Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Trấn Võ là ở đâu?



http://www.thivien.net/forum_viewtopic.p...

"Gió đưa cành trúc la đà 
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương 
Mịt mờ khói tỏa ngàn sương 
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
(ca dao) 


"Gió đưa cành trúc la đà 
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương 
Thuyền về xuôi mái sông Hương 
Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay" 
(ca dao) 

Hai bài ca dao đồng dạng ở trên chắc là ai cũng đã từng nghe. Hai bài ca dao hay đến mức độ nào thì ai cũng có thể cảm nhận. 

Tuy nhiên hôm nay lão sẽ bàn về những địa danh được nhắc đến trong hai bài ca dao trên. 

1. Trấn Võ là ở đâu? 

Hiện nay có sự tranh cãi về địa danh Trấn Võ: 

a- Trấn Võ là chùa Trấn Quốc trên đảo Cá Vàng đường Cổ Ngư (đường Thanh Niên)? Khi tham khảo lịch sử chùa Trấn Quốc trên wiki thấy chùa này từng mang các tên Khai Quốc, An Quốc, rồi Trấn Quốc và Trấn Bắc. Không thấy nhắc tới tên Trấn Võ hay Trấn Vũ. Tuy nhiên, không rõ trên wiki có ghi chép đầy đủ so với bia lịch sử ở chùa hay không? 

b- Trấn Võ là đền Quán Thánh? Đền Quán Thánh ở đầu đường Cổ Ngư, nhiều người gọi nhầm là đền Quan Thánh rồi suy nhầm ra là đền thờ ông Quan Công. 
Đền Quán Thánh chỉ là cái tên mà nhân dân thường gọi thực ra tên đền là Trấn Vũ Quán. Trong Trấn Vũ Quán thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ

Theo đó địa danh Trấn Võ trong bài ca dao trên có vẻ như là Trấn Vũ Quán tức đền Quán Thánh thì chính xác hơn. Tuy nhiên, chùa nào cũng có chuông, nhưng đền thì chỉ có khánh thôi thì phải? 

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/CanhChuaTranQuoc1.jpgChùa Trấn Quốc 
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/TranVuQuan.jpgTrấn Vũ Quán - Đền Quán Thánh 
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/HuyenThienTranVu.jpgTượng Huyền Thiên Trấn Vũ 

2. "canh gà Thọ Xương": Hì... hì... lão cứ tưởng chuyện đùa, hoá ra lại là chuyện thật khi khá nhiều người (tourist guide) cho rằng "canh gà" là "chicken soup"?!!?! 
"Canh gà" ở đây là tiếng gà gáy báo canh (canh ba - canh bốn - canh năm gì đó). 
Thọ Xương, cũng theo wiki, hiện nay có hai nơi là xã Thọ Xương, một ở thị xã Bắc Giang, một ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá. 
Thọ Xương trong bài ca dao thứ nhất là một địa danh cũ của Thăng Long. Cho đến thời nhà Nguyễn vẫn còn huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Hiện nay còn lại một di tích có dấu tích của huyện Thọ Xương xưa, chính là Văn Chỉ Thọ Xương ở trong ngõ 222 Bạch Mai 

Tuy nhiên, ở bài ca dao thứ 2, không nhẽ có cụ nào thính tai đến mức vừa nghe được tiếng chuông chùa Thiên Mụ và cùng lúc ấy nghe được tiếng gà gáy báo canh ở tận tỉnh Hà Nội? 

3. "nhịp chày Yên Thái" giã cái gì vậy? làng Bưởi - Yên Thái - ở Hà Nội có nghề làm giấy dó, do đó nhịp chày giã bột giấy vọng cả vào trong ca dao. Khu vực xung quanh Hồ Tây dọc theo phố Thuỵ Khuê ngày nay, trước đây là mấy làng làm giấy dó, đó là làng Hồ Khẩu, làng Kẻ Bưởi, Đông Xã, An Thọ, Yên Thái.

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/langYenThai.jpgCổng làng Yên Thái trên phố Thuỵ Khuê 


4. "mặt gương Tây Hồ" là ở đâu ấy nhỉ? 

5. chùa Thiên Mụ: ai cũng biết là ở đâu rồi. Chùa được chúa Nguyễn Hoàng xây năm 1601. Chùa còn có tên là Linh Mụ. Lịch sử và huyền thoại của ngôi chùa Thiên Mụ, Phước Duyên Bảo Tháp,... để khi nào kể sau.

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/ChuaThienMu.jpgChùa Thiên Mụ 


6. Ở Huế có địa danh Thọ Xương không?: Trong web site của trường trung học Hàm Nghi có một bài viết về địa danh Thọ Xương hay Thọ Khương hayLong Thọ Cương http://www.hamnghihue.com...s.aspx?cat=29&post=88 Bài viết này đã trích ra một đoạn trong Đại Nam Nhất Thống Chí như sau: 

Thọ Khương là một vùng đồi, sát cạnh bờ Nam sông Hương, đối diện đồi Hà Khê bên kia sông. Từ đồi Thọ Khương, có thể nhìn được toàn cảnh xứ Huế từ núi Kim Phụng đến phá Tam Giang, từ Văn Thánh – Võ Thánh đến bến chợ Dinh, Cồn Hến. Dưới rừng thông Thọ Khương là kho Thọ Khương – Kho thóc tại Thuận Hóa thời tiền Nguyễn. Tương truyền trước kia trên gò có nhà, từng rước tử cung Anh Tông, Hiển tông, Túc Tông và Thế Tông để tạm ở đấy. Trước gọi là Thọ Khương, đầu niên hiệu Gia Long đổi tên là Thọ Xương, năm Minh Mạng Thứ 5, đổi tên là Long Thọ Cương, dựng đình bát giác ở trên gò gọi là đình Long Thọ Cương

7. "chiều về trên bến sông Hương": sông Hương hẳn là nhiều bến, ngay gần chùa Thiên Mụ cũng có bến nước...

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/ChuaThienMu2.jpg


Ngoài bài ca dao ở trên, cũng có một số bài thơ khác có "cành trúc la đà"

"Gió đưa cành trúc la đà
Gió qua, trúc giữ gió mà làm chi
Trên đầm chiếc nhạn bay đi
Đầm lưu bóng nhạn làm chi cho phiền"
(Tổ Từ Vân dòng Thiền Tông, người Bình Định có công lớn truyền bá Phật Pháp tại Tây Nam Nam Việt)

Gió đưa tàu chuối la đà
Tiếng chuông Xá Lợi, canh gà Thủ Thiêm
(Ca dao)

"Gió đưa ngọn trúc la đà"
Lời ru mẹ hát nhớ hoài trong tâm.
Tập con từ thuở lọt lòng,
Thanh cao, đơn giản như là cây tre.
(ca dao)

Và cũng có một câu chuyện cười về cái "cành trúc la đà" này

(sưu tầm)
Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cứu sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."

Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+ "la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+ "la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ": đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.
"Thọ": nhiều lần (lâu)

Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
"Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần"

Hi... hi... chuyện này nghe kể từ khi tóc còn để chỏm, nay xem lại thấy vẫn cười vỡ bụng, quả là phát kiến lớn! 

http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100116

Không có nhận xét nào: