lập dân tộc
- Người cày có ruộng
- Công bằng xã hội

Với 3 mục tiêu trên:
- Mục tiêu số 1 vẫn bền vững cho đến nay.
- Mục tiêu số 2 thì sao? khi quan tham làm công tác thu hồi đất thì thiếu đồng bộ, bồi thường không thỏa đáng, khiến hàng vạn dân cày bây giờ trở thành tay trắng? Người ta kéo nhau đi khiếu kiện ầm ĩ khắp nơi.
- Mục tiêu số 3 thì càng tệ hơn khi VN có gần 40 triệu người đang sống dưới mức nghèo khó và thường xuyên đói, trong khi ấy quan tham lại phè phỡn, xa xỉ và lãng phí. Quan tham chỉ uống 1 ly rượu thôi cũng bằng tiền nuôi sống một gia đình nông dân ở vùng nông thôn cả một tuần.
Một xã hội công bằng không phải là tất cả mọi người đều có mức sống như nhau. Nhưng một xã hội đạt mức công bằng tối thiểu là một xã hội đảm bảo được quyền sống chính đáng của người lao động chân chính.

Ở VN bây giờ có phải là một XH công bằng hay không thì tự bạn đọc phán xét lấy. Muốn phán xét thì hãy đi xa hơn nữa cái nơi bạn đang được o bế. Hãy tìm hiểu cả những thứ người ta không muốn dạy cho bạn.

Vậy có đáng lên án hay không những vị làm quan khi mà 2 trong 3 mục tiêu của cách mạng nhân dân đã không thực hiện đúng. Rất tiếc các vị làm quan chỉ lo vơ vét, mấy ai quan tâm việc hơn 60 năm trước người dân tham gia cách mạng vì lý do gì.

Vậy ai là phản động?

Tự do thì sao?
Ở VN đúng là có tự do, tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Đúng vậy!
Nhưng cái pháp luật của VN lại không đúng với nhưng cam kết quốc tế mà CQ VN đã ký, đặc biệt là Công ước Quốc tế về Quyền con người, trong đó có cái quyền quan trọng nhất là quyền tự do ngôn luận.
Người ta nói ở VN cho phép biểu tình đúng luật. Được, lão tôi công nhận rằng "trên giấy tờ" thì đúng là như thế.
Nhưng trên thực tế thì sao? Ai cũng thấy rõ hồi cuối năm 2007 những cuộc biểu tình của giới trẻ chống lại sự bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Tại sao bị đàn áp dã man thế?
CQ nói đó là biểu tình tự phát trái pháp luật. Được, tôi đồng ý!

Nhưng sau đó, ban tổ chức biểu tình đã gửi công văn cho TT CP xin phép biểu tình chống nhà cầm quyền Bắc Kinh khi họ vẽ Hoàng Sa và Trường Sa vao bản đồ rước đuốc Olympic với ý nghĩa HS-TS là của TQ. Công văn xin biểu tình có ghi rõ ngày giờ và vị trí nơi biểu tình. Mục đích của biểu tình là phản đối việc vẽ bản đồ như trên.
Nhưng vì sao họ không duyệt cho biểu tình?

Vậy "tự do" có hay không?

http://hoaphonglan.vnweblogs.com/category/9171/16689

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2007

Mún và Đức đi chơi đông viên hoàng cung Đông Kinh

Mún đi chơi ở KIM CÁC TỰ (Golden Pagoda), KINH ĐÔ 

http://i88.photobucket.com/albums/k171/firstaid1911/240x32012_filtered.jpg

Hai chị em chơi trong vườn thượng uyển (Royal Garden), ĐÔNG KINH


Gấu cậy có người "xách dép" cho nên vung chân đá bay chiếc dép còn lại. 


http://i88.photobucket.com/albums/k171/firstaid1911/dabaydep1.jpg 






Sau khi đá bay dép, Gấu cười khoái trá!
Thái độ này xem ra còn khoái hơn cả quả ghi bàn bằng đường bóng cong veo của Rô-bét-tô Các-lốt

http://i88.photobucket.com/albums/k171/firstaid1911/dabaydep2.jpg


Vận đồ để cho thiên hạ biết: "Chị em ta là người Việt"

http://i88.photobucket.com/albums/k171/firstaid1911/450x3501.jpg

Chụp hình bằng timer nên Mún con cứ đếm cái timer led nháy đến lần thứ 11 là... tung chưởng... hì... Ai lại múa võ ngay trước cổng hoàng cung bao giờ? hì...

http://i88.photobucket.com/albums/k171/firstaid1911/vo_nghe.jpg

http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?ID=213&Page=15

Thần tượng suốt đời của tôi - Cha tôi


Ảnh cụ ngoại và ông nội của Mún và Đức

Cha là một người hiền lành, cương nghị và giàu tình thương. Cha tôi có nhiều nghị lực lắm, nhưng lại cũng là người rất giàu tình cảm.
Tôi xem nhiều câu truyện, và nhận thấy rằng: hầu hết anh em trong nhà đều có nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, nguyên nhân của mâu thuẫn thì cũng rất đa dạng, đôi khi do người này được nuông chiều hơn người kia, đôi khi chỉ là con bà cả thì làm anh còn con vợ bé phải chịu thiệt...
Nhưng khi nhìn cách đối xử giữa các cô các chú trong nhà tôi thì tôi thấy một sự đoàn kết yêu thương mật thiết. Nguyên nhân cũng chính là do cha của tôi. Mọi việc cha đều đối xử rất tự nhiên bằng tình cảm tự đáy lòng mình, cha không hề có sự phân biệt giữa các cô các chú, dù là em cùng cha khác mẹ cha vẫn đối sử rất mực yêu thương, chính vì vậy các cô chú cũng học được tình thương đó của cha.
Chú của tôi là một sĩ quan quân đội, chú là em khác mẹ của cha, chú kể lại với tôi rằng: "Làng mình, hiếm có nhà nào nhiều chữ như nhà ta, tất cả cũng là nhờ cha của cháu. Chính tấm gương vượt khó vươn lên quyết tâm vào đại học của cha cháu đã giúp cho tất cả các cô, các chú phía sau noi theo."
Chú cũng nói rằng: "Cha cháu cũng là một người anh cả tuyệt vời trong việc đoàn kết mọi người trong nhà". Rồi chú kể: Hồi trước khi chú còn chưa đi bộ đội, chú đang học năm thứ nhất trường Đại học Nông nghiệp, lúc đó cha đã đi làm kỹ sư ở vùng mỏ ngoài Cẩm phả, những năm đó đất nước vẫn còn nghèo lắm. Chú đi học ĐH mà chỉ có duy nhất một cái quần, miếng vá thì không cần phải đếm, mỗi lần muốn giặt thì phải chờ ngày nắng to lúc giữa trưa khi mọi người nghỉ trưa cả thì chú tranh thủ giặt thật nhanh rồi chạy tút lên tầng thượng của khu ký túc xá để phơi quần, sau đó quần khô lại mặc tiếp. Giọng chú bùi ngùi tiếp tục: "Lần đó cha cháu đi công tác về Hà Nội, rồi ghé qua thăm chú, thương em quá, lấy trong túi xách ra một cái quần tặng cho em, cái quần ấy cũng vá "ti vi" 7 tầng" (chắc sẽ không ai biết như thế nào gọi là vá "ti vi").
Cha không những rất yêu thương các em, mà cha còn quan tâm đến cả những người ngoài thiên hạ nữa. Có một lần cha và bác Phả đi công tác, ngày ấy cả cơ quan chỉ có một chiếc xe máy Con Thỏ của Liên Xô, ai đi công tác thì dùng. Khi đi qua phà Bãi Cháy, đúng lúc phà cập bến, thì máy bay Mỹ từ ngoài biển ập đến, chuông báo động vang lên, mọi người đổ xô chạy vào hầm trú ẩn. Cha đang đẩy chiếc xe ì ạch lên dốc phà, máy bay bổ nhào ném bom, mọi người chết cả chỉ còn cha đang kẹt với chiếc xe máy và một bác thợ máy chậm chân chui lên từ dưới hầm máy của ca-nô đẩy phà, những ai vào hầm trú ấn đều chết cả, bom không nhằm đánh vào phà, cũng không đánh xuống bến phà, bom áp lực đánh trúng cửa hầm, mọi người chết vì sức ép, áo của cha cũng bị đứt hết cúc vì sức ép của bom. Sau khi máy bay đi xa rồi, cha và bác thợ máy chạy đến hầm trú ẩn để cứu mọi người ra, lúc này cửa hầm bị nút kín bởi xác người, cha và bác thợ phải kéo từng cái xác ra. Do sức ép, nên hầu như quần áo của họ đều bị bay hết, tóc và lông cũng bị nhổ trụi, da thịt bầm tím các lỗ chân lông máu tươi dịn ra. Khi cha khiêng được xác của bác Phả ra ngoài cửa hang thì trên người bác không còn mảnh vải che thân, thương bác làm ma mà không có áo quần, cha đã cởi chiếc áo duy nhất trên mình ra để mặc cho bác. Từ đó hai anh chị là con của bác Phả coi cha như chú ruột, và cha cũng thương các anh chị ấy lắm.


"Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không em? Để gió cuốn đi... TRỊNH CÔNG SƠN"
Tình cha ấm áp tựa vầng Dương
Ủ ấm đàn con bao đêm trường
Một mình cha vượt bao băng giá
Chăm sóc đàn con với tình thương
Nay bóng cha già mờ khuất núi
Để lại cho con bao vấn vương
Ơn cha con nguyện luôn phấn đấu
Tiếp bước chân cha mọi nẻo đường

Tôi viết về cha mẹ tôi



Tự nhiên tôi lại muốn viết hồi kí, thật lạ! Tôi là một người bình thường, không quan sang lộc hậu, chẳng ai biết đến tôi ngoài mấy người thân thích, vậy mà cũng học đòi viết hồi ký! Chắc lại do cái tính hâm tỉ độ (bạn tôi vẫn nói tôi như vậy) xui giục!

Để bắt đầu người ta viết gì nhỉ? Có lẽ tôi sẽ viết về thần tượng suốt đời của tôi - cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi là những người rất bình thường, cũng bình thường như bao người bình thường khác! Nhưng cha mẹ tôi luôn là thần tượng của tôi. Có lẽ sinh ra và lớn lên trong thời chiến thì ai cũng khổ và vất vả chứ không riêng gì cha mẹ tôi.

Ông nội tôi có 3 bà, bà cả và ông có với nhau mấy người con nhưng chẳng nuôi nổi ai cả, thế rồi bà buồn mà qua đời khiến cho ông nội tôi phải tục huyền, và cha tôi là con của bà hai nhưng lại thành ra là cả. Khi ấy ông nội tôi nghe người ta coi tướng bảo rằng: ông có tướng khắc con nên đẻ con ra cần phải nhờ người khác nuôi, qua được 2 tuổi mệnh khắc con sẽ hết. Bởi vậy ngay khi vừa sinh cho đến lúc 2 tuổi cha tôi đã không biết đến "bầu sữa mẹ" là gì. Và có lẽ trên thế giới này chỉ có cha tôi tuy không bị cha mẹ ruồng rãy nhưng là người không biết đến một giọt sữa của tình thương! Cha tôi được cụ cố ngoại nuôi bộ bằng cơm nát mãi cho đến khi hai tuổi mới quay về với ông bà của tôi. Hồi đó mà có cơ quan chăm sóc bà mẹ và trẻ em thì chắc chắn cha tôi sẽ bị liệt vào dạng "trẻ siêu suy dinh dưỡng", một đứa trẻ 2 tuổi chỉ bé như một đứa trẻ 7 tháng. Ngay từ đầu cha tôi đã còi cọc, nên sau đó cha tôi không thể khỏe mạnh và cao lớn được như những người khác,vì lẽ đó cha tôi cũng bắt đầu đến trường trễ hơn so với trẻ cùng lứa. Nhưng điểm quan trong ở cha tôi đó là một nghị lực ít thấy! Cha là người rất hiếu học. Mặc dù nhà nghèo, ông không thể chu cấp cho cha tôi bất cứ thứ gì khi cha tôi đi học, chắc vì lẽ đó mà cha tôi phải dán đoạn nhiều năm cho tới mãi khi 20 tuổi cha mới vào Đại học Bách Khoa Hà Nội. Khi cha còn học phổ thông thì cả tỉnh mới có một trường cấp 3. Cha không thể hàng ngày đi bộ từ nhà lên tỉnh, bởi vậy cha phải trọ lại trên tỉnh, một tháng đi bộ về quê một lần. Mỗi lần về ông nội tôi chỉ có thể cho cha tôi 1 chai tương mà không có thêm một thứ gì khác. Một tháng, 1 chai tương, có lẽ các bạn trẻ ngày nay sẽ không ai tưởng tượng nổi! Các cô chú của tôi đã kể lại với tôi, họ rất kính phục cha và cha luôn là tấm ngương về ý chí và lòng quyết tâm vượt khó, cha luôn là một người anh cả mẫu mực và vô vàn yêu thương của họ. Các cô các chú kể với tôi rằng: để có thể sống và trọ học lại trên tỉnh, cha đã không nề hà bất cứ việc gì, từ việc vớt rong, băm bèo, hoặc vớt bùn để nắm than, đến gánh nước thuê... cha đã làm tất cả để có được miếng cơm manh áo và tiền nhà trọ học. Với thân hình nhỏ bé, nhưng ý chí thì không nhỏ chút nào, cha đã vượt qua tất cả để đạt được mơ ước học tập!


Có mẹ con thành người khéo léo
Có cha con lớn thành con ngoan
Công cha nghĩa mẹ nhiều hơn biển
Nhớ ơn cuộc đời cha đã ban
Cha dạy cho con biết kết đoàn
Đừng giữ cho mình trái tim khan
Đã truyền cho con bao nghị lực
Cả đời không hết những lo toan

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2007

Nói dối




ĐÀO Hiếu viết:

“Năm sáu mươi tuổi tôi khởi sự viết tự truyện này. Sáu mươi là tuổi 
‘nhĩ thuận’ nhưng lỗ tai tôi nghe cái gì cũng trái, con mắt nhìn cái gì cũng thấy có gai. Tôi đi chùa tập thiền trong gần một năm, học theo Nam Tông, đọc Trung Bộ kinh, Bát chánh Đạo, luyện Tứ Niệm xứ… nhưng mỗi sáng giở tờ báo ra, đọc vài cái tít lớn là vứt đi vì ngày nào cũng tràn ngập chuyện vớ vẩn, chuyện tham ô, chuyện lừa đảo. Viết lách thì như bồi bút. Buổi tối bật tivi lên. Lại nói dối. Nói dối trên nền nhạc Richard Clayderman. Quanh năm suốt tháng cứ Clayderman. Lại trái cái lỗ tai. Không thể nhĩ thuận được, bèn đi học thiền. Học không được, bỏ lên núi với Dã Nhân và chú mọi nhỏ.”
 






TRẦN DẦN
Nhất định thắng


"...
Lưng Tổ Quốc hôm nay rớm máu

Tôi đã sống rã rời cân não
Quãng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam
Những cơn mưa rơi mãi tối xầm
Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng
Tôi đã trở nên người ôm giận
Tôi đem thân làm ụ cản đường đi
- Dừng lại !
.................. Đi đâu ?
............................... Làm gì ?
Họ kêu những thiếu tiền, thiếu gạo
Thiếu cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân
Có cả anh nam chị nữ kêu buồn
- Ở đây
............. Khát gió, thèm mây...
................................................... Ô hay !
Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ ?

Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi ?
..."
http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100134

Nói dối




http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100134

NÓI DỐI

Viết bởi hoaphonglan 23:04 | Permalink Đường dẫn cố định | Comments góp ý (7) | Trackback Trackbacks (0) | Edit | Bình loạn
luadoi.jpg picture by laoxichlo


ĐÀO Hiếu viết:

“Năm sáu mươi tuổi tôi khởi sự viết tự truyện này. Sáu mươi là tuổi 
‘nhĩ thuận’ nhưng lỗ tai tôi nghe cái gì cũng trái, con mắt nhìn cái gì cũng thấy có gai. Tôi đi chùa tập thiền trong gần một năm, học theo Nam Tông, đọc Trung Bộ kinh, Bát chánh Đạo, luyện Tứ Niệm xứ… nhưng mỗi sáng giở tờ báo ra, đọc vài cái tít lớn là vứt đi vì ngày nào cũng tràn ngập chuyện vớ vẩn, chuyện tham ô, chuyện lừa đảo. Viết lách thì như bồi bút. Buổi tối bật tivi lên. Lại nói dối. Nói dối trên nền nhạc Richard Clayderman. Quanh năm suốt tháng cứ Clayderman. Lại trái cái lỗ tai. Không thể nhĩ thuận được, bèn đi học thiền. Học không được, bỏ lên núi với Dã Nhân và chú mọi nhỏ.”
 






TRẦN DẦN
Nhất định thắng


"...
Lưng Tổ Quốc hôm nay rớm máu
Tôi đã sống rã rời cân não
Quãng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam
Những cơn mưa rơi mãi tối xầm
Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng
Tôi đã trở nên người ôm giận
Tôi đem thân làm ụ cản đường đi
- Dừng lại !
.................. Đi đâu ?
............................... Làm gì ?
Họ kêu những thiếu tiền, thiếu gạo
Thiếu cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân
Có cả anh nam chị nữ kêu buồn
- Ở đây
............. Khát gió, thèm mây...
................................................... Ô hay !
Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ ?
Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi ?
..."







góp ý
Sự kết hợp của bức ảnh Nguyễn Việt Tiến, trích đoạn trong "Lạc Đường" của Đào Hiếu và "Nhất định thắng" của Trần Dần là rất hay! Cảm ơn bác HPL
Viết bởi Fortunate V 31 Mar 2008, 15:46
Dạo này ngẫm nghĩ sự đời nhiều thế lão ơi? :) Tớ có cuốn Trần Dần đấy, mà ko dám đánh lên Thi Viện. Nhưng mà tớ thích Trần Dần ở một điểm rất buồn cười nhé, có tò mò không để có gì tớ sẽ viết :P 
Viết bởi Hoa Pion 31 Mar 2008, 19:56
...Lão Huynh ạ ! Tình hình là...rất tình hình....Rằng nếu Blog mà được xếp loại gì gì đó thì thế nào Blog của Huynh và muội cũng "chui" vào một giỏ giống nhau...huhu...hình như là: phản động chống CQ đấy nhé...! Sợ ko??...
Viết bởi Pearl 01 Apr 2008, 06:00
Muội ơi! chống CQ, chống Đ và nói xấu chế độ là phải như phe cờ vàng cơ. Còn những cái này chỉ là "chống tham nhũng" theo lời kêu gọi của CP đấy chứ!
Viết bởi HPL 01 Apr 2008, 15:55
Ui, Lão HUynh ạ...Nhưng tình hình là....rất tình hình thế này. Muội thấy những người ở trong Ban chống tham nhũng hay kêu gọi chống tham nhũng ấy....(từ T.W đến địa phương) lại chính là những người DUY NHẤT CÓ KHẢ NĂNG THAM NHŨNG...đấy chứ...! Chứ còn như muội và Huynh chẳng hạn...Có cho tham nhũng, có muốn tham những....cũng có tham nhũng được đâu...! Huhuu..thế nên mới có nghịch cảnh muội từng được thấy thế này: rằng một hôm đi vào một tổng công ty nhà nước, muội thấy có một cái bảng thông báo: Ban chống tham nhũng của tổng công ty với DS gồm toàn bộ sậu (tất nhiên rồi) nhưng hihi...chẳng biết ai đó tinh nghịch, nhanh tay và thông minh nữa .....đã xoá bụp luôn chữ "chống"....!hihi....SỰ thật 100% đấy, Lão HUynh ạ...! (^_^)....
*
P.S: Tình hình là hum nay muội nhận được mấy lời "tỉnh tò" này, mấy lời mời đi ăn tối nữa này.....Cũng chút xíu thì biến thành...cá cho người ta rán...may mà có Lão Huynh nhắc nhở....Nhưng vẫn thấy ức ghê,Lão Huynh ạ...huhu..hoá ra trong mắt họ...muội lại là đứa: "'ếch" thế ko biết.....!.....Bao giờ mới có thể khôn được đây Lão Huynh nhỉ...???...

Viết bởi Pearl 02 Apr 2008, 00:03
Trong bảo tàng HCM mảng pano chống tham nhũng có cả ảnh của nhân vật trên Lão ạ. Giờ thì LS có thể kiện Ban lãnh đạo bảo tàng được rồi Lão nhỉ?
Viết bởi Viễn Khách 02 Apr 2008, 16:40
VKS tối cao rất bản lĩnh khi hạ bút phê đình chỉ vụ án Nguyễn Việt Tiến!

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2007

(2007) Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel ca ngợi chính sách kinh tế của Venezuela

Nguồn: https://venezuelanalysis.com/news/2719/

Joseph Stiglitz, in Caracas, Praises Venezuela’s Economic Policies

Nobel Prize winning economist and former vice-president of the World Bank, Joseph Stiglitz, praised Venezuela's economic growth and "positive policies in health and education" during a visit to Caracas on Wednesday.


Caracas, October 11, 2007 (venezuelanalysis.com) – Nobel Prize
winning economist and former vice-president of the World Bank, Joseph Stiglitz, praised Venezuela's economic
growth and "positive policies in health
and education" during a visit to Caracas on Wednesday.

"Venezuela's
economic growth has been very impressive in the last few years," Stiglitz said
during his speech at a forum on Strategies for Emerging Markets sponsored by
the Bank of Venezuela.

Venezuela,
the fourth largest exporter of crude oil to the United
States, has experienced the highest economic growth rate
in Latin America in recent years, with fifteen
successive quarters of expansion and looks set to close the year with 8-9%
growth. Despite the high rate of growth, high public spending and increased
consumer demand have contributed to inflationary pressures, pushing inflation
up to 15.3%, also the highest in Latin America.
However, Stiglitz, who won the Nobel Prize for economics in 2001, argued that relatively
high inflation isn't necessarily harmful to the economy.

He added that while Venezuela's
economic growth has largely been driven by high oil prices, unlike other oil
producing countries, Venezuela
has taken advantage of the boom in world oil prices to implement policies that
benefit its citizens and promote economic development.

"Venezuelan President Hugo Chavez appears to have had
success in bringing health and education to the people in the poor
neighborhoods of Caracas,
to those who previously saw few benefits of the countries oil wealth," he said.

In his latest book "Making Globalization Work," Stiglitz
argues that left governments such as in Venezuela, "have frequently been
castigated and called ‘populist' because they promote the distribution of
benefits of education and health to the poor."

"It is not only important to have sustainable growth,"
Stiglitz continued during his speech, "but to ensure the best distribution of
economic growth, for the benefit of all citizens."

Although Stiglitz praised Venezuela's
"positive policies" in areas of health and education and policies to promote
economic diversification, he assured that Venezuela still faces the challenge
of overcoming structural problems associated with an economy overwhelmingly
geared towards oil production.

In terms of economic development Stiglitz argued it was not
good for the Central Bank to have "excessive" autonomy. Chavez's proposed
constitutional reforms, if approved in December, will remove the autonomy of
the country's Central Bank.

However, Stiglitz claimed, developing nations must strike a
balance between public and private control of the market.

"The key to success is to find the correct equilibrium
between the private sector and the government, which is different for each
nation," he said.

Stiglitz also welcomed Venezuela's
initiative to create the Bank of the South; due to be founded in Caracas on November 3, saying it would benefit the
countries of South America and boost
development.

"One of the
advantages of having a Bank of the South is that it would reflect the
perspectives of those in the South," said Stiglitz, whereas, he argued,
the World Bank and International Monetary Fund often impose conditions that
"hinder the development effectiveness."

Stiglitz also
criticized the "Washington Consensus" of implementing neo-liberal policies in
Latin America, in particular the US
free trade agreements with Colombia
and other countries, saying they failed to bring benefits to the peoples of
those countries.

The Washington
Consensus "is undermining the Andean cooperation, and it is part of the
American strategy of divide and conquer, a strategy trying to get as much of
the benefits for American companies," and little for developing countries,
he said.

Stiglitz also met with Venezuelan President Hugo Chavez in
Miraflores, where they exchanged points of view on the global economic
situation, economic indicators and the behavior of world markets.

*Stiglitz quotes translated from Spanish

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2007

Chuyện hài hước



Sau vài tháng đứng đầu bảng, truyền thông Việt Nam cổ vũ cuồng nhiệt cho bầu chọn, người ta mang cả máy tính ra ngoài đường để mời gọi bầu chọn. 
Có lẽ cảm thấy kiếm chác ở Việt Nam như thế cũng đã đủ, có khoảng 20 triệu người xài net, thì đã có hơn 100 triệu lượt bầu chọn cho 3 ứng viên của Việt Nam. 
WEBER BERNARD có lẽ cũng cảm thấy hơi dã man khi tiếp tục trò lừa phỉnh. Nên đã kết thúc bằng cách loại bỏ cả 3 ứng viên của Việt Nam. 

Không biết giới truyền thông Việt Nam sẽ làm gì sau khi bị một cá nhân WEBER BERNARD lừa qua háng? Hay chỉ là một động tác chìm xuồng như bao trò chìm xuồng trước đây? 

Càng nghĩ càng thấy nực cười. 
Liệt kê ra thì không biết bao nhiêu chuyện nực cười. 
"Thấy chuyện nhiễu nhương, hề cười khinh cười bỉ - Xuân Hinh" 
Điển hình thấy rõ nhất là Vàng Ảnh Vàng Anh, rồi đến vụ này. 


Quản lý vĩ mô mà như thế! Ôi đất nước thân yêu!


Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2007

Chuyện hài hước

http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100136




Sau vài tháng đứng đầu bảng, truyền thông Việt Nam cổ vũ cuồng nhiệt cho bầu chọn, người ta mang cả máy tính ra ngoài đường để mời gọi bầu chọn. 
Có lẽ cảm thấy kiếm chác ở Việt Nam như thế cũng đã đủ, có khoảng 20 triệu người xài net, thì đã có hơn 100 triệu lượt bầu chọn cho 3 ứng viên của Việt Nam. 
WEBER BERNARD có lẽ cũng cảm thấy hơi dã man khi tiếp tục trò lừa phỉnh. Nên đã kết thúc bằng cách loại bỏ cả 3 ứng viên của Việt Nam. 

Không biết giới truyền thông Việt Nam sẽ làm gì sau khi bị một cá nhân WEBER BERNARD lừa qua háng? Hay chỉ là một động tác chìm xuồng như bao trò chìm xuồng trước đây? 

Càng nghĩ càng thấy nực cười. 
Liệt kê ra thì không biết bao nhiêu chuyện nực cười. 
"Thấy chuyện nhiễu nhương, hề cười khinh cười bỉ - Xuân Hinh" 
Điển hình thấy rõ nhất là Vàng Ảnh Vàng Anh, rồi đến vụ này. 


Quản lý vĩ mô mà như thế! Ôi đất nước thân yêu! 

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2007

Lố bịch hết mức




"Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy từng trời cao
Đố ai đếm đủ vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ"
Tôi không biết tác giả của bài thơ trên là ai, nhưng bài thơ lục bát trên có 2 lỗi lớn:
1. Đi chôm đồ: Bài thơ trên có thể coi như là đánh cắp ý tưởng, hình tượng, và từ ngữ của bài ca dao dưới đâyhttp://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=5823
"Ðố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng
Ðố ai quét sạch lá rừng
Ðể ta khuyên gió, gió đừng rung cây
Rung cây, rung cỗi, rung cành
Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng"
2. Tác giả quá lố: Công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam tuy không nhỏ. Nhưng để so sánh như "lá trên rừng", như "sao trên trời" thì thật là quá lố.
Cách so sánh như vậy đã "thần thánh hóa lãnh đạo" đồng thời "xổ toẹt công lao của toàn dân". Một điều tối kị trong nhân cách con người.
Tiền nhân của cả nghìn năm trước đã nói "đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Bởi vậy hình tượng "lá trên rừng", "sao trên trời" chỉ có thể đem so với sức mạnh đoàn kết của muôn vạn người dân, chứ lại đem so với trí tuệ công lao của chỉ một người thì xưa nay mới thấy có một.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2007

Hồ Sĩ Sênh - Chuyện ở sân sau: Về người cha và ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Về bài kí "Chuyện sân sau"

Trường Lam

Bài kí "Chuyện ở sân sau: Về người cha và ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh" của ông Trường Lam Hồ Sĩ Sênh được talawas chọn đăng, sau khi toà soạn được biết rõ bối cảnh của bài viết và tác giả. Chúng tôi đánh giá bài kí này là một nỗ lực nghiêm túc và chân thành nhằm tìm hiểu thêm về những chi tiết có thể còn chưa sáng tỏ trong tiểu sử của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những nhân vật lịch sử quan trọng của Việt Nam mà thân thế còn những mảng chưa được chính thức công khai trước công luận. Về một số phản hồi sau bài kí này, chúng tôi xin giới thiệu sau đây ý kiến của ông Trường Lam Hồ Sĩ Sênh.

talawas

Nam Đàn, 01/ 11/ 2007

Thân ái cùng độc giả talawas,

Bài kí "Chuyện ở sân sau: Về người cha và ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh" được giới thiệu trên talawas chưa lâu thì tôi đã nhận được nhiều cú điện thoại của bạn bè gần xa nhắn về. Qua điện thoại, tôi thấy có một số bạn đọc qua loa nên hiểu sai vấn đề.

Vì vậy tôi xin trình bày lại một số ý sau:

1.

Tôi là con cháu họ Hồ, từ bé đã được nghe kể khá nhiều chuyện của họ tộc và một số nhân vật liên quan, nhưng khi tất cả đang chìm vào dĩ vãng, không còn được ai nhắc đến thì thượng toạ Thích Chân Quang tìm về... Những gì tôi viết hoàn toàn nghiêm túc và đúng đắn.

2.

Có người hỏi căn cứ vào đâu mà nói ông Nguyễn Sinh Sắc là con ông Hồ Sĩ Tạo? Thưa, thượng toạ Thích Chân Quang đã ghi vào sổ vàng lưu niệm tại nhà thờ đại tộc Hồ ở Quỳnh Đôi: Ông là con cụ Hồ Chí Nghĩa, cháu nội cụ Nguyễn Sinh Sắc, chắt cụ Hồ Sĩ Tạo... Bút tích này đã có ở thị trường băng đĩa và nội san họ Hồ in ở Vinh đã chụp lại rõ ràng.

Đầu tháng Bảy Đinh Hợi này, thượng toạ lại ghi vào sổ vàng lưu niệm tại nhà thờ họ Hồ Thanh Khê, nhà thờ cụ Hồ Sĩ Tạo lần nữa... Trước tôi chỉ nghe kể nên không thể viết, nhà văn Sơn Tùng cũng dừng lại... không thể viết ra cụ thể.

Nay tôi ghi lại thì có gì là quan trọng?

3.

Tôi là con rể làng Sen, bà mẹ vợ người họ Nguyễn Sinh. Ông bà sinh sau thời điểm Bác rời Bến Nhà Rồng, chỉ cách nhà Bác 300m, và đã qua đời. Nhưng mấy chục năm qua không phải không được nghe kể đôi điều về gia đình Bác, huống nữa nhà văn Sơn Tùng đã viết nhiều trong Búp sen xanh.

4.

Có người nói tôi nói xấu Bác Hồ? Thưa rằng: Bác là vĩ nhân, là cha già dân tộc, người sáng lập Đảng, mặt trận, nhà nước, quân đội, là người cầm lái xuất sắc nhất con thuyền cách mạng Việt Nam. Kẻ thù trước đây cũng không nói xấu được, huống chi tôi? Trước Bác tôi đâu dám nhận quàng làm người họ tộc? Mà chỉ nêu hai điểm:

Về họ: Tôi nói điều này đã vĩnh viễn không còn được biết, chẳng có sự dặn dò nào của cụ Phó bảng.

Về tên: Tôi đoán mò rằng Bác lấy tên người đã dũng cảm cứu mình ra khỏi nhà tù... để làm kỉ niệm và chỉ có vậy thôi!

5.

Về thượng toạ Thích Chân Quang: ông là nhà sư đức cao vọng trọng, là người truyền giảng đạo Phật trên nhiều vùng đất nước, luôn gắn đạo với đời và mong cuộc đời ngày một tốt hơn. Người như vậy làm sao có sự khuất tất? Thanh Khê chúng tôi là vùng nghèo, miền núi đi lại khó khăn vậy mà thượng toạ vẫn tìm về dâng hương ở nhà thờ họ và nhà thờ cụ Giải nguyên Hồ Sĩ Tạo. Con cháu trong họ rất trân trọng và quý mến cái tâm của thượng toạ.

6.

Kí của tôi là dã sử, nó có chỗ khác với chính sử. Dã sử chỉ để tham khảo mà thôi!

7.

Những bạn đọc góp ý, khen ngợi, bổ sung... tôi xin trân trọng ghi nhận. Tôi là một "phó thường dân", ai gọi tôi bằng gì cũng được, tôi không hề nhận một xu nào của ai... Nhưng những kẻ gọi vị giáo sư sử học tên tuổi, đáng kính là "thằng này, thằng nọ, đồ này đồ nọ"... "nhận đôla rồi bịa đặt..." thì tôi coi là thiếu giáo dục, là vô học và xin được miễn tranh cãi và trả lời.

8.

Bài kí của tôi chỉ giới thiệu duy nhất trên talawas. Những báo và những ai không có sự đồng ý của tôi đã trích đăng, nhào nặn, bóp méo, thêm thắt... kí tên tôi để phục vụ cho những mưu đồ đen tối và mục đích chính trị bẩn thỉu, tôi cực lực phản đối.

Tôi viết sự thật không chứa đựng một ý đồ nào. Vì uy tín của tờ báo, tôi kính đề nghị talawas phát biểu chính kiến của mình.

Lần nữa xin chân thành. Cảm ơn bạn đọc

Trường Lam Hồ Sĩ Sênh

© 2008 talawas - 29.3.2008

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12725&rb=0302

www.geocities.ws/xoathantuong


Chuyện ở sân sau: Về người cha và ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Mọi điều tưởng như đã vĩnh viễn chìm vào bóng đêm của quá khứ mông lung, huyền ảo, có hồn ma bóng quỷ, có những hình nhân vật vờ, thấp thoáng, bỗng rơi vào quên lãng, lặng im…

Người ta thở dài, tiếc những sự thật, hoặc giả là những lời đồn đại không thể xác minh, sẽ mãi mãi chôn vùi… Đột nhiên, một ngọn đèn le lói thắp lên, xua đi bao điều huyễn hoặc, mơ hồ.

Đầu tháng Bảy nhuận (Bính Tuất), quê tôi trời bỗng ào ạt tuôn mưa. Những tưởng mùa thu này rồi vẫn vời vợi cao xanh, nắng đẹp cứ dịu dàng trôi, ai ngờ lại có tuần mưa gió sụt sùi! Giữa ngày mưa như vậy, tôi nhận được tin: Có một vị sư đạo cao đức trọng từ miền Nam ra, đã tìm đến và thắp hương viếng mộ cụ Cố chúng tôi, một Giải nguyên xứ Nghệ. Cụ là người đầu tiên giành được thứ hạng này ở tổng Võ Liệt (Thanh Chương). Thật là may, ngôi mộ mới được xây lại cách đây chưa lâu. Ông bác của chúng tôi, nguyên Giám đốc Học viện An ninh Khu vực II, sau khi nghỉ hưu đã tìm về lo lắng, sửa sang. (Bác là Hồ Nhã Chương, khi làng quê không tồn tại [3] đã đổi tên là Hồ Thanh Chương, cháu nội cụ Hồ Sĩ Tạo, bắt đầu từ bà thứ tư ở Quảng Trạch, Quảng Bình, hiện trú tại 257A, đường Nguyễn Trãi, phường Cư Trinh, TP Hồ Chí Minh).

Vị sư đó là Thượng toạ Thích Chân Quang, sư trụ trì chùa Phật Quang, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông xưng danh là Hồ Chí Việt, chắt nội của cụ Giải nguyên, một đứa con lạc loài, nay tìm về với tổ tông. Đội mưa gió, theo sau xe Thượng toạ là bảy xe chở Phật tử, trong đó có hai xe ca… Chuyện đó thật không ngờ!

Mãi sau ít lâu tôi mới được biết Thượng toạ cũng đã về thăm nhà bia tưởng niệm Đức nguyên tổ Hồ Hưng Dật tại Quỳnh Lâm, thăm nhà thơ họ Hồ tại Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ghi vào sổ vàng lưu niệm của dòng họ, Thượng toạ đã nói rõ mình là: “đứa con lạc loài” nay mới tìm về với gia tộc… Ngoài ra Thượng toạ còn thắp hương viếng mộ cụ Hà Thị Hy và bà Hoàng Thị Loan…

Những điều đột ngột diễn ra khiến tôi không khỏi suy nghĩ về những mối quan hệ huyết thống, dòng tộc đang bền bỉ, âm thầm bén rễ sâu trong tiềm thức con người. Và những kỷ niêm tuổi ấu thơ đã xa lắc xa lơ, đang chìm dần vào bóng tối bỗng nhiên chậm chạp hiện về, hệt như những cuốn phim quay chậm, có quãng mơ hồ, quãng lại hiện rõ như in.

*

Làng Lai Nhã quê tôi nay đã không còn tên trên bản đồ hành chính. Nó bị xoá sổ từ năm 1978 khi người ta tiến hành cuộc cách mệnh “thay trời đổi đất, xếp đặt lại giang sơn”. Ngót ba mươi năm trôi qua bóng dáng làng xưa đâu có dấu ấn gì với thế hệ con cháu bây giờ! Nhưng đối với chúng tôi, những ông già cổ hủ, đêm nó vẫn hiện về trong mơ. Và riêng tôi: một làng Lai Nhã cổ truyền tươi xanh, vẫn nguyên lành bóng dáng êm đềm, hiện hữu đời đời…

Từ nửa cuối Hậu Lê, một nhánh họ Hồ Quỳnh Lưu lập làng ở vùng Cương Gián (Nghi Xuân) cảm thấy thiên nhiên quá khốc liệt, đe doạ cuộc sống, phải bỏ đất tìm nơi khác định cư. Một gia đình họ Hồ như vậy theo ông Đậu Quận Công đến vùng Lòi Nhã, xã Thất Thôn dựng nhà sửa cửa, khai phá đất đai, lập thành một trong bảy thôn của Đậu Quận Công (vùng đất ngày trước đã có người thiểu số sinh sống. Bà nội tôi gọi họ là người Mường. Những địa danh còn lại như Bến Mường, Động Mường… nói lên điều đó. Khi người Kinh tiến vào, họ lập tức rút lui đi.)

Thế hệ sau, họ có con cháu là cụ Hồ Yên Định, làm quan đến hàm tứ phẩm (không qua thi cử) mới đổi thôn thành Lai Nhã, xã Thất Thôn thành Thái Nhã. Con cháu li tổ phải lấy chữ Nhã đệm vào để luôn nhắc nhớ tới quê hương. Khi vua Quang Trung ra Bắc diệt quân Thanh, họ có cụ Hồ Hữu Tiềm đầu quân giết giặc và hi sinh tại Thăng Long (mùng 5 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ). Nhà thờ họ Hồ được cất lên thời đó. Khi giác móng và lấy hướng, ông thầy địa lý người Tàu phán rằng: “Thuỷ đáo từ đường. Hồ gia vi vương”. Ông ta bảo đây là thế đất “Phượng Hoàng ẩm thuỷ”. Thời bấy giờ sông Rộ còn ngoằn nghèo chảy bên phía núi xa, cách nhà thờ chừng non cây số. Biết khi nào nước sông chảy đến cho chim Phượng Hoàng uống?

Trước Cách mạng tháng Tám, họ Hồ Lai Nhã cũng mới chỉ vài chục gia đình nhưng đã có bốn cử nhân và khá nhiều tú tài. Có người khá nổi tiếng như cụ Giải nguyên Hồ Sĩ Tạo.

Làng Lai Nhã với con sông Rộ chảy vòng ôm lấy những vườn cây quả mướt xanh như một nét chấm phá thật thơ mộng và dịu dàng. Tôi có ông chú, con cô của bố tôi, làm chủ nhiệm Khoa Sinh vật, kiêm Bí thư Đảng uỷ Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (chú là Phạm Đức Dục, quê xã Thanh Long, Thanh Chương, cháu ngoại cụ Cử Hồ Sĩ Hạp, gọi Thị lang Phạm Hoàn là bác). Chú bị bệnh tâm thần phân liệt, vợ con nhốt vào một xó… Vậy mà khi tôi tới thăm, ông vẫn còn ước ao được về làng Lai Nhã để đi câu cá. Ông kể chuyện cụ Phủ Tạo và ông ngoại là cử nhân Hồ Sĩ Hạp, nhưng lẫn lộn lung tung… (Về làng Lai Nhã, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Hữu Dụng, cháu ngoại cụ Cử Hồ Sĩ Huấn cũng có ấn tượng rất đẹp.)

Làng tôi có những khu vườn um tùm, rập rạp với vòng ngoài chen đặc song mây, tre nứa và cây cọ cùng những cái tên đặc trưng như: Vườn Cụ Phủ, Cụ Huyện, Cụ Cử, ông Tú, ông đồ… đầy cây ăn quả và bốn mừa líu ríu tiếng chim. Cụ Tạo về hưu đã trồng bốn cây đa ngoài cổng đoài của làng. Có hai cây sau này thành tam quan nhờ một rễ phụ căng ngang, nom rất kỳ thú. Đây là nơi ông Tạo mắc võng nằm vào những trưa hè.

Sau này tôi mới biết, nhờ những khu vườn này mà các bậc cha chú có tiền trọ học thành tài, bởi ruộng đất ở đây rất xấu, chưa nắng đã khô, chưa mưa đã lụt, có thu hoạch được là bao!

Ôi, những khu vườn trong mơ và làng xưa cũng chỉ còn lại trong mơ, nơi đã bay bỗng tuổi thơ tôi, nơi chúng tôi tha hồ quậy phá: trèo bắt tổ chim, tìm hái những chùm quả chín và cắp sách tới trường…

Khoảng mấy năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước, nước sông Rộ vòng về, xói lở một góc vườn nhà thờ và nhà thờ họ Hồ Lai Nhã thấp thoáng soi bóng xuống mặt nước sông trong. Chim Phượng Hoàng ơi! Hãy uống nước đi…

*

Cụ Hồ Sĩ Tạo tự Tiểu Khê, sinh năm 1834 (Tổng tập Văn học Việt Nam tập 19 nói cụ Tạo sinh năm 1831. Cụ Cao Xuân Dục, học trò ông Tạo, trong sách Nghệ An khoa bảng nói ông Tạo sinh năm 1841. Chúng tôi theo người già trong họ nói ông Tạo thọ 73 tuổi và bà Hồ Thị Từ, con út ông Tạo nói bà ra đời lúc cha đã 70 tuổi, lên 3 thì cha mất…, mà suy ra), mất năm 1907, là người tài hoa nổi tiếng cả vùng. Theo gia phả nói thì cụ thuộc phe chủ chiến, chủ trương đánh Pháp tới cùng, nên bị vua Tự Đức đánh hỏng (?).

Trong cuộc đời làm quan, dạy học, giao du với bạn bè khắp vùng, ông Tạo đã có quan hệ gắn bó với năm người phụ nữ. Theo các cụ trong họ (trong đó có cụ Hồ Sĩ Huề) từng kể với cháu con thì:

Người phụ nữ thứ nhất chính là người vợ cả của cụ được gia đình cưới cho ngày còn trẻ. Bà người họ Phan ở xã Xuân Trường (Thanh Chương) và đã cho ông Tạo hai người con trai trưởng thành.

Người phụ nữ thứ hai là bà Hà Thị Hy, còn gọi là cô Đèn, quê ở làng Sài, Nam Đàn. Ông Tạo nổi tiếng khẩu khí, đam mê hát phường vải, ứng đối nhanh và giỏi. Bà Hy là người hát hay, giọng tốt và rất đỗi xinh đẹp. Tài tử gặp giai nhân cũng ví như cá gặp nước, rồng gặp mây. Khi họ quen biết nhau, tuy ông Tạo ít tuổi hơn nhưng đã có vợ và đang dạy học trong nhà họ Hà. Vì quá tài hoa nên mãi năm cô Đèn ba mươi vẫn chưa có đám nào lọt vào mắt xanh… Trai làng không với tới nên họ phong toả, hình thành thế bao vây, không cho con trai nơi khác đến. (Theo bác Hồ Thanh Chương, ông Tạo yêu cô Đèn trước khi có vợ. Bà Hy có thai, ông Tạo về xin cha mẹ được cưới, nhưng gia đình không đồng ý vì đã dạm hỏi đám khác. Cụ Hà Văn Cẩn đành ngậm ngùi gả bà Hy cho ông Nhậm, một ông già lụ khụ.)

Vậy là cái gì phải tới đã tới. Cô Đèn mang thai và ông Nguyễn Sinh Nhậm mồ côi vợ, cheo cô về làm mọn. Năm 1863, bà Hy sinh con trai. Cậu con ông Hồ Sĩ Tạo mang họ Nguyễn Sinh được ông Nhậm đặt tên là Sắc. Nguyễn Sinh Sắc lên 3 tuổi thì ông Nhậm chết. Bà Hy vốn bị người nhà họ Nguyễn Sinh coi là dân “xướng ca vô loài”, nên họ buộc hai mẹ con phải ra sống trong một căn lều ngoài đồng khoai, cạnh làng. Chỉ hơn một năm sau, bà Hy cũng bỏ cậu Sắc mà ra đi. Bà chết trong khổ cực âm thầm và trong sự hắt hủi của gia đình nhà chồng! Con trai làng Sài hối hận, thương người con gái mệnh bạc, đã kéo sang làng Sen làm lễ chôn cất. Chính ông Tạo là người đọc điếu văn.

Cậu Sắc đành phải về dựa vào anh cả để khỏi chết đói. Và dần dà, lên thêm một tí cũng được anh cả cho một buổi chăn trâu, một cuổi cắp sách tới trường. Việc cậu Sắc được đi học cũng nhờ phần lớn ở thầy Tú Vương. Thầy xin anh Thuyết cho Sắc đến lớp mà không phải chịu khoản phí nào. Thầy Vương đã xem tướng tay, xem chữ viết và tấm tắc khen là con nhà nòi: “Nòi xướng ca và nòi nhả ngọc phun châu cô Đèn thầy Tạo… Con hãy cố lên, tài hoa lắm, thầy sẽ giúp…”

Rồi một hôm ông họ Hoàng bên làng Chùa sang làng Sen thăm thầy Tú Vương. Học trò được ra chơi. Đôi bạn trò chuyện với nhau rất lâu. Ngoài chuyện thơ phú, văn chương, thi cử… còn có chuyện cậu bé Sắc. Họ bàn với nhau những gì không rõ. Chỉ biết rằng ít lâu sau, ông Tú Hoàng Đường đến nhà Nguyễn Sinh Thuyết xin được nhận chăm nuôi cậu bé Sắc. Vợ chồng Thuyết mừng rơn. Thuyết còn chút tình người, song vợ Thyết từ lâu hậm hực, căm ghét, sợ phải chia gia tài, phải nuôi tốn kém… nên đã đồng ý liền, coi như trút được hết gánh nặng tội nợ… Ông Hoàng Đường vội mang cậu bé Sắc về ngay.

Ngày xưa, người hiểu biết cũng thường quan tâm tới nòi giống. Ngày nay lại nói tới nguồn gien và tin theo thuyết di truyền. Nguồn gien quý thường được nuôi dưỡng, giữ gìn. Thấy lúa tốt phải hỏi giống gì, thấy con tốt phải xem cha mẹ chúng…

Từ ngày ông Tú Hoàng Đường mang Sắc về, ông trở thành cha nuôi và là thầy giáo của cậu bé. Năm Sắc mười tám tuổi, cậu được ông Đường gả con gái đầu lòng của mình là bà Hoàng Thị Loan, mươì ba tuổi, cho. Ba năm sau bà Loan sinh cô Thanh, bốn năm tiếp sinh cậu Khơm (Khiêm) và vài năm sau nữa lại sinh cậu Côông (Công)…

Người phụ nữ thứ ba (của ông Hồ Sĩ Tạo) là bà vợ kế ở quê nhà. Khi bà cả qua đời, gia đình không người chăm lo, ông Tạo đã cưới người vợ thứ. Bà sinh hạ cho ông một con trai rất thông minh, học giỏi, nhưng chỉ đi thi hộ người khác lấy tiền cờ bạc rượu chè, không màng tới tiến thân.

Người phụ nữ thứ tư là cô gái quê ở Quảng Trạch, Quảng Bình. Ông nói dối là ông không còn vợ để được cưới bà. Bà con nhà gia thế, nên về sau, khi chuyện vở lỡ, gia đình đã kiện quan về chuyện này. Bà sinh hạ được hai người con trai. Thời gian sau đó, ông Tạo cáo quan về nhà dạy học.

Người phụ nữ thứ năm là một cô gái nghèo ở thôn Nam Lĩnh, cùng xã, nơi ông Tạo dạy học những ngày cuối đời. Hàng ngày cô vẫn thường đi bán chổi đong gạo. Khi có một con gái với ông Tạo, người ta gọi là cô Chổi. Lúc này ông Tạo đã bảy mươi tuổi. Ba năm sau, ông Tạo qua đời. Nhà cũng chẳng có gì, con trai cờ bạc, rượu chè phá phách hết, ông chỉ để lại cho con gái một chiếc áo bông cũ, đắp lấy hơi cha!

Người con gái út này của ông Tạo là bà Hồ Thị Từ (tên khai sanh là Thuyến). Hoà bình lần thứ nhất, bà vẫn sống khoẻ mạnh. Bà lấy chồng họ Tôn. Ông là bác ruột của giáo sư Tôn Tích Thạch. Và vì không có con trai nên đã coi Thạch là con, cho tới 1955, Thạch qua Lien Xô du học. Hơn 7 năm sau trở về thì ông bà đã qua đời. Ông Tôn Quang Phiệt cũng họ này.

Tôi còn nhớ như in mỗi lần bà về quê là đi khắp bà con xóm làng, ăn trầu luôn miệng và nói cười ha hả, rất vui. Bà kể biết bao nhiêu là chuyện, trong đó có chuyện cái huyệt mộ ông Tạo được cải táng. Ông Tạo bị cảm bệnh tại thôn Nam Lĩnh trong xã, con cháu đưa về nhà thì ông qua đời. Ông chết trong lặng lẽ, giữa ngày thời tiết không thuận nên chỉ có xóm giềng biết với nhau. Chỉ khi cải táng (1911) học trò mới làm lễ lớn. Cái huyệt mộ cải táng là do ông Tạo chọn cho mình ngày còn dạy học ở quê vợ, xã Xuân Trường.

Theo bà Từ: Mộ được táng dưới một khối đá ngầm, phải đào hố sâu bên cạnh, khoét ngang rồi đun tiểu sành đựng hài cốt vào, nén đất lại, trên dựng một mộ chí đơn sơ. Bà bảo đó là cái hàm dưới của Miệng Rồng (Chuyện này, khi xây dựng đường điện siêu cao thứ nhất, bác Hồ Nhã Đỉnh, ở Viện Năng lượng, về vùng Nam Đàn giám sát, bác cháu gặp nhau, trò chuyện, bác còn nhắc lại cho nghe lần nữa). Nay bia mộ ông Tạo chỉ là một mảnh đá nhỏ. Phía trên bị đập vỡ chỉ còn lại một chữ thiếu nét và một chữ “Nhã”. Đọc bên phải: “Mậu Thìn Giải nguyên” (ông Hồ Sĩ Tạo đậu Giải nguyên triều Nguyễn, Huế, khoa Mậu Thìn (1868), cùng khoa thi này Hoàng Cao Khải đậu cuối bảng. Theo cụ Hồ Sĩ Huề kể: Có lần ông Tạo ra Hà Nội. Hoàng Cao Khải đã tự tay bưng nước đến để ông Tạo rửa mặt mũi, tay chân. Có lẽ ngoài việc trong vọng, đây còn nhằm mực đích mua chuộc sĩ phu…). Dọc bên trái bia mộ: “Tri phủ Quảng Trạch”. Chính giữa phía dưới: “Hồ Tiểu Khê chi mộ”. Việc cải táng hoàn toàn do học trò ông Tạo tuân theo di huấn của thấy mà làm, rất long trọng, có nhiều vị khoa bảng của hai huyện Thanh Chương, Nam Đàn tới dự (nhưng chắc chắn là không có ông Nguyễn Sinh Sắc. Bởi ông đã vào Kinh nhậm chức theo lệnh vua).

Năm người đàn bà gắn bó với một người đàn ông, chuyện thật khó tin. Chắc ông Tạo tài hoa lắm và cũng đa tình lắm mới cuốn hút được như vậy.

Sách vở ông Tạo để lại đã bị đốt hết trong Cải cách Ruộng đất. Còn sót một tập thơ nhỏ ở nhà cụ Hồ Sĩ Huề, phó giáo sư Ninh Viết Giao đã mượn, nay chắc còn chỗ ông ấy!

*

Cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân khoa thi Hương năm Ngọ (1894) tại Trường Nghệ, nhưng trượt khoa thi Hội tiếp theo. Để chuẩn bị cho Sắc vào tiếp khoa thi năm Tuất (1898), ông Tạo suy nghĩ rất nhiều. Các con trong giá thú ở quê chẳng đứa nào nối được chí cha. Thông minh thì cũng có đủ, nhưng lười học, chỉ thích cờ bạc, rượu chè. Duy chỉ có đứa con ngoài giá thú là Nguyễn Sinh Sắc lưu tâm tới việc học hành, không thể để nó bỏ dở sự nghiệp và phụ lòng mong mỏi của bao người. Nghĩ tới đây, ông sai người mài mực, lấy giấy bút viết thư. Ông nhớ tới ông Thượng thư họ Hồ ở An Truyền đã nhận đồng tông với mình. Nhớ tới ông Cao Xuân Dục, một học trò, đang là quan to của triều đình. Đằng nào cũng phải nhờ họ giúp. Xưa nay mình đã nhờ vả họ gì đâu!

Vậy là nhờ có bức thư ấy, mà các vị đại thần họ Hồ, họ Cao ra tay giúp đơc để ông Sắc được vào học Trường Quốc Tử Giám. Đó là việc rất dễ nhận biết: Trường Giám là trường của Hoàng gia, quý tộc, con dân làm sao mà vào nổi?

Ông Sắc vào Trường Quốc Tử Giám mang cả gia đình đi theo, chỉ trừ cô Thanh ở nhà với bà ngoại, làm phận sự thay cho bố mẹ. Vào Huế, ông đổi tên là Nguyễn Sinh Huy. được sự giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần của các vị đại thần quen biết ông Tạo, cùng các quan khác người Nghệ Tĩnh. Bà Loan dệt vải nuôi con. Ở chốn Kinh thành, cuộc sống có dễ dàng gì đâu!

Khoa thi Mậu Tuất, ông Sắc lại rớt. Bà Loan sinh thêm cậu Xin. Và vì quá kham khổ, lao động quá sức, bà lâm bệnh và qua đời cuối năm Canh Tý (1900). Chỉ ít lâu sau, cậu Xin cũng quy tiên theo mẹ. Ba cha con ông Sắc lại dắt díu nhau về Nghệ.

Khoa thi năm Tân Sửu (1901) ông Sắc trúng Phó bảng nhưng không ra làm quan mà xin ở nhà nuôi mẹ già yếu. Thời kỳ này ông lên dạy học ở Thanh Chương. Ông nghĩ mình trước hết phải trọn đạo hiếu với cha mẹ. Nếu không, sao đáng làm người. Giai đoạn đầu ông Sắc dạy học ở nhà thờ họ Lê ở Nguyệt Bổng (nhà thờ này nay vẫn còn ở chân cầu Rộ), sau chuyển sang nhà ông Hàn Kháng, họ Phan ở Võ Liệt - là một họ khoa cử, có người nổi tiếng như tiến sĩ Phan Sĩ Thực - Ngôi nhà này đã bị tịch thu chia cho nông dân trong Cải cách Ruộng đất). Chỗ ở này cách nhà ông Tạo có con sông Rộ nhỏ thó, xắn quần là có thể lội qua. Như các cụ trong dòng họ kể lại thì ông Sắc đã dẫn cậu Công qua chơi với ý định nhận cha, nhưng việc đó chưa kịp làm thì năm 1904 bà đồ An qua đời. Đầu năm 1905, ông Sắc được triệu vào kinh nhậm chức Thừa biện Bộ Lễ do cụ Phan Chu Trinh giao lại. (Việc chưa nhận cha còn có thể do quy ước khắt khe của dòng họ – Ví như cụ Hồ Sĩ Tôn, 2 lần đậu đầu khoa: “Thiên hạ sĩ vọng vã”, “Thiên hạ cống sĩ”, là bố ông nghè Hồ Sĩ Tân. Thời trẻ dạy học ở Hưng Nguyên, có một con trai với cô con dâu nhà ho Bùi. Về sau anh này cùng con mình đều đậu tiến sĩ. Hai cha con về Quỳnh Đôi nhận họ, nhưng vì quy định đó mà không thành. Hai cha con đành đứng ngoài cổng nhà thờ họ, vái lạy rồi quay về. Nên đến nay con cháu vẫn mang họ Bùi…)

Cuộc đời làm quan và phiêu bạt của ông Sắc tính từ đây. Năm 1907, ông Sắc được bổ Tri huyện Bình Khê và chỉ bốn năm sau đã vướng vào trọng tội…

… Bữa đó, ông Sắc đang ngồi tự lự, mượn chén rượu giải sầu, lòng tràn nỗi niềm thương cảm đối với vợ con. Ông tuy làm quan nhưng nhà vẫn nghèo khổ, mái tranh, vách đất, chẳng chút tài sản nào dư dả để nuôi con… Bỗng có lính bẩm báo:

“Thưa quan, mấy gã chống thuế hôm qua lại đến.”

Ông lập tức truyền cả bọn vào và giữa lúc ngà ngà say, ông bảo:

“Bọn bây phải biết rằng, chỉ có vua mới miễn được thuế. Còn ta chỉ có đồng lương ít ỏi phải bù cho số thuế thiếu kia. Ta đã cho người dò la kỹ rồi: Nhà tụi bây còn giàu hơn cả quan đây. Làm ruộng thì phải đóng thuế, chống lại là cớ làm sao?”

Cả đám lập tức nhao nhao nói hỗn, chửi bới, chỉ trích quan tham nhũng, ông Sắc nổi cáu, truyền:

“Lôi ra ngoài đánh bọn chúng cho ta.”

Bọn lính lôi cả đám ra ngoài đánh đập thỏa sức. Bất đồ một người trong bọn trúng chỗ hiểm, lăn ra chết… Lệnh ông ban quên không hạn chế mấy roi, nên bọn lính đã quá tay. Triều đình triệu ông về Kinh chịu tội. Vua phê: “Trảm!”. May nhờ có các ông Thượng thư họ Hồ, họ Cao và Đào Tấn cùng rập đầu xin vua tha chết. Cả ba ông đều tâu vua: “Nguyễn Sinh Huy làm quan thanh liêm, xử án công minh, bốc thuốc chữa bệnh người rất tận tâm… Việc xảy ra chỉ là do sơ suất và bọn lính đã quá tay…”

Vua cũng biết Nguyễn Sinh Huy là quan thanh liêm, không hề có tư túi gì, nên sau một lúc suy nghĩ đành giảm xuống “Trảm giam hậu!” (giam chờ chém sau) và phạt đánh 100 roi. May nhờ có Thượng thư Bộ binh Đào Tấn lo lót cho bọn lính nên được nhẹ đòn và ông Huy thoát chết. “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. Nhân buổi lộn xộn chưa quyết, nhờ có người ngầm giúp, ông Huy chuồn thẳng! Các cụ già quê tôi, người thì bảo ông cải trang làm phu xe theo đoàn khách thương chở hàng vô Nam, kẻ lại bảo ông xuống một thuyền buôn dông thẳng vào Gia Định. Mỗi người một phách, nhưng cũng chẳng sao. Điều cơ bản là ông Huy đã thoát khỏi cái lưỡi dao thái thịt người đang lơ lửng trên đầu và có thể hạ xuống bất ký lúc nào…

*

Cậu Công gặp lại cha ở một địa điểm kín ở Gia Định, trong một buổi, trước khi cậu xuống tàu đi xa. Dặn dò con xong ông Huy lặn sâu vào giữa vùng Đồng Tháp Mười, chẳng để lại dấu vết nào với người đời, rằng mình đã từng là một Phó bảng thứ thiệt, là ông Huyện Bình Khê…

Ngày ấy Đồng Tháp Mười còn rậm rì năn lác, đường bộ chưa có là bao. Giao thông chủ yếu là nhờ vào những chiếc xuồng tam bản tự tạo của đồng bào sống ở miệt sình lầy. Ông Nguyễn Sinh Huy lặn lội đến vùng Cao Lãnh ngày nay thì dừng lại, ở nhờ một ngôi chùa. Nơi đây ông giấu biệt tông tích của mình, tự xưng là Cụ Vương, hành nghề bốc thuốc chữa bệnh.

Nhà Phật vốn chủ trương “cứu nhân độ thế”, các sư cũng luôn làm nhiệm vụ bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Bấy giờ làm gì có bệnh viện hay hiệu thuốc ở những vùng sâu, xa như thế. Thấy Cụ Vương giỏi y thuật, lại sống độc thân nên các sư rất mừng, lưu cụ ở luôn tại chùa để giúp đỡ bao nông dân nghèo khó đang hàng ngày vất vả kiếm sống và cũng vất vả chống lại tật bệnh, ốm đau. Phong trào chống thuế ở miền Trung đang nổi lên rần rần, nên nhà vua cũng làm ngơ luôn cái án của ông Tri huyện Bình Khê. Vậy là ông Nguyễn Sinh Huy được triều đình “bỏ quên”.

Chẳng bao lâu, cái tiếng của vị thầy thuốc giỏi, lại nhân từ, sẵn sàng chữa bệnh không công cho người nghèo, theo những chiếc xuồng nhỏ, len lỏi trên sông nước, trên kênh rạch lan truyền đi khắp vùng. Người ở xa chở con bệnh tới để chữa trị hoặc mua thuốc mang về. Người gần mời cụ ngồi xuồng tới nhà bắt mạch điều trị. Nhà nghèo cụ miễn luôn mọi khoản. Đức độ của cụ hoà vào nước Đồng Tháp Mười, thấm sâu vào đất đai, tạo nên vựa lúa bạt ngàn hôm nay…

Có lần chữa trị dài dài, cứu được mấy mạng người trong một gia đình, giúp họ thoát khỏi dịch bệnh, ông già Mai Nhuận trả ơn bằng cách gả cô con gái út của mình cho ông Vương.

“Không dám…”, Ông Vương cười. Chữa bệnh cứu người là công việc hàng ngày, tôi đã nguyện theo đuổi suốt đời, đâu dám mong có ân huệ đền đáp. Cô nhà đây còn nhỏ tuổi hơn cả con trai út của tôi. Nhận lời cụ chẳng hoá ra tôi là thằng khốn nạn hay sao?

“Chúng tôi không quan tâm tới việc thiên hạ dư luận, chỉ cần cụ nhận lời và nuôi cháu là nhất định gia đình sẽ có ngày mở mày mở mặt. Nó đến với cụ cũng đã sung sướng cho bản thân nó. Công việc nấu nướng, chợ búa… giúp cụ chuẩn bị thuốc men, so với việc đồng áng khác nhau một trời một vực, việc gì nó chẳng làm được. Cụ đừng lo…”

Năm ấy, ông Sắc đã ngoại lục tuần. Cô gái họ Mai mới ngoài hai mươi, nhỏ hơn cậu Công.

Ít lâu sau cuộc tình duyên muộn mằn ấy, cậu Vương Chí Nghĩa chào đời (1927). Ông Vương Chí Nghĩa là bố của Vương Chí Hùng và Vương Chí Việt cùng năm người con gái khác. Theo Thượng toạ Thích Chân Quang, khai sinh lấy họ Vương, nhưng trong tiềm thức, trong gia phả là họ Hồ. Cụ Vương dặn như vậy. Lấy họ Vương là để che mắt kẻ thù. Việc rời Đồng Tháp lên Tây Nguyên cũng là vậy. Phải tránh sự khủng bố, truy bắt, bảo vệ mình và mở ra con đường kiếm sống lâu dài. Thượng toạ Thích Chân Quang sinh ở Tây Nguyên tháng 12.1959. Tốt nghiệp đại học Khoa tiếng Anh, xuất gia năm 1980 cùng chị gái là Hồ Thị Minh Nguyệt, hơn ông hai tuổi.

(Ngày làm lễ Nhập hồn Tượng cho vua Hồ Quý Ly và nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi, Thượng toạ Thích Chân Quang cười nói với tôi: “Em viết việc tìm họ của anh đơn giản và dễ dàng quá! Thật ra là bọn anh phải dằn vặt, đau khổ, đi xác minh cẩn thận, có thu âm, ghi hình đầy đủ, người ta mới công nhận. Những người trông coi Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp cứ một mực bảo ông Sắc không có vợ lẽ ở đây! Anh sẽ ghi lại cụ thể chuyện này gửi em sau. Báo để em biết, anh đã đến thăm chú Hồ Thanh Chương, tình cảm của chú cháu là vô cùng nồng ấm.” Thượng toạ đã đối chiếu gia phả và gọi tôi là em, mặc dù tôi nhiều tuổi hơn.)

*

Việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy họ Hồ làm họ mới của mình có gì giống với con cháu cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp nhận mình là dòng dõi họ Hồ không? Điều đó chắc chắn chúng ta đã vĩnh viễn không còn được biết. Trong mịt mờ quá khứ xa xăm, trăm ngàn mối quan hệ chằng chịt, đan xen, không ghi âm, chụp ảnh, không quay phim, ghi chép… làm sao lần mò ra được?

Cuốn Ngục trung nhật ký của Bác với 132 bài thơ (từ số 1 đến 133, nhưng bài số 100 chỉ có tên bài đề “Liễu Châu ngục” mà không có thơ), mở đầu bằng bài “Khai quyển”, kết thúc là bài “Kết luận” (Nay sách in mới, bài “Kết luận” được thay bằng bài “Mới ra tù tập leo núi”, một bài Bác ghi bên lề tờ Nhật báo Quảng Tây, không phải làm ở trong tù). Bài “Kết luận”, Bác viết:

Hạnh ngộ anh minh hầu chủ nhiệm

Như kim hựu thị tự do nhân

“Ngục trung nhật ký” tòng kim chí

Thâm tạ hầu công tái tạ ân.

(Tạm dịch: May mắn được gặp Chủ nhiệm họ Hầu sáng suốt. Mà nay tôi lại là người tự do, “Ngục trung nhật ký” từ nay chấm dứt. Cảm tạ sâu sắc ơn tái tạo của ông Hầu.)

Hầu công mà Bác nhắc ở đây là ông Hầu Chí Minh, thiếu tướng, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Hoa Nam của Quốc dân Đảng, người rất mực mến phục Bác, đã can thiệp tích cực để Bác thả ra, trở về lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Điều đó cũng chứng minh rằng, nơi nào trên trái đất này cũng có người tốt!

Cái tên mới của Bác, ta có thể đoán mò một cách không chắc chắn rằng, Bác lấy tên người đã dũng cảm cứu mình để làm kỷ niệm. Tên ông là “Sáng Suốt” và việc làm của ông dành cho Bác cũng rất sáng suốt. Còn cái họ thì xin chịu. Liệu có sự dặn dò nào của cụ Phó bảng từ một ngày rất xa, khi hai cha con còn sống bên nhau không?

Bác đi bôn ba thế giới “tìm đường cứu nước”, trải qua một vòng trái đất và mãi hơn 50 năm sau mới về lại quê nhà. Ý định nhận cha, nhận họ của cụ Phó bảng ngày dạy học ở nhà ông Hàn Kháng… cũng chưa thực hiện được. Vào Huế làm quan rồi trốn mãi vào miệt sình lầy Đồng Tháp, cụ không có điều kiện trở về. Ông Hồ Chí Nghĩa cũng vậy, không thể về bởi binh lửa liên miên và đất nước chia cắt. Chỉ mãi hôm nay Thượng toạ Thích Chân Quang mới hoàn thành việc đó.

Từ ngày cụ Phó bảng đi làm quan đến ngày Thượng toạ Thích Chân Quang tìm về, thời gian dài hơn thế kỷ. Chúng tôi lấy làm tiếc, nhà thờ họ Hồ Lai Nhã đâu còn ở chốn xưa! Ngày di dân, lòng tôi như vừa chịu một trận động đất mạnh 9 độ rich-te. Dân quân cả huyện ào ào đến dỡ làng kéo đi, hệt như chạy loạn. Hàng chục chiếc máy ủi màu đỏ son gầm gừ húc cây cối đổ ngổn ngang, san phẳng mọi vườn tược mà không có pháp luật nào giải thích, không một xu đền bù giải toả!... Cha con, anh em, họ hàng phải chia lìa nhau. Người bốc được thăm ở cuối rừng, kẻ bốc được thăm nằm đầu xã, cách nhau ba bốn cây số là chuyện bình thường. Mối quan hệ tộc họ từ ngàn xưa bị rạn vỡ. Nhà thờ họ vốn có vườn riêng đầy cây trái, nay đột nhiên không có đất đứng, phải hốt vào trong hẻm núi sâu, nơi bác tộc trưởng bắt được thăm, phong cảnh thật u ám, thê lương. Thật tiếc, trong thời khắc bối rối ấy, con cháu ở quê cũng không dám đấu tranh đòi cho nhà thờ họ một chỗ xứng đáng! Con cháu đi xa muốn tranh thủ về thăm quê cũng khó khăn. Vùng chân Trường Sơn mưa nhiều hơn nơi khác, đường sá không một tấc nhựa, lầy lội, nhớp nháp bởi thứ đất mến người, lại trèo đèo lội suối quanh co, khúc khuỷu. Anh em bà con nghèo túng hơn, về vài ngày là không thể đi thăm hết được, mà có về cũng vất vả lắm! Thôi đánh chịu lỗi với Tổ Tiên!

Thượng toạ Thích Chân Quang về đúng những ngày mưa tháng bảy. Sau khi dâng hương viếng mộ cụ Hồ Sĩ Tạo xong, mấy chú cháu trong họ, những người đi đón bàn nhau: Xin Thượng toạ hoãn việc về thăm nhà thơ họ Hồ Thanh Khê lại, vì đường quá xấu, xe không vào được. Nếu đi lỡ gặp tai nạn, thật là không nên… Và Thượng toạ đã đồng ý.

Chúng tôi chép toàn là chuyện ở sân sau. Người ta nói: Đời là một sân khấu lớn với hàng ngàn vở diễn, bi có, hài có… ồn ào và sôi động trải ra. Đó là ở sân trước. Sân sau khác hơn. Nó âm thầm, lặng lẽ… Nhưng có lẽ xin được dừng lại ở đây. Dã sử vốn có chỗ dị đồng với chính sử là thế! Cũng với khoảng thời gian chưa xa, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có buổi trò chuyện thân mật với một số con cháu họ Hồ. Chắc rằng mọi chuyện vẫn chưa phải đã hết. Còn có những điều sâu kín, dài dài, chưa thể nói ra, nhưng cũng rất con người, đang ở sân sau…

Mong ông bà, chú bác, anh em… cùng hương hồn Liệt Tổ Liệt Tông tha thứ cho.

Mùa xuân Đinh Hợi (2007)

(Địa chỉ: Hồ Sĩ Sênh, xóm Nghĩa Thai, xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, Nghệ An. ĐT: 0383 785248)

© 2007 talawas

[1]Trăm Hoa xuất bản, California 1993, 288 trang (các chú thích trong bài đều của talawas)

[2]Các cách ghi âm khác: Nguyễn Sinh Côông, Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Sinh Công

[3]Do dời làng lên núi để làm kinh tế



Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2007

Hiện đại hóa và văn hóa



http://hoaphonglan.vnweblogs.com/category/9171/16689/page/2

Dường như có sự thay đổi quá lớn trong văn hóa của người Việt trong mấy chục năm qua. Dường như sức mạnh của đồng tiền đã lấn lướt tất cả. Dường như câu "tiền có thể mua được tất cả" đã trở thành một "tiên đề bất di bất dịch".
Tội phạm cướp giật ngang nhiên giữa ban ngày.
Nạn nghiện hút nghiện chích tràn lan.
Thanh niên sống không có ý nghĩa, chỉ ăn chơi thác loạn qua ngày.
Giá trị đạo đức xuống thấp tới mức gần như không thể thấp hơn nữa.
Đó là những người của công chúng như Yến Vi, Hồng Nhung, Thùy Linh... không tôn trọng chính mình và khán giả.
Đó là học trò đánh thầy, gài bẫy cô giáo...
Đó là thầy gạ tình lấy điểm. Bảo mẫu thì đánh trẻ thơ. Chủ hành hạ người làm. Mẹ giết con. Vợ chửi chồng...
Đó là "công, dung, ngôn, hạnh" bị xem nhẹ.
Đó là sự chung thủy là lạc hậu, mốt ở văn phòng là phải cặp bồ.
Mấy năm trước các báo rộ lên chuyện KTX ri-đô... bây giờ không còn nói đến nữa bởi nó đã thành chuyện "ngày thường ở huyện".
Các cô gái trẻ thì buông thả. Các chàng trai trẻ thì vô trách nhiệm, cua được càng nhiều gái thì càng nhiều thành tích. Không tôn trọng bất cứ một thứ giá trị nào, vô cảm và vô lương tâm, khiến hiện tượng nạo phá thai xảy ra như cơm bữa.
Quan chức thì tham nhũng tràn lan.
Pháp luật thì bất nghiêm minh, nhà nhà vi phạm pháp luật, người người vi phạm pháp luật.
Vì sao vậy?
Vì chạy án dễ quá!
Vượt đèn đỏ ư? 50k là xong.
Cướp giật ư, vài tháng ngồi bóc lịch + vài tê là xong.
Tham nhũng thì có cả tập đoàn, đâu phải mình tôi tham, xử nhè nhẹ thôi, kẻo xử nặng quá là ảnh hưởng đến nhiều người đó!
Trẻ con thì thích chơi "game online" hơn đọc sách.
Khiến cho mọi kiến thức văn hóa truyền thống đều bị thủ tiêu.

Một đất nước có cần phát triển không?
Vâng, xin trả lời là có.

Nhưng nhiều người nói: "vì phát triển thì phải trả giá, đó là sự mai một về văn hóa!"

Không! nhầm hoàn toàn!
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Những những gì là truyền thống thì cả ngàn năm qua không hề mai một. Thật đáng quí biết bao. Pháp cũng thế, Anh cũng vậy.
Mọi người sẽ hỏi còn nền kinh tế số 1 thế giới là Hoa Kỳ thì sao?
Vâng Hoa Kỳ là quốc gia non trẻ. Văn hóa truyền thống của Hoa Kỳ chính là văn hóa truyền thống của các sắc tộc người định cư tại đó.
Ví dụ người VN thì vẫn giữ truyền thống Việt,
hàng năm vẫn ăn tết Việt,
vẫn giỗ Tổ vào ngày 10 tháng Ba,
vẫn làm lễ Phật Đản sinh ngày 8 tháng Tư,
vẫn cúng Vu Lan rằm tháng Bảy,
vẫn tôn vinh phụ nữ vào ngày giỗ Trưng Nữ Vương...

Vậy rõ ràng chuyện "phát triển kinh tế phải đi đôi với suy đồi văn hóa" là kết luận cực kì tiêu cực và không thể chấp nhận được.

Trung Quốc đã phát triển cực nhanh trong 30 năm qua. Năm 2007 tổng GDP của TQ đang đứng thứ tư, nhưng năm 2008 đã là đứng thứ 2 sau Mỹ. Thế nhưng đạo đức xã của TQ thì lại xuống thấp đến mức không chấp nhận được. Giáo sư sử học nổi tiếng thế giới Jonathan Spence nói: “đây là một xã hội khá mất gốc. Không có một công thức đạo đức giản dị nào mà nhà trường có thể chuyển tải.” (tham khảo http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/06/080603_spence_modern_china.shtml )
Tây Tạng - nóc nhà thế giới - là một vùng đất có nền văn hóa đạo Phật Tây Vực rất đặc trưng. Từ những năm 50s của thế kỉ trước, Tây Tạng tự do bị xâm lược bởi chính quyền CSTQ và bị cai trị từ đó đến nay. Những người Tây Tạng đang rất lo lắng về sự biến mất dần dần của nền văn hóa truyền thống của họ.

Kết luận: Hiện đại hóa không phải là kẻ thù của văn hóa truyền thống. Cái chính là ở chỗ chúng ta muốn học Tàu hay muốn học Nhật, Anh, Pháp, Mỹ, Đức mà thôi.