Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011
Chi hồ giả dã
Chi 之 Hồ 乎 Giả 者 Dã 也
Tôi không thạo về mấy cái thứ này.
Đại khái tôi hiểu thế này: trước năm 1919, ở bên Tàu chưa có "văn bạch thoại", mà toàn dùng thứ "văn ngôn văn" thôi. "văn ngôn văn" gọi nôm na là "văn cổ". Cái thứ văn cổ đó khi viết không có dấu ngắt câu và các cấu trúc câu kiểu phương Tây, mà chủ yếu nhờ các hư từ kiểu "chi, hồ, giả, dã. . ." để phân tích câu. Do đó nó là thứ văn rất khó hiểu, đọc rất nhức đầu. "Văn ngôn văn" đọc lên khác hẳn với cách nói thông thường trong dân dã. Ở VN ta có thể coi là cách "nói chữ", muốn hiểu thì phải học mới hiểu.
Cũng từ đó người ta dùng "chi hồ giả dã" để chỉ những người học cao hiểu rộng, bụng mang một bồ sách, mở mồm ra là dùng cách nói chữ, khiến những người chung quanh không hiểu nổi.
Sau khi phong trào Ngũ Tứ nổ ra, người Tàu đề xướng và lưu hành một thứ văn thông tục dễ hiểu, gần sát với ngôn ngữ cuộc sống hàng ngày - thứ văn ngày gọi là "văn bạch thoại."
Về ngữ pháp của "chi hồ giả dã" thì tôi mù tịt. Nhiều lúc đọc phải những câu có những chữ đó cảm thấy rất bực mình.
Tuy nhiên trong tài liệu cổ thì luôn là kiểu viết đó.
Ví dụ như:
- Tạm tự kinh: http://machuong.thivien.net/index.php?ac...
Nhân chi sơ 人之初 con người lúc nhỏ
Tính bản thiện 性本善 bản tính vốn thiện
Tính tương cận 性相近 tính gần giống nhau
Tập tương viễn 習相遠 do học tập nên khác nhau
Cẩu bất giáo 苟不教 nếu không được dạy
Tính nãi thiên 性乃遷 tính sẽ thay đổi
Giáo chi đạo 教之道 đường lối giáo dục
Quí dĩ chuyên 貴以專 quí ở chỗ chuyên tâm
- Ví dụ khác: nhân giả nhân giã, nghĩa giả nghi giã 仁者人也, 義者宜也 - nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã 菊花之隱逸者也 - hoa cúc là kẻ ẩn dật.
Mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã 牡丹花之富貴者也 - mẫu đơn là kẻ phú quý.
Liên, hoa chi quân tử giả dã 蓮花之君子者也 - hoa sen là bậc quân tử vậy.
Quân tử giả hồ 君子者乎 - quân tử ấy ư?
Nguy nguy hồ 巍巍乎 - cao vòi vọi vậy ôi!
Tất dã chánh danh hồ 必也正名乎 - ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
Tất cả những "chi hồ giả dã" trong các ví dụ ở trên đều gần như không có nghĩa mà chỉ dùng để cấu trúc câu theo lối văn cổ. Người ta gọi là những "từ khó hiểu" vì nó khác với lối nói thông tục của dân thường.
Nếu định nghiên cứu cổ văn thì phải thông thạo cách dùng của những chữ kiểu ấy. Tôi thì không có đủ niềm yêu thích để nghiên cứu cổ văn nguyên bản, tôi chỉ đọc văn cổ có bản dịch + giải nghĩa bằng quốc ngữ bên cạnh thôi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét