Tại Sao Người Do Thái Không Tin Jesus?
Ri Nguyễn
Trước khi đọc toàn bài “Tại sao người Do Thái không tin vào Jesus”, xin qúy vị đọc một mẩu chuyện vui về Ngày “Chúa Giáng Sinh”
Kagan: I spent Christmas at Chinese restaurant
By MANU RAJU - 06/29/2010 04:23 PM EDT
Khi Thượng nghị sĩ Graham hỏi bà Kagan (Ứng viên Tối Cao Pháp Viện Mỹ – tại buổi điều trần) về máy bay ném bom Ngày Lễ Giáng sinh, bà Kagan trả lời thật nghiêm túc cho đến khi Thượng nghị sĩ Graham cắt ngang câu trả lời với câu hỏi bà làm gì vào ngày lễ Giáng sinh. - "Giống như tất cả người Do Thái, tôi có thể ở tại một nhà hàng Tầ̀u", bà Kagan trả lời, khiến cho cả phòng bật cười.
Trích đoạn:
When Graham questioned her about the Christmas Day bomber, Kagan started to answer seriously until he cut her off, asking her instead what she was doing on Christmas Day.
"Like all Jews, I was probably at a Chinese restaurant," Kagan said, prompting the hearing room to erupt in laughter.
Xin qúy vị bấm vào link dưới đây để xem đoạn phim bà Kagan trả lời để tận hưởng những giây phút thoải mái trong ngày (Ri Nguyễn).
Tại Sao Người Do Thái Không Tin Jesus?
Ri Nguyễn lược dịch từ
Why Jews Don Believe In Jesus
Tác gỉa: Rabbi Shraga Simmons
2.000 năm qua, người Do Thái vẫn bác bỏ ý tưởng của Kitô giáo cho rằng Jesus là Đấng Cứu Thế. Tại sao?
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà chúng tôi nhận được tại trang Aish.com là: "Tại sao người Do Thái không tin Chúa Jesus?" Hãy cùng tìm hiểu tại sao - chứ không phải để chê bai các tôn giáo khác, mà là để làm rõ vị trí của người Do Thái.
Người Do Thái không chấp nhận Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế vì:
1. Chúa Jess đã không đáp ứng các lời tiên tri về vị cứu thế.
2. Chúa Jesus đã không có tính cách/phẩm chất của Đấng Cứu Thế.
3. Các câu Kinh thánh "ám chỉ" Jesus đã được dịch sai.
4. Niềm tin Do Thái dựa trên sự mặc khải của quốc gia.
Nhưng trước tiên, một số kiến thức: Chính thực Đấng Cứu Thế là gì?
Chữ "Đấng Cứu Thế", từ tiếng Anh "Messiah" dịch từ chữ Mashiach tiếng Do Thái, có nghĩa là "xức dầu." Nó nói đến một người được giao trọ̣ng trách của Thiên Chúa bằng cách được xức dầu. (Exodus 29: 7, 1- Kings 1:39, 2-Kings 9: 3)
(1) Chúa Jesus không đáp ứng đủ như những Tiên Tri về Đấng cứu thế
Đấng cứu Thế phải hoàn thành những gì? Một trong những chủ đề chính của những lời tiên tri trong Kinh thánh là lời hứa của một thế hệ tương lai về sự hoàn hảo được nhận định bởi hòa bình chung và sự công nhận của Thiên Chúa. (Isaiah 2: 1-4, 32: 15-18, 60: 15-18, Zephaniah 3: 9, Hosea 2: 20-22, Amos 9: 13-15, Micah 4: 1-4, Zechariah 8:23 , 14: 9, Jeremiah 31: 33-34)
Cụ thể, Kinh Thánh nói rằng ông ta sẽ:
A. Xây dựng Đền thứ ba (Ezekiel 37: 26-28).
B. Tập họ̣p tất cả người Do thái trở lại đất của Israel (Isaiah 43: 5-6).
C. Khởi đầu kỷ nguyên hòa bình thế giới, và chấm dứt mọi hận thù, áp bức, đau khổ và bệnh tật. Như kinh thánh nói: "các quốc gia sẽ không giơ thanh gươm lên chống đối nhau, và cũng chẳng ai biết chiến tranh là gì." (Isaiah 2: 4)
D. Truyền bá kiến thức phổ quát về Thiên Chúa của Do Thái, điều đó sẽ đoàn kết nhân loại như là một. Như câu nói: "Thượng Đế sẽ làm vua trên toàn thế giới - vào ngày đó, Thượng Đế sẽ là một và danh Ngài sẽ là một" (Zechariah 14: 9).
Nếu một cá nhân không đáp ứng chỉ một trong những điều kiện này, thì người đó không thể là Đấng Cứu Thế.
Bởi vì không ai đáp ứng như Kinh thánh mô tả về vị Vua tương lai này, người Do Thái vẫn chờ đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Tất cả những người tự nhận là Đấng Cứu Thế trong quá khứ, bao gồm cả Jesus of Nazareth, Bar Cochba (died 135 CE) và Shabbetai Tzvi (August 1, 1626 – c. September 17, 1676) đã bị bác bỏ.
Người Kitô giáo phản biện rằng Chúa Jesus sẽ hoàn thành những điều này trong lần đến thứ hai. Các nguồn tài liệu của người Do Thái cho thấy Đấng Cứu Thế sẽ hoàn thành lời tiên tri ngay tức thì; trong Kinh thánh không có khái niệm về một lần đến thứ hai.
Jesus of Nazareth, Bar Cochba và Shabbetai Tzvi
(2) Jesus đã không có Tính cách/phẩm chất của Đấng Cứu Thế
A. Đấng Cứu Thế là nhà Tiên tri
Đấng Cứu Thế sẽ trở thành nhà tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử, chỉ đứng sau Moses. (Targum – Isaiah 11: 2, Maimonides - Teshuva 9: 2)
Lời tiên báo chỉ có thể tồn tại ở Israel khi đất đai này là nơi cư ngụ của đa số người Do Thái trên thế giới, một tình huống không tồn tại từ năm 300 BCE. Trong thời gian của Ezra, khi đa số người Do thái ở Babylon, lời tiên tri đã chấm dứt khi các tiên tri cuối cùng chết - Haggai, Zechariah và Malachi.
Jesus xuất hiện trong khoảng 350 năm sau khi lời tiên tri chấm dứt, và do đó không thể là một tiên tri.
B. Hậu duệ của David
Nhiều đoạn văn tiên tri nói đến một hậu duệ của Vua David, người sẽ cai trị Israel trong thời đại hoàng kim. (Isaiah 11: 1-9, Jeremiah 23: 5-6, 30: 7-10, 33: 14-16, Ezekiel 34: 11-31, 37: 21-28, Hosea 3: 4-5)
Đấng cứu thế phải là hậu duệ của vua David (xem Genesis 49:10, Isaiah 11: 1, Jeremiah 23: 5, 33:17, Ezekiel 34: 23-24). Theo lời tuyên bố của Kitô giáo rằng Chúa Jesus là sản phẩm của một trinh nữ, ông ta không có cha - và do đó không thể đáp ứng sự đòi hỏi là Đấng cứu thế phải là hậu duệ của vua David. (1)
Theo các nguồn tài liệu của Do Thái, Đấng cứu thế sẽ sinh ra từ cha mẹ của con người và có các thuộc tính vật chất bình thường như những người khác. Ông ta sẽ không phải là một vị thượng đế nửa chừng, (2) cũng không phải là người có những phẩm chất siêu nhiên.
C. Tuân theo Torah
Đấng cứu thế sẽ dẫn dắt dân Do Thái thực hiện đầy đủ Luật Torah của Chúa. Kinh Torah tuyên bố rằng tất cả các bộ luật ràng buộc mãi mãi, và bất cứ ai đến để thay đổi luật này sẽ bị xác định là một tiên tri giả ngay lập tức. (Deut 13: 1-4)
Trong suốt quyển "Tân Ước" của Kitô giáo, Jesus mâu thuẫn với kinh Torah và tuyên bố rằng các điều răn của nó không còn nữa. Chẳng hạn, John 9:14 ghi lại rằng Jesus đã vi phạm luật Shabbat, khiến người Pharisees phải nói (câu 16), "Người ấy không theo Shabbat!"
(3) Dịch sai các câu kinh "ám chỉ” Jesus
Các câu Kinh thánh chỉ có thể được hiểu bằng cách nghiên cứu văn bản Hebrew chính gốc - điều này cho thấy nhiều sự sai lệch trong bản dịch của Kitô gíáo.
A. Hạ sinh từ gái đồng trinh
Ý tưởng của Kitô giáo về sự hạ sinh đồng trinh có nguồn gốc từ câu trong Isaiah 7:14 mô tả "alma" là sinh con. Từ "alma" luôn có nghĩa là một phụ nữ trẻ, nhưng hàng thế kỷ sau các nhà thần học Kitô giáo dịch nó là "trinh nữ". Điều này làm cho sự ra đời của Jesus phù hợp với ý tưởng ngoại giáo ở thế kỷ đầu là con người được mang bầu bởi vị thần.
B. Người đầy tớ chịu khổ
Kitô giáo tuyên bố rằng Isaiah chương 53 đề cập đến Jesus, như là "đầy tớ chịu khổ."
Trên thực tế, Isaiah 53 trực tiếp theo chủ đề của chương 52, mô tả việc lưu vong và cứu chuộc nhân dân Do Thái. Những lời tiên tri được viết dưới dạng số ít vì người Do Thái ("Israel") được coi là một đơn vị. Trong suốt thánh thư Do Thái, Israel được lặp lại nhiều lần ở số ít gọi là "Servant of God-Đầy tớ của Thượng Đế" (xem Isaiah 43: 8). Trong thực tế, Isaiah ghi hơn 11 lần trong các chương trước chương 53 rằng Đầy tớ của Thượng Đế là Israel.
Khi đọc một cách chính xác, Isaiah 53 rõ ràng (và trớ trêu) nói đến dân Do Thái bị "thâm tím, nghiền nát và như cừu mang đến lò sát sinh" dưới bàn tay của các quốc gia trên thế giới. Những mô tả này được sử dụng trong kinh thánh của người Do Thái để miêu tả bằng hình ảnh những đau khổ của người Do Thái (xem Psalm 44).
Isaiah 53 kết luận rằng khi dân Do Thái được cứu chuộc, các quốc gia sẽ nhận ra và chấp nhận trách nhiệm về sự đau khổ và cái chết của người Do Thái.
(4) Niềm tin Do thái chỉ dựa trên mặc Khải Quốc gia
Trong suốt lịch sử, hàng ngàn tôn giáo đã được bắt đầu bởi các cá nhân, cố gắng thuyết phục mọi người rằng ông ta hay bà ta là vị tiên tri chân chính của Thượng Đế. Nhưng sự mặc khải cá nhân là một cơ sở rất yếu cho một tôn giáo bởi vì người ta không bao giờ có thể biết được điều đó có thực sự đúng hay không. Vì những người khác không nghe Thượng Đế nói chuyện với người này, họ phải tin lời của người đó. Ngay cả khi cá nhân tuyên bố được mạc khải thực hiện những phép lạ, những phép lạ không chứng minh ông là một tiên tri đích thực. Tất cả các phép lạ cho thấy - giả sử chúng là chính thực - là ông ta có quyền năng nào đó. Nó không liên quan gì đến sự tiên tri của ông ta.
Do Thái giáo, là tôn giáo đặc biệt trong tất cả các tôn giáo lớn của thế giới, không dựa vào "phép lạ" làm nền tảng cho tôn giáo của mình. Trên thực tế, Kinh Thánh nói rằng đôi khi Thượng đế ban cho quyền năng "phép lạ" để đánh lừa, nhằm thử nghiệm lòng trung thành của người Do Thái đối với luật Torah (Deut. 13,4).
Trong lịch sử loài người với hàng ngàn tôn giáo, chỉ có Do Thái giáo dựa trên niềm tin vào sự mặc khải quốc gia - tức là Thượng đế nói với toàn thể quốc gia. Nếu Thượng Đế khởi dựng một tôn giáo, điều đó có ý nghĩa Ngài sẽ nói với mọi người, không chỉ một người.
Thầy Maimonides (Foundations of Torah, ch. 8) nói:
Người Do Thái không tin vào Moses, thầy của chúng ta, vì những phép lạ mà ông đã biểu diễn. Khi niềm tin của bất cứ ai đặt căn bản trên việc nhìn thấy phép lạ, người ấy có sự nghi ngờ lâu dài, bởi vì có thể các phép lạ đã được thực hiện thông qua ma thuật hoặc phép thuật. Tất cả các phép lạ mà Moses thực hiện trên sa mạc là bởi vì chúng là cần thiết, chứ không chứng minh ông là tiên tri.
Vậy cơ sở của đức tin Do Thái là gì? Khải huyền tại Núi Sinai, điều mà người Do Thái nhìn thấy bằng đôi mắt của mình và đã nghe bằng tai của ho, không phụ thuộc vào chứng ngôn của người khác ... khi nó (sự mặc khải) nói, "Mặt đối mặt, Thượng Đế đã nói với bạn ..." Torah cũng nói rằng: "Thượng đế đã không giao ước với tổ phụ chúng ta, nhưng với chúng ta - tất cả những người sống hiện nay". (Deut. 5: 3).
Do Thái giáo không phải là phép lạ. Đó là chứng nghiệm của từng người, đàn ông, đàn bà và trẻ con, đứng trên đỉnh núi Sinai 3.300 (ba ngàn 300) năm trước.
Đọc thêm: "Thượng Đế đã nói ở Núi Sinai?"
Chời Đợi Đấng Cứu Thế
Thế giới đang rất cần sự cứu chuộc của Đấng cứu thế. Chừng nào mà chúng ta nhận thức được những vấn đề của xã hội, là chúng ta sẽ khao khát được cứu chuộc chừng ấy. Như Talmud nói, một trong những câu hỏi đầu tiên của một người Do Thái trong Ngày phán xét là: "Bạn có khát khao sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế hay không?"
Làm sao chúng ta có thể đẩy nhanh sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế? Cách tốt nhất là yêu thương nhân loại một cách rộng lượng, giữ gìn bộ luật Torah (tốt nhất có thể) và khuyến khích người khác làm như vậy.
Bất chấp sự ảm đạm, thế giới dường như hướng về sự cứu chuộc. Một dấu hiệu hiển nhiên là người Do Thái đã trở lại đất của Israel và làm cho nó vinh quang lại. Thêm vào đó, một phong trào lớn đang diễn ra là những người Do Thái trẻ quay trở lại truyền thống Torah.
Đấng Cứu Thế có thể đến bất cứ ngày nào, và tất cả phụ thuộc vào hành động của chúng ta. Thượng Đế đã sẵn sàng khi chúng ta sẵn sàng. Vì vua David nói:"Sự cứu chuộc sẽ đến ngày hôm nay - nếu bạn nghe theo tiếng của Ngài."
Tham khảo thêm:
- "Tiên tri thật" của Rabbi Aryeh Kaplan
- Nào hãy xem kinh thánh- Tại sao Do Thái giáo không chấp nhận Đấng Tiên tri của đạo Kitô? bởi Rabbi Tovia Singer
- "Con đường của người công bình chính trực" của Chaim Clorfene và Yakov Rogalsky
___________
Chú thích:
(1) Đáp lại, người ta cho rằng Joseph đã nhận Jesus làm con nuôi và truyền phả hệ thông qua sự nhận làm con nuôi. Có hai vấn đề với tuyên bố này:
a) Không có cơ sở kinh thánh cho ý tưởng về việc một người cha truyền phả hệ dòng họ của mình qua việc nhận làm con nuôi. Một linh mục nhận đứa con trai từ một bộ tộc khác không thể làm cho nó ta trở thành một linh mục qua cách nhận làm con nuôi.
b) Joseph không thể truyên phả hệ bằng cách nhận con nuôi. Bởi vì Joseph là hậu duệ của Jeconiah (Matthew 1:11), ông ta đã bị nguyền rủa từ vị vua đó rằng không ai trong số các con cháu của ông ta có thể ngồi vào ngai vua của David (Jeremiah 22:30, 36:30). (Mặc dù Jeconiah đã ăn năn như đã được thảo luận trong Talmud Sanhedrin 37a và những nơi khác, nhưng không rõ ràng từ những nguồn tài liệu trước rằng sự ăn năn của ông đã được chấp nhận với mức độ mà dòng dõi hoàng gia tiếp tục truyền qua ông ta. Ví dụ như Bereishit Rabbah 98: 7 rằng dòng dõi tiếp tục truyền qua Zedekiah.)
Để giải quyết vấn đề khó khăn này, các nhà biện giải tuyên bố rằng vết tích liên hệ của Jesus với vua David được lần theo qua Mẹ là Mary, người được viện dẫn là hậu duệ của David, như được mô tả trong chương thứ ba của Luke. Có bốn vấn đề cơ bản với sự tuyên bố này:
a) Không có bằng chứng nào cho thấy Mary là hậu duệ của David. Chương thứ ba của Luke ghi lại phả hệ Joseph, không phải của Mary.
b) Ngay cả khi Mary có dây mơ rẽ má với David, điều đó không giúp ích gì cho Jesus, vì sự liên hệ của bộ tộc chỉ qua người cha chứ không qua người mẹ. cf. Number 1:18; Erza 2:59.
c) Ngay cả khi dòng dõi gia đình có thể truyền qua người mẹ, Mary đã không thuộc gia đình cứu thế hợp pháp. Theo Kinh thánh, Đấng cứu thế phải là con cháu của vua David qua con trai Solomon của ông (2-Samuel 7:14, 1-Ký 17: 11-14, 22: 9-10, 28: 4-6). Chương thứ ba của Luke không có liên quan gì đến cuộc thảo luận này bởi vì nó mô tả dòng dõi con trai của David, Nathan chứ không phải là Solomon. (Luke 3:31)
d) Luke 3:27 liệt kê Shealtiel và Zerubbabel trong bảng phả hệ của ông. Hai người này cũng xuất hiện trong Matthew 1:12 là con cháu của Jeconiah người bị nguyền rủa. Nếu Mary là hậu duệ của họ, câu này cũng sẽ loại bỏ Mary trở thành tổ tiên của Đấng Cứu thế.
(2) Thầy Maimonides dành phần lớn trong sách "Hướng dẫn cho Người bối rối" của ông với ý tưởng căn bản rằng Thượng Đế là vô ngã, có nghĩa là Ngài không có một hình thể vật chất. Thượng Đế là bất biến, trên thời gian. Ông là vô hạn, vượt ra ngoài không gian. Anh ta không thể được sinh ra, và không thể chết. Nói rằng Thượng Đế ở hình dạng con người làm cho Thượng Đế nhỏ bé, giảm bớt cả sự hiệp nhất của Ngài và thần tính của Ngài. Như Torah đã nói: "Đức Chúa Trời không chết" (Number 23:19).
với sự hiểu biết của Rabbi Michael Skobac - người Do thái cho Do thái giáo
__________
Ri Nguyễn:
Xin qúy vị đọc thêm:
1. Twenty-Six Reasons Why Jews Don Believe In Jesus (Hai mươi sáu lý do tại sao người Do Thái không tin Jesus) by Asher Norman (Author)
In this seminal work, an attorney puts Jesus on trial. He explains to Jews, Christians and the theologically curious; why Jesus did not qualify as the Jewish messiah; why believing in Jesus cuts Jews off from God forever in the World To Come; how the Christian Bible has strategically mistranslated key verses in the "Old Testament" to shoehorn Jesus into the text. This compelling new book calls "un-Orthodox" Jews back to Torah Judaism.
Trong công trình nghiên cứu này, một luật sư đưa Jesus ra tòa. Ông giải thích cho người Do Thái, Kitô hữu và tò mò thần học; tại sao Jesus không hội đủ điều kiện như là Đấng Cứu Thế của Do Thái; tại sao tin vào Jesus sẽ cắt đứt người Do Thái khỏi Thượng Đế mãi mãi trong thế giới tương lai; cách mà Kinh thánh Ki-tô giáo đã dịch sai những câu chính yếu trong "Cựu Ước" để nhồi nhét Jesus vào trong văn bản. Cuốn sách mới hấp dẫn này gọi những người Do Thái "không-chính thống" trở về Torah Judaism.
2. You Take Jesus, Ill Take God: How to Refute Christian Missionaries (Bạn chấp nhận Jesus, Tôi chấp nhận Thượng Đế: Làm thế nào để phản bác những người truyền giáo Kitô giáo) by Samuel Levine (Author)
Handbook on how to refute Christian missionaries. The book includes the methods and techniques used by missionaries, an analysis of the Biblical proofs often quoted by missionaries, historical and theological questions that could be directed back to missionaries, and an actual lengthy correspondence with a missionary that conveys the nature of a dialogue with a missionary.
Sổ tay hướng dẫn cách bác bỏ các nhà truyền giáo Kitô. Cuốn sách bao gồm các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng bởi các nhà truyền giáo, một phân tích các bằng chứng của Kinh Thánh thường được các nhà truyền giáo trích dẫn, các câu hỏi lịch sử và thần học có thể được hỏi ngược lại cho các nhà truyền giáo và một trao đổi dài dòng với một nhà truyền giáo để truyền đạt bản chất của cuộc đối thoại với nhà truyền giáo.
_____________________
Các bài của Nguyễn Ri: link
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét