Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

bà Phạm Thị Quế - Nhật ký chữa bệnh - Bài 1 - Lời nói đầu

Bài 1 - Lời nói đầu:

Đã từ lâu rồi định viết lại một số kinh nghiệm để lại cho con cháu. Tưởng nhàn rỗi nhưng chẳng khi nào rỗi. Bệnh xương khớp hành hạ. Lại mắc bệnh thơ ca. Ngồi vào máy là nào thơ nào trả lời bạn đọc, chưa xong việc đã đau nhừ tử cả xương khớp. Thế là thôi ko viết được nữa.

Độ này ốm đau nhiều. Mà cũng bệnh tật nhiều rồi tuổi cũng  69 gọi là 70 rồi bao giờ mới viết được đây. Quyết tâm! quyết tâm! 

Đầu tiên ta cần phải nói với các con.

Theo thói thường bệnh tật đã có bác sỹ. Khoa học mỗi ngày một tiến bộ, chi phải lo nhiều cho mệt. Đúng thế, bác sỹ vẫn luôn đúng. Theo bác sỹ là tất nhiên.

Nhưng có những bài thuốc dân gian rất đơn giản mà bác sỹ lại ko biết, cái đó ta ko giải thích được. Ta chỉ có thể nói. Trên đời này bác sỹ có hàng vạn bác sỹ cũng có hàng vạn thứ thuốc để chữa cho cái bệnh đó. Mỗi bác sỹ học theo chuyên môn của mình họ theo một phác đồ điều trị chỉ có khoảng 100 bài thuốc thôi. Nhưng có bài thuốc thứ 1001 đó nó nằm trong dân gian mà bác sỹ ko biết. Cũng có thể bác sỹ mình đến chữa họ ko biết mà bác sỹ khác lại biết. Vì vậy trong chữa bệnh có câu. ( GẶP THẦY GẶP THUỐC).

Nói như thế để con cháu hiểu rằng đừng quá tin vào một ông bác sỹ, mà phải là người bệnh thông minh. Phải tự chữa bệnh cho mình. Phải lắng nghe cơ thể mình. Thiết nghĩ một ông bác sỹ  khám bệnh một ngày có đến mấy trăm bệnh nhân vào khám họ chỉ tiếp bệnh nhân lâu nhất là 20 phút. Họ ko thể hiểu hết bệnh tình của mình. Mặc dù họ có rất nhiều phương tiện hỗ trợ. Có một loạt kết quả chiếu chụp rồi họ cho một đơn thuốc điều trị giống hệt hàng nghìn bệnh nhân như nhau. Bác sỹ kê đơn theo nhà phân phối dược phẩm. Có người khỏi và có người ko khỏi và tốn rất nhiều tiền.

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

Thuê nhà ở Fukuoka - Loại nhà 3LDK

 


L living room; D Dining room; K Kitchen

Phòng LDK một phòng 3 chức năng khách + ăn + bếp.

3LDK nghĩa là 1 phòng 3 chức năng khách + ăn + bếp và thêm 3 phòng khác.

Vật物 Kiện件 Danh名 第2レジデンス室見 103 号Hiệu

Hạng項目Mục

Kim金額Ngạch

Phu敷金Kim    0ヶ月

Lễ礼金Kim    3ヶ月 3 tháng tiền nhà =207,000


Đương当 Nguyệt月 Phần分 Kim金 Ngạch額

Dực翌 Nguyệt月 Phần分 Kim金 Ngạch額

Gia家賃Nhẫm    22,258    69,000

Cộng共 Ích益 Phí費    968    3,000

Đinh町費Phí    Thực実 Phí費 Tinh精 Toán算 

Tiểu小計Kế    23,226    72,000

Kiện鍵 Giao交 Hoán換 Phí費 Dụng用 13,200

Gia家 Tài財 Bảo保 Hiểm険 20,000円

Bảo保 Chứng証 Hội会 Xã社 Sơ初 Hồi回 Bảo保 Chứng証 Liệu料 36,000

24時間サポート Support 24 giờ

Tiêu消 Độc毒 Đại代 26,400

Hợp合Kế 397,826円

Trú住 Cư居 Trọng仲 Giới介 Thủ手 Số数 Liệu料 75,900

Trú駐 Xa車 Trường場 Trọng仲 Giới介 Thủ手 Số数 Liệu料

Kiến見 Tích積 Kim金 Ngạch額

Đương当 Nguyệt月 Phần分 2022年1月22日

Dực翌 Nguyệt月 Phần分 2022年2月分

お Kiến見 Tích積 Hợp合 Kế計 473,726円


Đạt達 Ước約 Kim金

1 年未満の退去家賃 1ヶ月 Move-out rent for less than 1 year 1 month. Tiền thuê chuyển đi nếu dưới 1 năm 1 tháng.


Canh更新Tân

Bộ部屋Ốc:Tự自 Động動 Canh更 Tân新 円/ 2 Niên年毎Mỗi

Bảo保証Chứng:円/ 年毎

Bảo保険Hiểm:20,000円/ 2 Niên年毎Mỗi


Thối退 Khứ去 Thời時

故意過失のみ実費精算 Only intentional negligence is settled Chỉ sơ suất cố ý mới được giải quyết

クリーニング代 Cleaning fee Phí sửa nhà:円(税別) 

Phu敷引Dẫn: ヶ月


※契約日は確認中。* The contract date is being confirmed. * Ngày hợp đồng đang được xác nhận.

※家財保険についは法人様で加入されていらっしゃるを使用の場合はお申しつけ下さい。* Please let us know if you are using a corporation that has household insurance. * Vui lòng cho chúng tôi biết nếu bạn đang sử dụng một công ty có bảo hiểm hộ gia đình. 


株式会社 三好不動産 吉塚店 TEL 092-611-1000 FAX 092-612-0011 担当者名 小林正典


仲介手数料に関して:当社は貸主より受領しておらず借主側より1ヶ月分(税別)を受領しております。Regarding brokerage fees: We have not received from the lender but have received one month's worth (excluding tax) from the borrower. Về phí môi giới: Chúng tôi chưa nhận từ bên cho thuê nhưng đã nhận từ bên thuê trị giá một tháng (chưa bao gồm thuế).



Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

Mai Thị Mùi - Văn Hóa Gì?

VĂN HÓA GÌ?


Cực chẳng đã tôi mới đưa tấm hình này lên minh họa cho bài viết của mình. Và tất nhiên chính tay tôi đã che đi những chỗ cần che.Ngày nay trên FB không thiếu gì những tấm hình như thế này, những khoảnh khắc hớ hênh, vô ý của ai đó bị ghi hình lại và tung lên mạng. Và người ta vô tư chia sẻ những tấm hình này cùng những lời bình từ đùa cợt, châm biếm đến ác ý, xuyên tạc, hoặc thậm chí là xúc phạm.



Không khó để bắt gặp những hình ảnh loại này đăng nhan nhản trên tường cả ngững người có tiếng học thức, hiểu biết, đạo đức. Từ hình một người phụ nữ hớ hênh cái ngã ba người ta biến tấu nó thành cái logo của hãng Vin.f.a.st. Trong vòng 1 ngày mà FB ngập tràn hình ảnh chị phụ nữ vô ý, vô tứ đó. Rồi từ sự “bưng bô” cho hãng xe của anh Vượn của một cô MC hải ngoại người ta lục đâu ra tấm hình cô đang múa trong tư thế để lộ cái ngã ba rồi lấy đó làm đề tài nhục mạ cô ấy. Từ người nổi tiếng cho đến vô danh tiểu tốt lỡ xui xẻo mà để “lộ hàng” là coi như thiên hạ có phim hài xem miễn phí. Những tấm hình oan nghiệt đó trở thành đề tài cho thiên hạ đàm tiếu, mạ lị và thói đời tam sao thì thất bổn, người ta còn thêu dệt lên đó bao nhiêu huyền thoại nữa. Và tất nhiên huyền thoại nào cũng bất lợi cho nạn nhân hết.


Gần đây nhất là vụ Cô Tô. Tâm lí dân Việt nam ghét lãnh đạo và cán bộ nên hễ nghe cán bộ ngã ngựa hay xộ khám là vui mừng. Nhưng chuyện gì cũng phải xét ở góc độ công tâm. Mình có chui gầm giường khách sạn đâu mà biết ông hiếp hay bà dâng, ông ham hay bà gài. Vậy mà phán như đúng rồi. Hình ảnh vốn là tài sản riêng và còn thuộc phạm trù sĩ diện, nhân phẩm của một người bỗng bị dân mạng khai thác triệt để rồi chia sẻ với những lời bình không còn gì khốn nạn hơn. Nào là điếu cày, ngọt nước, bưởi to, thổi kèn… Bẩn thỉu và kinh tởm vô tận cùng!


Thay vì, trong những tình huống khó coi như vậy, nếu là phụ nữ với nhau thì nói nhẹ vào tai, nếu là nam thì nhờ một người phụ nữ gần đó nói để cô ta chỉnh đốn lại trang phục thì người ta chọn cách nhanh tay lấy điện thoại ra ghi lại những hình ảnh đáng xấu hổ của nạn nhân rồi lấy đó làm trò tiêu khiển. Trong cuộc sống hằng ngày ai chả có lúc hớ hênh. Và những tình cảnh này cần sự cảm thông và nhắc nhở từ những người xung quanh để sự việc không đi quá xa. Nhưng có những kẻ lại tận dụng sự hớ hênh đó để cười cho hả hê, để chửi cho sướng miệng, để lên mặt dạy đời, để thể hiện cái sự đạo đức sáng ngời của mình. Và trong cái sự thể hiện ấy người ta đọc được sự khả ố ẩn dấu bên trong lớp áo đạo mạo, sự dâm dật ẩn trong vẻ ngoài đứng đắn và ẩn ức tình dục bị kềm tỏa lâu này bởi bộ mặt trét tám chục lớp keo có tên đạo đức.


Ở xã hội phương Tây nơi mà bị các vị cho là đời sống buông thả, thiếu văn hóa, tình dục thoáng thì những hình ảnh thế này chỉ được coi là những phút giây sơ suất không đáng lưu lại. Nhưng ở một xã hội với truyền thống 4000 năm văn hiến, cùng nền văn minh Á Đông sâu sắc, và truyền thống tương thân tương ái (theo như cái mồm các vị hay ra rả) thì quý vị chẳng khác gì những con hổ đói chỉ chờ miếng mồi là những tấm hình dung tục kia để làm lẽ sống.


Con lại đến sợ cái văn hóa của các vị quá cơ, cái thứ văn hóa thọc mạn sườn, cái thứ văn hóa đánh dưới thắt lưng, cái thứ văn hóa đánh kẻ ngã ngựa mà con xin gọi bằng ngôn ngữ dân dã là văn hóa dòm L.




Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

Chính Đệ - “Tôi yêu tiếng nước tôi”… mà tôi sai chính tả quá trời người ơi!

Link trên trang phản động RFA “Tôi yêu tiếng nước tôi”… mà tôi sai chính tả quá trời người ơi! — Tiếng Việt (rfa.org) 

“Tôi yêu tiếng nước tôi”… mà tôi sai chính tả quá trời người ơi!

Bài bình luận của Chính Đệ
2021-12-03




Có một câu comment (nhận xét) kinh điển của thời đại này rất hay được dùng trên các mạng xã hội tiếng Việt.

Đó là: “Trình độ đọc hiểu có vấn đề hả?”, thường được viết giản lược là “Đọc hiểu có vấn đề?”

Ý nghĩa của nó thì khỏi cần giải thích nữa. Người được hỏi câu hỏi tu từ này đã hiểu sai/hiểu nhầm/hiểu lệch lạc văn bản nào đó đang được nhắc đến.

Có vài lần tôi lâm vào những hoàn cảnh rất bối rối

Chuyện A: Trên mạng xã hội, chúng tôi đang bàn về tình cảnh một cô gái trẻ chấp nhận kết hôn với người chồng ngoại quốc rất già và rất yếu để lấy tiền xây nhà, trả nợ và lo sinh kế cho cha mẹ. Tấm ảnh hai người đứng bên nhau trông xót xa vì sự chênh lệch quá ghê gớm: người chồng tóc râu bạc trắng, lưng còng, mặt xếp nếp, lụ khụ trong bộ vest chú rể cài hoa hồng bên cạnh cô vợ mười tám non tơ như một trái cây vừa chớm chín.

Tôi bình luận:

“Cười ra nước mắt!”

Rất nhanh, một người tôi mới quen phản ứng dữ dội. Anh viết đại khái: “Tôi không ngờ chị nhẫn tâm đến như vậy, chị chẳng có chút xúc động và thông cảm nào của một con người bình thường, tôi cứ tưởng chị nhân hậu chứ, tôi rất thất vọng về chị”.

Bụp-anh ta block tôi luôn.

Chuyện B: Có một người chụp ảnh động vật rất đẹp. Tôi may mắn gặp anh trong một buổi cà phê cùng với nhiều người khác và chúng tôi đã kết bạn face book với nhau. Người này hay post những tấm ảnh ưng ý lên trang cá nhân và tôi rất thích xem.

Lần kia, anh chàng post một tấm ảnh chụp một con chim hiếm hoi. Tấm ảnh pha trộn kỳ lạ giữa bộ lông nhiều sắc độ sẫm và sáng của con chim và nền rừng với nhiều tầng lá tối xung quanh, tạo nên một cảm giác trong tôi không thể gọi là gì khác

Tôi viết bình luận dưới tấm ảnh: “Tấm ảnh thật ma mị”. Để bày tỏ ý mình rõ hơn, tôi đã “like” tấm ảnh.

Nhưng chủ nhân vô cùng giận dữ: “Chị nhận xét thật ác ý. Tôi không hiểu tại sao chị dùng từ nặng nề như vậy”.

Anh này không block tôi, chỉ unfriend thôi.

Cả hai lần tôi đều ngơ ngác như bò đội nón.

Cười ra nước mắt là trạng thái cảm xúc cao độ diễn tả sự đau lòng trước một nghịch cảnh trớ trêu quá đến nỗi người ta không thể khóc như bình thường. Cái cười ấy là cười gượng gạo, là hình thái méo mó của tiếng khóc khô không lệ.

Người bạn kia đã hiểu nhầm câu tôi viết “Cười ra nước mắt” thành “Cười chảy nước mắt”, và kết luận tôi nhẫn tâm cười cợt trước nỗi ê chề của cô dâu Việt Nam trẻ tuổi kia.

Người thứ hai hiểu lầm từ ma mị thành “ma quái” và biến lời khen tối đa của tôi thành câu chê bai trắng trợn.

Cả hai đều không cho tôi cơ hội giải thích, và tôi-vốn chảnh chó-cũng nghĩ chả tội quái gì phải giải thích. Câu chữ vẫn nguyên đấy trên mạng, muốn hiểu đúng chỉ cần đọc lại, giở từ điển ra là xong. Thái độ bộp chộp vội vã của họ khiến tôi không muốn làm rõ để giữ họ lại như những người bạn.

Tự dưng hôm nay nhớ mấy cái chuyện đã rất lâu này là vì hôm qua Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã đề xuất một ý tưởng rất hay, là thành lập Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.


Ngày Tôn vinh tiếng Việt

Mục đích là khuyến khích, cổ vũ người Việt Nam ở nước ngoài học tập và giữ gìn tiếng Việt.

Ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đồng thời là Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nói: Tiếng Việt vừa là cầu nối, vừa là phương tiện để lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc, do đó việc giữ gìn và phát huy nó là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Nhưng tôi nghĩ nhiệm vụ này trước nhất nên được trao cho chính những người Việt đang sống trong nước.

Lý do đầu tiên: khả năng tiếng Việt của rất nhiều người Việt hiện tại ở trong nước là một thảm họa.

Dưới đây là những lỗi thường gặp ở bất cứ giai tầng nào (mức độ có khác biệt), từ sơ đẳng đến cao:

-Sai chính tả: người Bắc thường sai phụ âm đầu. Tờ báo Hà Nội Mới ngày 07.9.2013 thuật về hiện tượng sai chính tả phổ biến: “Biển hiệu quán ăn, nhà hàng ghi dòng chữ "cơm xuất", "cháo chai", "sôi thịt". Biển báo trên các tuyến đường có khi là "cấm hàng dong", "cấm giẽ trái"….

Người Trung thường sai dấu và nguyên âm giữa, người Nam thường sai phụ âm cuối.

-Sai ngữ pháp, không hiểu ý nghĩa, không biết cách dùng viết hoa-viết thường, từ loại, các loại câu, dấu chấm câu. Nhiều người không phân biệt được câu kể với câu hỏi và luôn luôn dùng dấu hỏi ở cuối câu kể, trong khi phải dùng dấu chấm.

Ví dụ: Em hỏi anh hôm nay đi đâu.

Nhiều người viết sai thành Em hỏi anh hôm nay đi đâu?

Đây là câu kể, diễn tả nội dung chính là người vợ hỏi người chồng về nơi anh ta đi. Nếu là câu hỏi (nội dung chính là “anh đi đâu” thì phải viết: Em hỏi anh, hôm nay (anh) đi đâu?
Ví dụ rõ hơn: Rất nhiều người chất vấn WHO nguồn gốc của vi-rút gây bệnh COVID-19 là từ đâu.

Câu này là câu kể, phải dùng dấu chấm cuối câu. Nếu viết “Rất nhiều người chất vấn WHO nguồn gốc của virus gây bệnh COVID-19 là từ đâu?” thì sai ngữ pháp.

Ví dụ thứ ba: Một người viết: Em cảm ơn Anh và Anh Em đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian qua.

“Anh”, “anh em” ở đây đều là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, là you trong tiếng Anh, nị trong tiếng Hoa chứ không phải tên riêng, nhưng người viết nghĩ cứ viết hoa lên tức là bày tỏ tôn trọng. Cho nên nếu hiểu đúng ngữ pháp thì câu này có nghĩa người viết đang cảm ơn một người tên là Anh và một người tên là Anh Em. Viết đúng thì những từ này không cần viết hoa.

-Không hiểu được hoặc không hiểu đúng ngữ nghĩa của từ.

-Không đủ vốn từ để diễn đạt điều muốn nói. Hệ quả của nó là sính từ ngoại mới du nhập. Ví dụ từ khi dòng ngôn tình Trung Quốc du nhập thì từ “sinh nhật” (ngày sinh, birthday) biến mất. Đâu đâu cũng “sinh thần”, tôi nghe cảm thấy như ăn mắm tôm với phô mai vậy.
Cảm tưởng như dân ta giống như ngọn cỏ, gió đùa đến đâu ngả nghiêng đến đấy. Khi phong trào tiếng Anh mạnh mẽ trở lại, người ta chôn quách luôn từ “thủ công” vốn có từ hàng ngàn đời và ai cũng hiểu, chuyển sang gọi “handmade”. Thậm chí có tờ báo non tiếng Việt đến nỗi dịch ngược trở lại “handmade” là “làm bằng tay”- túi xách làm bằng tay, áo quần làm bằng tay. Ấy quý vị độc giả có thấy chỗ này người ta làm hàng hóa không phải bằng tay mà bằng chân hay bằng mông xin gọi điện cho chúng tôi để bổ sung vốn từ cho khỏi lạc hậu nhé!

-Không thuộc/sử dụng được một số tối thiểu về vốn văn học dân gian như ca dao, tục ngữ, thành ngữ…

-Chính trị hóa việc dùng tiếng Việt: Chuyện này thường gặp ở cộng đồng Việt kiều trí thức lớn tuổi sống ở Mỹ hoặc các nước đồng minh Mỹ.

Biến động ghê gớm của cả đời người kèm với những ký ức kinh hoàng đã khiến ngôn ngữ của cuộc sống cũ đối với họ không còn là phương tiện giao tiếp và diễn đạt thông thường mà trở thành một biểu tượng cho sự bất khuất quyết không sống chung với “Việt cộng”. Giữ chắc những từ ngữ cũ, cách nói cũ, với họ có nghĩa là Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa vẫn còn đó, cuộc sống và vị trí một thời của họ vẫn còn đó. Nó giống như chiếc vòng bảo vệ mà Tôn Ngộ Không vẽ ra trên đất, gây ảo tưởng một thành quách an toàn gồm toàn những người cùng đẳng cấp, cùng chí hướng. Nó giúp họ phân loại và đuổi ra vòng tròn đó những thành viên khác biệt (khác biệt ở đây chỉ có một nghĩa là thân Việt cộng!).

Vậy là các ông bà cô chú ấy kiên quyết dùng “trương mục” thay cho “tài khoản”, “phi trường” thay cho “sân bay”, “túc cầu” thay cho “bóng đá”, “vũ cầu” thay cho “cầu lông” (tôi đọc được một bình luận của một người thuộc nhóm này rằng chữ vũ cầu nghe thanh tao làm sao, còn cầu lông nghe rừng rú mọi rợ, cái gì mà lông lông ghê vậy). Hoa nhài cũng không được, phải là hoa lài (của đáng tội, giọng Nam gọi lài nhưng miền Bắc gọi nhài. Các cô bác này đồng nhất miền Bắc với “Cộng sản”, nên ghét lây cả những từ được phát âm với giọng Bắc!).

Những từ mới được dùng nhiều theo những nghĩa vui vui sau này như “hoành tráng” (bữa tiệc hoành tráng nghĩa là thịnh soạn, xa xỉ, lộng lẫy, quy tụ nhiều khách mời cao cấp… chẳng hạn), “sấp mặt” (học sấp mặt, chơi sấp mặt.. nghĩa là đến mức độ tận cùng”) cũng bị đả phá quyết liệt, thậm chí người vô tình nói ra cũng sẽ bị tẩy chay.

Những Việt kiều cao niên ấy quên rằng ngôn ngữ không có tội.

Mặt khác, ngôn ngữ chính là sinh ngữ, luôn luôn có những từ ngữ mới hoặc cách dùng mới của từ ngữ cũ được sinh ra trong một cộng đồng thường xuyên dùng nó để diễn đạt và giao tiếp. Trong nhịp sống hối hả hiện tại, số lượng từ ngữ sinh ra và mất đi càng nhanh và nhiều. Có những từ/cụm từ mới cách đây vài tháng nở râm ran trên cửa miệng khắp mọi người, giờ thì chẳng ai còn nhắc đến nó nữa. Đó là điều thú vị của ngôn ngữ: bản thân nó cũng chính là một dạng sử liệu.

Tuy nhiên, phải thừa nhận tuy có đôi chỗ già cỗi và lỗi thời, nhưng các Việt kiều cao niên đã sử dụng tiếng Việt rất đẹp. Họ hiểu đúng, hiểu sâu và tôn trọng ngữ nghĩa, ngữ pháp tốt nên nói/viết rất chính xác và bóng bẩy. Họ còn nhắc nhau viết đúng chính tả/ngữ pháp và dùng từ cho chuẩn xác.

Ngược lại, ở trong nước, trừ một số người giỏi ra thì trình độ tiếng Việt chung là khá thấp. Ngay trên nhiều tờ báo vốn phải gánh trách nhiệm hướng dẫn ngôn ngữ cho xã hội vẫn lỗi chính tả và ngữ pháp ngập ngụa. Mà than ôi, toàn những lỗi thuộc vào hàng sơ đẳng, một học sinh cấp hai không trốn các tiết Ngữ pháp hoàn toàn không thể mắc phải.

Theo khảo sát tỷ lệ văn bản sai chính tả ngữ pháp do Công ty cổ phần Truyền thông và Công nghệ VieGrid và Báo điện tử VietNamNet thực hiện năm 2013, ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỷ lệ sai lên tới 7,47%; tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), tỷ lệ văn bản mắc lỗi chính tả lên tới 38,46%.

Tôi yêu tiếng nước tôi nhưng Bộ giáo dục cần phải qua đời trời ơi

Nguyên nhân thì nhiều. Thiết bị điện tử cầm tay tràn ngập khiến người ta dễ dàng giải trí bằng YouTube, Tik Tok, Facebook… và không đọc sách nữa. Các video ngắn rất đập vào mắt nhưng không thể trình bày sự tinh tế, đa tầng nghĩa và các sắc thái cảm xúc của ngôn ngữ, vì vậy số đông người chỉ nghiện video cũng không thể học được cách sử dụng ngôn ngữ.

Nguyên nhân quan trọng hơn xuất phát từ việc dạy văn trong nhà trường phổ thông.

Nhiều năm qua, việc dạy môn Văn và tiếng Việt bị ép vào cái khuôn công thức. Thầy cô buộc phải chấm điểm một trong những môn học thể hiện tính cá nhân và sáng tạo nhất theo cách vô lý nhất, là đếm số ý trả lời đúng với đáp án. Nếu học sinh cảm nhận khác với đáp án, thầy cô giáo có thể sung sướng vì có một học trò cảm thụ văn chương tốt, nhưng bài thi vẫn không thể cho điểm cao. Bởi thế, nên trừ học sinh các lớp chuyên văn thì không học trò nào dám cả gan phá vỡ các bài thi cứng nhắc.
Giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục (trong một tiết dạy phải liệt kê được những ý gì, thông điệp nào của tác phẩm muốn học sinh ghi nhớ) cũng khiến người dạy không thể bay bổng. Họ không được tự do truyền thụ cho học trò những cảm nhận, phân tích, bình luận nào không trùng với yêu cầu.

Ví dụ dạy tác phẩm Hòn Đất, người dạy không thể mải mê phân tích nỗi lòng đau đớn của bà Cà Xợi, mẹ thằng Xăm, khi có ý định giết con mình, mà phải tập trung đề cao ý chí anh hùng, trừ gian diệt bạo của bà, chẳng hạn.

Khuôn khổ hạn hẹp như thế khiến cho học sinh chán ngán, cảm thấy bị áp đặt và do đó ghét môn học. Ghét rồi thì làm sao chịu học từ vựng, ngữ pháp! Vì thế khi lớn lên, trừ một số ít người có khả năng tự học tốt để bổ sung phần kiến thức thiếu hụt thì rất nhiều người nói và viết rất kém, dù rất mê đọc tiểu thuyết. Nó phản ánh ngay trên công việc và đời sống của họ: những văn bản nhà nước trúc trắc tối ý, khiến người ta hiểu sai nghĩa; những đoạn viết trên mạng xã hội dài cả gang tay không dấu chấm câu, từ ngữ sai lè, diễn đạt như ngậm nắm sỏi trong miệng…

Cứ chịu khó đọc vài tờ báo tiếng Việt và lướt mạng xã hội tiếng Việt thì quý vị có cả rổ minh chứng luôn.

Cho nên, điều tôi muốn trình bày với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là đừng chỉ tổ chức ngày Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Ủy ban) mà hãy thực hiện nó cho tất cả những người sử dụng tiếng Việt đang sống ở bất kỳ mảnh đất nào. Đặc biệt cần tiên phong thực hiện nâng cao trình độ tiếng Việt ngay cho học sinh, sinh viên, người đang đi làm trong bộ máy Nhà nước đầu tiên.

Hãy chọn ngày 1.1 hàng năm làm ngày Tiếng Việt

Trong đề án do Ủy ban đưa ra có ý định chọn ngày 8.9 hàng năm là Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vì “đấy là ngày Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào “Bình dân học vụ”, cũng là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam về tiếng Việt: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp" (trích bài báo trên tạp chí Tuyên giáo ngày 30.11.2021).

Nếu lưu tâm đến các khác biệt về quan điểm chính trị của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, chắc ai cũng thấy được nguồn gốc của ngày này sẽ khó được chấp nhận trong một số không ít người Việt.

Tôi cho rằng nên chọn một ngày không có liên quan gì đến các sự kiện chính trị, cho dù là sự kiện chính trị của bên “đỏ” hay bên “vàng”. Tiếng Việt đã tồn tại hàng ngàn năm và sẽ tồn tại hàng ngàn năm nữa. Bản thân tiếng Việt đã có lịch sử và sức sống độc lập, với tất cả vẻ đẹp phong phú và trường tồn của nó.

Tôi nghĩ đến chọn ngày Tết nguyên đán. Tết là ngày vui của tất cả người Việt, là dịp để tất cả mọi người gửi đến nhau mọi từ ngữ tốt lành đẹp đẽ nhất, là lý do rất phù hợp để làm ngày Tiếng Việt.

Nhưng nếu chọn lịch âm thì nó sẽ thay đổi theo từng năm, không thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động định kỳ. Vậy hãy chọn ngày tết Dương lịch 01.01 đầu năm đi, ngày đó vẫn là tết nhưng không ai phải lo nhiều việc nhà như cái tết truyền thống nên vẫn có đủ thời gian và hứng thú để tham gia các hoạt động tôn vinh tiếng Việt.

Quý vị nghĩ sao?

________________

Tham khảo:

http://vufo.org.vn/Thanh-lap-Dien-dan-Gin-giu-tieng-Viet-o-nuoc-ngoai-08-9624.html?lang=vn

https://tuyengiao.vn/dien-dan/tra-lai-su-trong-sang-von-co-cho-tieng-viet-72381

https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/de-xuat-ngay-ton-vinh-tieng-viet-tien-cu-su-gia-ve-ngon-ngu-136922

https://tuyengiao.vn/dien-dan/tra-lai-su-trong-sang-von-co-cho-tieng-viet-72381

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.