Thứ Ba, 26 tháng 8, 2008

Hoa Phong Lan truyện


Mấy nghìn năm trước, trên đỉnh ngọn Ngọc Bút Phong Tuyết Sơn (玉筆風雪山), vào một ngày đẹp trời hào quang chiếu rọi muôn phương, linh khí của trời đất quần tụ, bảy sắc cầu vòng sáng rực rọi chiếu kim quang, từ trung tâm của vầng hào quang đó bỗng xuất hiện một đồng nam. Mới sinh ra đã có dáng vóc của một thành nhân, đôi mắt sáng ngời, thông minh vời vợi, đồng nam đó với tay lấy một chùm hoa phong lan xanh biếc quấn lên mình thành y phục.
Thần vũ trụ nói: con trai của ta, mới sinh ra đã hào hoa như vậy thì lấy tên là Hoa Phong Lan, sau này nhớ gắng sức làm việc giúp đời tươi vui nhé!
Từ đó tiên giới biết đến một vị nam thần luôn tươi cười vui vẻ trẻ trung. Hoa Phong Lan đi đến đâu, hoa cỏ khoe sắc, ong bướm bay lượn, chim trời cất tiếng hót vang. Khắp nơi trong tam giới đều được hưởng phúc lành.
Với tấm lòng chân thật, yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp, nâng niu phụ nữ, đã khiến cho bao trái tim của các người đẹp rung động.
Hằng Nga là một tiên nữ trẻ trung, nàng có sắc đẹp ngất trời, giọng ca ấm áp, khiến cho ai nghe cũng cảm thấy ngất ngây.
Hoa Phong Lan và Hằng Nga quấn quít bên nhau tối ngày, vui chơi cùng cỏ cây, đem tiếng hát, tiếng cười đến cho mọi người. Ai ai trong tam giới đều rất yêu quí đôi đồng nam, đồng nữ này.
Trong một lần đuổi hoa trêu bướm, hai nhân vật của chúng ta lạc chân vào vườn Thiên Cung Lạc Uyển của Tây Vương Mẫu nương nương. Lạc chân vào trốn thần tiên, hai người thấy choáng ngợp với một rừng đào quả chín hoa thơm. Hoa Phong Lan liền hái một quả cho Hằng Nga tiên nữ, một quả cho mình, hai người cùng ăn, rồi cùng nhìn nhau cười thích chí.
Chuyện hai người lạc vào vườn đào đến tai Vương Mẫu. Vương Mẫu kiện lên Ngọc Đế. Vậy là Hoa Phong Lan bị Ngọc Đế bắt tội, bị đầy xuống trần gian đoái công chuôc tội, phải làm được 999999999999 việc tốt trong 9999 năm thì mới gỡ được hết tội. Hằng Nga thì bị giam cầm ở cung trăng đến khi nào gà mổ hết núi gạo.
Từ đó trở đi, đã mấy nghìn năm Hoa Phong Lan và Hằng Nga không còn được ở bên nhau nữa. Hằng Nga thì cô quạnh một mình nơi cung trăng lạnh lẽo, chỉ còn Thỏ Ngọc để trò chuyện. Nhưng Hoa Phong Lan được tung hoành trần gian lại như cây được thêm nước, như gió được gặp mây, bản tính phong lưu lãng mạn không hề mất đi mà lại càng ngày càng thăng tiến vượt bậc.
Tuy nhiên Thỏ Ngọc là bạn thân của Hoa Phong Lan, nên mỗi năm vào dịp Mid-fall, khi tất cả các thần tiên trên thượng giới đang mải ăn chơi say bí tỉ thì Thỏ Ngọc lại trộm mở khoá cho Hằng Nga trốn khỏi cung Trăng lướt gió xuống hạ giới thăm Hoa Phong Lan.
Khi Hằng Nga bị giam cầm trên cung trăng, luôn luôn dõi ánh mắt về phía Hoa Phong Lan, thấy Hoa Phong Lan sống ở trần gian đã mấy nghìn năm quá phong lưu sung sướng. Hằng Nga thì bị giam cầm, nổi cơn ghen lồng lộn tức tối, thề rằng nếu gặp Hoa Phong Lan thì sẽ xé ra thành nghìn mảnh. Ấy vậy mà khi bay xuống đến trần gian, gặp được nhau thì mọi sự tức tối đều tan biến. Thời gian mỗi năm gặp nhau có một lần thương nhau còn chẳng đủ, lấy đâu ra thời gian để giận dỗi.
Vào một đêm mùa thu, trăng thanh gió mát, HPL ra bờ sông nằm ngửa mặt lên trời nhìn về nơi cung trăng, nơi giam giữ người tình của HPL từ 2000 năm trước.

Bỗng cánh cửa cung trăng hé mở, Hằng Nga bay xuống với HPL, thì ra là do Thỏ Ngọc đã trộm mở cửa cung nhân lúc các vị tiên quan đang say khướt trên tiệc bàn đào bên cung Thánh Mẫu Nương Nương.

HPL và Hằng Nga gặp nhau lưu luyến không muốn rời. Đến thời khắc chia tay, HN nói với HPL: "em sẽ hóa thân vào một cô gái có đôi mắt đen sáng long lanh, có đôi môi đỏ thắm, mỗi khi cười thì tươi như ngàn sao hội ngộ, có mái tóc mềm mượt thướt tha... anh sẽ tìm thấy em trong ngàn vạn dân chúng", nói xong HN bay vội trở lại cung trăng...

Sau khi nói xong, Hằng Nga vụt bay về thượng giới, để lại một mình HPL tần ngần trông theo...

Giật mình tỉnh giấc, trong tay thấy có một hạt đào tiên...

HPL bần thần, biển người mêng mông, biết đi đâu tìm được người yêu dấu?

Ba ngày sau, đêm trăng muộn, HPL lại ra nơi bờ sông nơi gặp Hằng Nga hôm trước, buồn bã nằm ngửa mặt nhìn trời, cuộc đời phong lưu cũng đã mệt mỏi, mối tình ngàn năm mãi vẫn chưa được chung đôi...

Đang miên man suy nghĩ, chợt từ cung trăng lại thấy xuất hiện một bóng hồng đang bay đến, tưởng là Hằng Nga lại xuất hiện, HPL hồ hởi đứng lên, nhưng tới gần đó lại là Thỏ Ngọc.

Thỏ Ngọc ngồi xuống, để chàng gối đầu lên đùi, tay nàng nhẹ vuốt mái tóc chàng, nàng thì thầm nói:

- Hằng Nga đã không còn ở trên đó nữa, vì yêu chàng, chị của thiếp đã nộp đơn xin ân xá cho Ngọc Đế. Xin được đầy xuống làm kiếp người nơi trần thế, xin được chịu cảnh bể ải trầm luân, tuy nghèo khổ nhưng tấm lòng rộng mở, tuy đạm bạc nhưng cuộc sống muôn mầu. Ngọc Đế xét thấy: chị đã bị giam cầm trên 2000 năm, có cải tạo tốt, đồng thời nhân gian cũng cần thêm thần tiên xuống trợ giúp nên đã đồng ý với tâm nguyện của chị. Có điều, Ngọc Đế cũng đoán biết được chị muốn tìm gặp chàng, nên ngài đã xóa hết trí nhớ của chị về các kỷ niệm với chàng, bởi vậy bây giờ chỉ còn chờ vào sự cố gắng của chàng và duyên phận của hai người thế nào thôi.

HPL hỏi:

- Vậy chị của muội có dặn lại muội điểm gì để giúp ta không?

Thỏ ngọc nói:

- Chàng là HPL xanh biếc, phong lưu và đa tình, chị của thiếp là một cánh đào thắm hồng xinh xinh... thôi thiếp phải đi rồi, tạm biệt chàng, chúc hai người hạnh phúc!

Thỏ Ngọc vụt bay đi...

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2008

Tiến sang Trung Quốc tháng 8 năm 2008

http://my.opera.com/yentho12c1/albums/show.dml?id=596605

KINH TẾ - CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC NĂM 2008

Đăng ngày: 18-03-2013, 11:32 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 1

Năm 2008, đánh dấu 30 năm Trung Quốc cải cách, mở cửa nền kinh tế, cũng là năm có nhiều sự kiện tác động cả thuận lợi và không thuận lợi đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Động đất ở Tứ Xuyên tháng 5/2008 đã gây tổn hại lớn cho nền kinh tế; Olimpic thế giới được tổ chức tại Bắc Kinh liên quan đến việc Trung Quốc đưa ra kế hoạch lấy năm 2008 là năm khẳng định vị thế cường quốc của mình thông qua thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, và thể hiện sức mạnh kinh tế với ước muốn vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Cũng trong năm 2008, Trung Quốc chịu ảnh hưởng khá mạnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo đánh giá đưa ra vào cuối quý 3, mức tăng GDP cả năm của Trung Quốc chỉ đạt 9%, thấp hơn 2,4% so với năm 2007. Do tác động của khủng hoảng toàn cầu làm ảnh hưởng đến xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, mức tăng trưởng của Trung Quốc giảm dần theo quý. Trong nửa đầu năm, tăng trưởng 10,4%, đến hết quý 3 chỉ tăng trưởng 9%. Theo đánh giá của chúng tôi, trong cả năm, kinh tế Trung Quốc tăng khoảng 8,5%. Bên cạnh đó sự chậm lại này một phần cũng là hậu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ mà Trung Quốc đã thực hiện trong năm 2007 nhằm kiềm chế lạm phát và ngăn chặn mức tăng quá nóng. Sản lượng lương thực cả năm 2008 của Trung Quốc đạt 511,5 triệu tấn.

Giữa tháng 12/2008, Trung Quốc kỷ niệm 30 năm cải cách mở cửa. Từ năm 1978 đến năm 2007, GDP của Trung Quốc tăng gần 20 lần, với mức tăng trung bình 9,6% mỗi năm, từ 216,5 tỷ USD lên 3,6 ngàn tỷ USD. Thu nhập công khố cũng tăng hơn 44 lần, từ 113,2 tỷ NDT lên 5130 tỷ TDT. Các chính sách hợp lòng dân, hợp thời đã giúp tạo ra một nguồn lực lớn hơn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Điều này đã giúp Trung Quốc nuôi sống hơn 1,3 tỷ dân, nâng sản lượng ngũ cốc từ mức gần 300 triệu tấn lên hơn 510 triệu tấn năm 2008. Trong lúc  cả thế giới thiếu lương thực và giá giá lương thực đắt đỏ nhất thì cung ứng và giá cả lương thực của Trung Quốc vẫn ổn định. Theo đánh giá của WB, 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc đã tạo nên một chiến dịch xoá đói giảm nghèo có quy mô lớn nhất, thành công nhất trong lịch sử nhân loại. Số người rất nghèo khi bắt đầu cải cách ở Trung Quốc là 250 triệu (tương đương 31% dân số nông thôn) đã giảm chỉ còn 15 triệu, tương đương 1,6% năm 2007. Không những thế, hiện Trung Quốc (cùng với Ấn Độ, Nga...) còn là một trong những nước có đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng của thế giới. Năm 2007, Trung Quốc đóng góp 17% vào tăng trưởng GDP thế giới (cao hơn nhiều so với mức của các nước đứng sau liền kề là Ấn Độ, Nga với 3-4%). Theo dự báo, trong năm 2009, trong bối cảnh các nước phát triển chỉ tăng trưởng từ 0 đến 1% thì Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng khoảng 8 - 10%.

Những nét chính về Trung Quốc trong năm 2008 được thấy qua hai nhóm vấn đề: các vấn đề tác động thuận lợi và các vấn đề tác động không thuận lợi đến sự phát triển, ổn định của nền kinh tế.

INhóm các vấn đề tác động thuận lợi đến sự phát triển, ổn định của nền kinh tế

Thứ nhất, Quốc Vụ Viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây - xem đây là một cực tăng trưởng mới của Trung Quốc.

Ngày 6/1/2008, Quốc Vụ Viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn “Kế hoạch phát triển khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây”. Đây được xem là chiến lược quốc gia trong hợp tác khu vực và quốc tế. Đây là cơ sở để triển khai hợp tác phát triển khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, bao gồm hợp tác giữa 7 nước: Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á qua Biển Đông khác như: Malaysia, Singapore, Indonnesia, Philipine, Bruney. Phía Trung Quốc có sự tham gia của các tỉnh: Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Trung Quốc, hợp tác phát triển khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng  thực hiện mục đích phát huy vai trò thông lộ trên biển giữa Trung Quốc và ASEAN, thúc đẩy thương mại và đầu tư, thúc đẩy phát triển các cảng biển, phát triển ngành nghề và các thành phố trong khu vực.

Đây là khu vực  được xem như cực tăng trưởng mới thứ 6 của Trung Quốc (sau các khu phố Đông Thượng Hải, phê chuẩn tháng 2/2005; Khu Thiên Tân tháng 5/ 2006; Khu vực đồng bằng Chu Giang (Trùng Khánh - Thành Đô phê chuẩn năm 2007; Khu đồng bằng Trường Giang (Vũ Hán, Tư đàm - Hồ Nam) cuối năm 2007 và Khu Bột Hải). Kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây là khu duy nhất trong 6 khu kể trên có nội dung hợp tác quốc tế.

Khu Kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây có 2 tầng lớp. Thứ nhất là về hành chính, chia làm 6 khu vực: Nam Ninh, Bắc Hải, Khâm Châu, Sùng Tả, Phòng Thành. Phía đông giáp Quảng Đông, phía tây là TP. Sùng Tả, giáp Việt Nam. Thứ hai, về bố cục, bốn bên xoay quanh Vịnh Bắc Bộ chia 3 khu vực: gồm khu vực Thành thị, chiếm 9% tổng diện tích, khu vực nông thôn, chiếm 56% tổng diện tích) và khu vực bảo tồn sinh thái, chiếm 35% tổng diện tích). Tuyến ven biển sẽ chia thành các cụm cảng, cụm công nghiệp, khu du lịch - khu nghỉ ngơi, khu nuôi trồng, khu bảo vệ sinh thái và một khu gồm các nhóm ngành nghề khác. Về định vị công năng, đây là khu kinh tế mang tính quốc tế lớn, có tính kết nối vùng, sẽ phát triển “3 cơ sở, một trung tâm” gồm các cơ sở: kho vận, thương mại, gia công và một trung tâm là trung tâm thông tin giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Mục tiêu đưa ra là sẽ hình thành một cực tăng trưởng mới, đi trước Miền Tây với kinh tế phồn vinh, xã hội hài hoà, khá giả toàn diện trong vòng 10 đến 15 năm. Về chính sách, Trung ương Trung Quốc sẽ hỗ trợ Quảng Tây trên 5 mặt: 1/ Cải cách tổng hợp, bao gồm cải cách quản lý hành chính, cải cách chế độ quản lý đất đai, xây dựng hệ thống thị trường. Cho phép Quảng Tây mạnh dạn tiến hành thí điểm trong quá trình cải cách. 2/ Các hạng mục lớn như xây dựng, phê chuẩn dự án. 3/ Miễn thuế và kho vận, có thể cho phép xây dựng khu miễn thuế và khu kho vận (ở khu vực nối Sùng Tả với Cao Bằng và Lạng Sơn của Việt Nam). 4/ Trong chính sách tiền tệ, nhà nước cho phép thành lập ngân hàng địa phương, thành lập quỹ ngành nghề. 5/ Trong hợp tác mở cửa, khuyến khích vai trò đi đầu của Quảng Tây trong hợp tác với khu vực trên các phương diện năng lượng, du lịch xuyên quốc gia, bảo vệ sinh thái. Về quy hoạch giao thông: có đường hàng không, đường bộ, đường thuỷ. Về hàng không, Quảng Tây có 7 sân bay, trong đó sân bay dân dụng là Sân bay Nam Ninh (đứng thứ 31 ở Trung Quốc), sân bay Quế Lâm (đủ tiêu chuẩn sân bay quốc tế, đứng thứ 17 ở Trung Quốc), sân bay Bắc Hải (đứng thứ 47 ở Trung Quốc). Các sân bay quân sự như sân bay Liễu Châu, sân bay Ngô Châu. Về đường sắt, trong 5 năm tới, Quốc vụ Viện Trung Quốc sẽ đầu tư 15 tỷ USD cho xây dựng hệ thống đường sắt ở Quảng Tây (tương đương tổng đầu tư của nhà nước cho đến nay vào Quảng Tây). Một trong các mục tiêu của khoản đầu tư này là để giải quyết 3 nút thắt: 1/ Quế Châu - Nam Ninh. 2/ Đường sắt cao tốc nối Nam Ninh với Quảng Đông, và 3/ Tuyến nối Hồ Nam (ở phía Bắc) với Nam Ninh và Việt Nam (ở phía nam Quảng Tây). Trong khu kinh tế vịnh Bắc Bộ sẽ xây dựng các tuyến cao tốc: 1/ Sùng Tả - Khâm Châu; 2/ Ngọc Lâm - Thiết Sơn. Sẽ xây dựng để nâng công suất bốc xếp các cảng ven biển lên 100 triệu tấn so với mức 70 triệu tấn hiện năm 2007.

Thứ hai, Olimpic Bắc Kinh 2008. Theo Huang Wei, cố vấn kinh tế của Uỷ ban phát triển và cải cách Thành phố Bắc Kinh cho biết, trong thời gian 2001-2008, Trung Quốc đã đầu tư cho Olimpic ước tính lên đến 520 tỷ NDT (tương đương 76,11 tỷ USD). Như vậy tính từ 13/7/2001 - khi Trung Quốc giành được quyền đăng cai Olipic đến ngày khai mạc 8/8/2008, mỗi ngày đầu tư khoảng 29 triệu USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Olimpic. Các công trình lớn phục vụ Olimpic phải kể đến là: sân vận động quốc gia tổ chim (gần 500 triệu USD), 12 sàn nhà thi đấu mới, cung thi đấu dưới nước, khu liên hợp 42 toà nhà của Làng thế vận hội Olimpic... phục vụ sự tham gia thi đấu của 10.708 vận động viên đến từ 205 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 302 nội dung của 28 môn thi đấu. Cùng với số vận động viên này còn có sự tham gia chứng kiến của lãnh đạo 80 quốc gia, 21.600 nhà báo đăng ký hoạt động và khoảng nửa triệu khách quốc tế và 1 triệu khách nội địa tham gia cổ vũ. Trong năm 2008, ước tính có khoảng 4,5 triệu lượt du khách nước ngoài đến Bắc Kinh. Tổng mức chi tiêu đạt khoảng 5 tỷ USD. Theo đánh giá, Olimpic Bắc Kinh 2008 đóng góp tăng 30% GDP của ngành dịch vụ Trung Quốc. Cần nhắc lại là Trung Quốc đưa ra kế hoạch lấy năm 2008, là năm khẳng định vị thế cường quốc của mình thông qua thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo được thấy một phần qua Lễ khai mạc Olimpic Bắc Kinh 8/8/2008, và thể hiện sức mạnh kinh tế với ước muốn vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Như vậy ngoài gia tăng đầu tư, doanh thu từ các loại dịch vụ cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2008.

Thứ ba, Trung Quốc với vấn đề cải cách nông thônMột sự kiện chính trị quan trọng trong năm 2008 là từ 9 đến ngày 12/10 ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã triệu tập Hội nghị Trung ương 3 khóa 17, với trọng điểm là cải cách nông thôn. nhằm vào các vấn đề như: thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn; giải quyết tình trạng quyền lợi đất đai của nông dân thiếu sự bảo hộ hữu hiệu; tình trạng thu hồi đất của nông dân với giá thấp, đền bù không tương xứng… khiến cho tranh chấp thường xuyên diễn ra…Đặc biệt, diễn biến thị trường quốc tế tác động khiến giá tư liệu sản xuất nông nghiệp tăng mạnh làm giá thành sản xuất tăng, nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động tập trung rất khó khăn để tồn tại. Sau khi phiên họp lần thứ 4 kết thúc, nhiều ý kiến cho rằng có thể tới đây Trung Quốc sẽ cho phép nông dân mua bán thế chấp ruộng đất mà trên giấy tờ họ chỉ được quyền sử dụng. Một ngày sau khi Hội nghị Trung ương 3 khóa 17 kết thúc, ngày 13/10/2008, ở TP Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (quê hương ông Đặng Tiểu Bình) đã thí điểm mở cửa một thị trường mua bán quyền sử dụng đất. Thị trường này gần giống như  thị trường chứng khoán Thượng Hải, cái khác là người ta không mua bán các cổ phiếu mà mua bán các giấy tờ chứng thực quyền sử dụng đất. Theo ông Tần Thế Khôi, người đứng đầu Thị trường này, nông dân rất hồ hởi với việc thành lập sàn trao đổi này, họ gọi điện thoại nhiều hỏi về các luật lệ thủ tục trước khi tham gia thị trường.

Theo đánh giá, đây có thể là bước đầu quan trọng trong việc phát triển tư hữu hóa ruộng đất, một biện pháp mang tính cởi trói để kinh tế nông thôn Trung Quốc có thể phát triển nhanh hơn.

II. Nhóm các vấn đề tác động không thuận lợi đến sự phát triển, ổn định của nền kinh tế

Thứ nhất, động đất ở Tứ Xuyên tháng 5.2008 làm khoảng 80.000 người thiệt mạng, trong đó có 19000 học sinh.

Ngày 12/5/2008 một trận động đất mạnh 7,8 độ rich te xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên. Đây là một thảm hoạ thiên nhiên lớn nhất ở Trung Quốc trong 30 năm qua. Đặc biệt, trong khoảng 15 ngày sau đó đã có thêm gần 200 dư chấn khác với cường độ khác nhau, với 5 dư trấn mạnh từ 6 độ rích te trở lên làm cho số nhà đổ, số người chết gia tăng nhanh. Tính đến ngày 28/5, con số người chết thống kê được đã lên đến gần 80 ngàn, số người mất tích là hơn 20 ngàn, số người bị thương là hơn 350 ngàn. Số người bị mất nhà cửa đang phải sống trong các lều bạt tạm bợ lên đến 4-5 triệu người. Có đến 5000 trẻ em mồ côi vì mất cả cha lẫn mẹ... Trận động đất đã gây tổn thất về kinh tế ước tính lên đến 122 tỷ USD, làm nhiều triệu nông dân lâm vào cảnh khốn khó. Để khắc phục hậu quả, Trung Quốc dự tính sẽ đầu tư khoảng 147 tỷ USD cho việc tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất . Động đất cũng làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là với các ngành dầu khí, than... Được biết Tứ Xuyên hiện chiếm khoảng 4% tổng sản lượng than sản xuất ở Trung Quốc. Sau trận động đất kinh hoàng này, báo chí Trung Quốc đã nêu một số điểm nóng trong dư luận bàn về vấn đề này.

Một là, có hay không chuyện gian lận trong xây dựng trường lớp cho học sinh. Tại sao chỉ có các ngôi trường học bị đổ do dư trấn trong khi nhiều ngôi nhà lân cận vẫn đứng vững. Hai là, công tác cảnh báo động đất đã làm tốt hay chưa. Trước khi xảy ra động đất, được biết có rất nhiều hiện tượng lạ ở nhiều địa phương lân cận. Chẳng hạn, ba tuần trước khi xảy ra động đất, một lượng nước lớn trong một hồ ở tỉnh Hồ Bắc - cách tâm trấn động đất khoảng 550 km, đã biến mất trong vài giờ. Ba ngày trước động đất, hàng ngàn con cóc nhảy ra một đường phố ở Miên Dương, nơi chịu ảnh hưởng nặng của động đất. Ở Vũ Hán, cách phía đông tâm chấn gần 1000 km, tờ Vũ Hán buổi tối cho biết, vào đúng ngày động đất xảy ra, có hiện tượng nhiều con ngựa vằn tự nhiên lao đầu vào cửa vườn thú... Tờ China Daily và rất nhiều báo địa phương Trung Quốc đã nêu vấn đề để các nhà khoa học xem xét rút kinh nghiệm có thể đưa ra cơ chế cảnh báo sớm, ngăn chặn thiết hạiSau trận động đất, Trung Quốc đã nhận được nhiều tỷ USD cứu trợ từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này cũng cho thấy tình cảm và sự nhiệt tình của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc.

Liên quan đến ảnh hưởng thiên nhiên, nhớ lại là hồi tháng 1 đầu năm, do thời tiết giá lạnh, băng tuyết nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đồng thời cản trở giao thông, làm nhiều người không về quê ăn tết được, bị kẹt trong các nhà ga. Ước tính có khoảng 16 triệu người bị ảnh hưởng. Thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ USD. Đến ngày 10/2 về cơ bản mới khôi phục được tình hình.

Thứ hai, liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường phục vụ Olimpic Bắc Kinh 2008. Trước khi diễn ra Olimpic Bắc Kinh 2008, dư luận quốc tế cho rằng môi trường ô nhiễm (sương mù, khói bụi...) ảnh hưởng đến chất lượng thi đấu của một số môn trong chương trình Đại Hội. Để hạn chế ô nhiễm, trước và trong thời gian diễn ra Olimpic, Bắc Kinh thực hiện cắt giảm một nửa số xe lưu thông trên đường phố và đóng cửa nhiều nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Từ 20/7 đến 20/9/2008, Trung Quốc quyết định cứ 1 ngày cho xe có biển số lẻ chạy, lại 1 ngày cho xe có biển số chẵn chạy. Như vậy mỗi ngày khoảng 3,3 triệu xe không được tham gia lưu thông ở Bắc Kinh. Đã có 300.000 xe tải gây ô nhiễm nặng đã bị cấm lưu hành kể từ ngày 1/7/2008. Các tài xế vi phạm sẽ bị phạt số tiền tương đương 14 USDViệc đóng cửa tạm thời nhiều nhá máy, việc hạn chế lưu lượng xe cộ lưu thông cũng là một nhân tố kiềm chế tăng trưởng ở Trung Quốc.

Đến giữa năm 2008, Theo Cục Lâm nghiệp Trung Quốc, tỷ lệ phủ xanh của các thành phố Trung Quốc đạt 36%. Riêng tỷ lệ phủ xanh của các khu vực trung tâm thành phố Bắc Kinh đạt 43%, đứng đầu các thành phố ở Trung Quốc. Trong hàng loạt các mục tiêu xây dựng môi trường sinh thái tốt cũng như để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, Trung Quốc đưa ra mục tiêu nâng tỷ lệ thảm rừng lên 20% vào năm 2010, nâng tỷ lệ phủ rừng lên trên 26% trong cả nước vào năm 2050.

Về việc tấn công khủng bố liên quan đến Olimpic. Sau nhiều năm tiến hành các hoạt động khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới, năm 2008 cũng đánh dấu sự hiện diện rõ ràng của chủ nghĩa khủng bố ở Trung Quốc. Theo các tài liệu được Trung Quốc công bố, các thế lực khủng bố ở nước này bao gồm: chủ nghĩa phân biệt, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan đã và đang thực hiện nhiều âm mưu thủ đoạn kể cả dùng bạo lực để ngăn chặn, phá hoại và chia cắt, làm suy yếu Trung Quốc về kinh tế, làm suy giảm ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc về chính trị.

Tháng1/2008, công an Tân Cương đã phá vụ tập kích khủng bố với âm mưu gây vụ nổ, bắt 10 phần tử khủng bố thuộc tổ chức “Phong trào hồi giáo Đông Turkestan” hoạt động ở nước ngoài. Lực lượng này vốn đã có kế hoạch tấn công khủng bố ở Trung Quốc từ cuối năm 2007. Ngày 21/7/2008 đã liên tiếp xảy ra 2 vụ đánh bom xe khách ở Côn Minh - Vân Nam làm 2 người chết và 14 người bị thương. Ngay sau đó là vụ tấn công nhằm vào lực lượng biên phòng ở Thành phố Kashi thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) làm 16 lính biên phòng Trung Quốc chết và 16 binh sỹ khác bị thương. Sáng ngày 10/8, cũng tại Tân Cương, nhiều vụ nổ làm rung chuyển khu tự trị Duy Ngô Nhĩ làm 8 người chết và 4 người bị thương. Tại thị trấn Cuca, cách thủ phủ Urumqi  của Tân Cương 740 km, nơi có khoảng 400.000 dân mà đa số là người theo đạo Hồi, có vụ thủ phạm lao xe tắc xi vào toà nhà văn phòng của chính quyền địa phương, cho nổ vật nổ tự tạo, phá huỷ nhiều nhà và xe cảnh sát. Sau khi điều tra, cảnh sát còn phát hiện 12 quả bom khác ở thị trấn này. Đối phó với tình trạng trên, Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động chống khủng bố. đó là các cuộc diễn tập chống khủng bố “Đột kích 2007” và “Đột kích 2008” vào cuối tháng 7/2007 và tháng 8/2008, trong sự phối hợp với Thái Lan tại Quảng Châu (2007) và tại Chiềng Mai - Thái Lan (2008).

Thứ ba, Về vụ sữa bẩn do bị nhiễm Melamine. Năm 2008, Trung Quốc được nhiều nước biết đến vì đã đưa ra thị trường (nội địa và quốc tế) sữa bẩn do bị nhiễm Melamine. Bắt đầu từ tháng 12/2007, Tập đoàn Tam Lộc (đóng tại TP Thạch Gia Trang) nhận đuợc nhiều than phiền của người tiêu dùng về việc nhiều trẻ em bị ốm sau khi uống sữa của tập đoàn này, đến giữa tháng 9/2008 khi Trung Quốc công bố kết quả kiểm tra sữa do 3 công ty sữa hàng đầu Trung Quốc sản xuất có nhiễm độc, thì vấn đề đã trở nên trầm trọng.

Đến cuối tháng 9.2008, đã có gần 53.000 trẻ em Trung Quốc bị ốm ở các mức độ khác nhau do dùng các sản phẩm sữa bẩn. Trong số này đã có nhiều trẻ em tử vong, hàng trăm em ở trong tình trạng nguy kịch. Cần lưú ý rằng đây không phải là lần đầu tiên điều này diễn ra ở Trung Quốc. Năm 2004, tập trung tại TP Phúc Dương tỉnh An Huy Trung Quốc, có hơn 10 trẻ em bị chết vì suy dinh dưỡng do uống phải sữa bột giả, gần 200 em bị mắc chứng bệnh đầu to.

Vụ việc dẫn đến làn sóng mạnh mẽ về thu hồi sữa Trung Quốc ở nước ngoài (Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan...), một số nước còn tiến hành tịch thu, hoặc kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc (Myanma). Sự việc đã một lần nữa cảnh báo về những yếu kém trong quản lý chất lượng thực phẩm ở Trung Quốc. Đồng thời, điều này một mặt làm khó khăn cho ngành chăn nuôi lấy sữa, mặt khác làm giảm uy tín hàng Trung Quốc trên thị trường thế giới.

Thứ tư, Trung Quốc trước tác động của Khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Kinh tế Trung Quốc chịu tác động của Khủng hoảng toàn cầu chủ yếu thông qua ảnh hưởng của xuất khẩu, do đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc suy giảm và do thị trường địa ốc suy yếu. Xuất khẩu giảm làm cho sản xuất công nghiệp giảm. Nhu cầu xây dựng nói chung giảm do thị trường địa ốc trầm lắng. Thứ nhất, về xuất khẩu. Mỹ là một thị trường xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc. Từ năm 1999 đến năm 2001, xuất khẩu sang Mỹ trung bình chiếm 8-9% GDP của Trung Quốc. Tuy nhiên từ năm 2003 trở đi tỷ lệ này là trên 10%. Trong các năm 2004, 2005, tỷ lệ này lên gần 11% (Tính theo số liệu của phía Mỹ. Còn theo số liệu của Trung Quốc thì con số thấp hơn. Xem thêm bảng dưới đây).


Bảng 1: Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ

và tỷ lệ so với GDP của Trung Quốc 1998-2007.

(Số liệu của phía Mỹ, Tỷ USD)

Năm

Xuất khẩu của TQ sang Mỹ

% GDP của TQ

2007

321,442.9

9,5

2006

287,774.4

10,6

2005

243,470.1

10,8

2004

196,682.0

10,7

2003

152,436.1

10,78

2002

125,192.6

9,8

2001

102,278.4

8,8

2000

81,788.2

 

1999

81,788.2

8,19

 

 

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chiếm đến 22% tổng xuất khẩu của Trung Quốc. Tỷ lệ này với nhật Bản và EU là 38%. Như vậy tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản lên đến 60% tổng xuất khẩu của Trung Quốc. Chính vì vậy, kinh tế Mỹ suy giảm kéo theo sự suy giảm của EU, Nhật Bản khiến nhu cầu nhập khẩu giảm làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc. Theo ước tính của Bộ Thương mại Trung Quốc, số tiền mà các doanh nghiệp Mỹ không thanh toán được cho các doanh nghiệp Trung Quốc theo đơn hàng đã đặt trong nửa đầu năm 2008 lên đến 100 tỷ USD. Thiệt hại liên quan đến nhiều ngành, từ quần áo, đồ gia dụng đến xây dựng. Chính vì vậy mà trong nửa sau của năm, nếu các đơn đặt hàng cao hơn mức 14.000 thì các doanh nghiệp Trung Quốc phải tìm hiểu rất kỹ về lịch sử công ty và thị trường họ sẽ xuất hàng sang.  Sau nhiều năm tăng trưởng xuất khẩu liên tục duy trì mức trên 20% thì trong năm 2008, mức tăng xuất khẩu của Trung Quốc có thể chỉ ở mức 10%. Và theo dự báo, mức tăng xuất khẩu của Trung Quốc năm 2009 có thể thấp hơn, không loại trừ khả năng tăng trưởng âm.

Về đầu tư nước ngoài, trong vòng 15 năm trở lại đây, Trung Quốc được liệt vào danh sách các thị trường thu hút FDI hấp dẫn nhất thế giới. Từ năm 2002 đến năm 2004, các nhà đầu tư thế giới liên tục coi Trung Quốc là địa điểm đầu tư số 1 của họ - xét về tiêu chí thị trường hấp dẫn nhất. Cho đến nay, đầu tư nước ngoài vẫn được xem là một động lực quan trọng cho tăng trưởng ở Trung Quốc. Từ năm 2001 đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Trung Quốc là: Hồng Kông, Đảo Virgin, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Đài Loan và CHLB Đức. Năm 2005, các nền kinh tế này chiếm đến hơn 77% tổng FDI vào Trung Quốc. Đặc biệt từ năm 2004, đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc tăng rất nhanh (xem bảng dưới). Khủng hoảng toàn cầu đã làm ảnh hưởng đến kinh tế cũng như khả năng cung ứng FDI nói chung của các nền kinh tế kể trên, do vậy FDI vào Trung Quốc cũng suy giảm.

 

 

Bảng 2: Đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc 1997-2006

Đơn vị: tỷ USD

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

5,150

6,350

9,401

11,140

11,387

10,294

11,877

15,430

17,033

22,228

Nguồn: U.S. Department of Commerce




Vậy khả năng của Trung Quốc trước cơn bão khủng hoảng toàn cầu là như thế nào? Có hai loại ý kiến.

Thứ nhất, là khả năng ứng phó với khủng hoảng toàn cầu của Trung Quốc không cao. Theo quan nhóm điểm này, tính đến tháng 10.2008 tuy Trung Quốc có gần 2000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ nhưng khoảng 1000 tỷ USD đã được dùng để mua các khoản nợ chính phủ của các nước phương Tây, trong đó hơn 500 tỷ USD mua các khoản nợ chính phủ và các cơ quan chính phủ Mỹ, Trung Quốc chỉ có 600 tấn vàng dự trữ (tương đương 17 tỷ USD - bằng gần 10% số của Mỹ). Trung Quốc cũng có đến 22 ngàn tỷ NDT tiền gửi tiết kiệm của cư dân (tương đuơng gần 3200 tỷ USD), tuy nhiên, tính theo đầu người con số còn khiêm tốn, chỉ đạt 17000 NDT/ người (tương đương 2460 USD). Mặt khác, cuối năm 2007, vẫn còn 14,8 triệu người Trung Quốc sống trong điều kiện bần cùng tuyệt đối với thu nhập 785 NDT/năm (113 USD), số người có có thu nhập thấp (1067 NDT/năm) là 28,4 triệu người.

Thứ hai, các giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nước này hoàn toàn đủ khả năng ứng phó với tác động từ bên ngoài và nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng cao trong năm 2008. Theo ông Thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên, nền kinh tế Trung Quốc đủ mạnh để vượt lên con bão khủng hoàng toàn cầu. Rằng tiêu dùng trong nước sẽ giúp Trung Quốc bù đắp nhu cầu sụp giảm ở nước ngoài về hàng hóa của nước này. Ngân hàng trung ương Trung Quốc (POC) đã và sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt để khắc phục những khó khăn trước mắt. Đó là tình trạng rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất hàng xuất khẩu đã sản xuất cầm chừng hoặc ngừng sản xuất. Trong khi mức tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn và vừa sụp giảm mạnh.

Ở Trung Quốc 80% việc làm phụ thuộc vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành phố Ôn Châu (tỉnh Triết Giang), nơi kinh tế tư nhân phát triển nhất, là hình mẫu cho các nơi khác ở Trung Quốc, một điển hình phát triển thủ công nghiệp ở vùng duyên hải Đông Nam Trung Quốc. Vậy mà trong 6 tháng đầu năm 2008, gần 10% các nhà máy sản xuất giày ở đây đã phải đóng cửa - một điều chưa từng thấy. Từ đầu năm đến tháng 10.2008, các doanh nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động trong các lĩnh vực sản xuất giày, bật lửa, kính, quần áo… đều đang trong tình trạng rầu rĩ, thoi thóp, sống dở chết dở. Cuối tháng 3.2008, Giám đốc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ôn Châu Zhou Dewen, trong trả lời phỏng vấn truyền hình Trung ương cho biết, gần 20% các doanh nghiệp Ôn Châu đã ngừng hoặc giảm 50% hoạt độngCho đến tháng 10.2008, các doanh nghiệp trước đây chưa bao giờ thiếu tiền mặt thì bây giờ cũng lâm vào khó khăn. Lợi dụng tình trạng này, một số chủ đầu tư phát lên nhờ hoạt động tín dụng lén lút, cho vay nặng lãi với mức từ 1,5 đến 3% tháng. Cuối tháng 10.2008, có từ 9000 đến 45000 xí nghiệp, nhà máy trong vùng Quảng Châu, Đông Quản, Thâm Quyến ở phía nam Trung Quốc lâm vào cảnh khó khăn, phải đóng cửa và ít nhất hơn 2 triệu người mất việc làmỞ phía Nam Thượng Hải, có 6 vụ phá sản lớn, trong đó có các tập đoàn như: Tập đoàn chế tạo máy khâu, tập đoàn Jianglong, Feiyue Group tập đoàn Zhejiang Yixin Phamarceutical Co. - một trong những tập đoàn dược phẩm lớn nhất Trung Quốc. Bốn trong 6 chủ doanh nghiệp/ tập đoàn này bỏ trốn, một người tự sát và một người bị bắt. Theo đánh giá, các công ty sản xuất đồ chơi, may mặc... bị thiệt hại nhiều nhất. Đến tháng 11.2008, có hơn 3600 nhà máy sản xuất đồ chơi, hầu hết là các nhà máy nhỏ, tương đương một nửa số doanh nghiệp sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc đã bị đóng cửa. Một tháng trước đó, đã có 3 nhà máy thuộc tập đoàn Smart Union Group phải ngừng hoạt động khiến cho gần 9000 công nhân bị mất việc. Theo tờ Los Angeles Times 3/11/2008, trong nửa đầu năm 2008 có 67000 nhà máy các loại ở Trung Quốc bị đóng cửa, con số ước tính trong cả năm 2008 có thể lên đến 100.000. Hiện tượng nhiều nhà máy bị đóng cửa, các khoản nợ chồng chất, nhiều chủ doanh nghiệp bỏ trốn đã để lại một số lượng không nhỏ công nhân không được trả lương là nguy cơ gây bất ổn định. Được biết, trước khi nổ ra Khủng hoảng, các nhà máy, doanh nghiệp Trung Quốc đã phải chịu sức ép lớn về chi phí lao động tăng, giá nguyên vật liệu cao do đồng NDT tăng giá.

Vậy Chính phủ Trung Quốc hành động gìKhủng hoảng toàn cầu tác động tiêu cực đến kinh tế Trung Quốc nhưng giải pháp của Chính phủ lại có tác động tích cực đến tăng trưởng ở nước này. Ở Trung Quốc từ nhiều năm nay, đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu vẫn là 3 động lực chính thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Khác với các nền kinh tế quy mô nhỏ khác, Trung Quốc có thị trường nội địa khổng lồ và họ cho rằng đây là phao cứu sinh quan trọng mỗi khi thị trường thế giới có biến động, bị trì trệ. Chính vì vậy, như Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc, Chu Tiểu Xuyên đã nói, thúc đẩy tiêu dùng trong nước là cách tốt nhất để Trung Quốc tự cứu mình và giúp cho nền kinh tế thế giới giảm bớt nguy cơ lâm vào đợt suy thoái kéo dài.

Đáng chú ý nhất là ngày 9/11 Chính phủ Trung Quốc đã thông qua kế hoạch gói kích thích kinh tế 4000 tỷ NDT, tương đương 586 tỷ USD. Đây là một kế hoạch kích thích phát triển kinh tế lớn nhất từ trước đến nay được thực hiện ở Trung Quốc. Số tiền khổng lồ này sẽ được sử dụng trong 2 năm đến năm 2010. Trong đó khoảng 100 tỷ NDT (tương đương 14,5 tỷ USD) được sử dụng trong quý 4 năm 2008. Ngày 15/11/2008, Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị - nông thôn Trung Quốc (MOHURD) cho biết, Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch đầu tư 900 tỷ NDT (tương đuơng 132 tỷ USD) trong 3 năm tới để xây nhà cho cư dân có thu nhập thấp. Được biết, trong số này có 100 tỷ NDT đề cập ở trên. Và số tiền này phải giải ngân trước tháng 3/2009. Theo kế hoạch, MOHURD sẽ xây dựng hơn 2 triệu căn hộ cho thuê giá rẻ, 4 triệu ngôi nhà có giá mức trung bình và sửa chữa lại nhà ở cho 2,2 triệu người đang sống tại các khu nhà ổ chuột tại các khu khai thác mỏ, các nông trang.

Phần lớn số tiền 4000 tỷ NDT này để thực hiện những chương trình trong 10 lĩnh vực như: xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp,  phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, phát triển y tế giáo dục, tăng cường bảo vệ môi trường, đổi mới công nghệ... tái thiết các vùng bị tàn phá do thiên tai mà trước hết là các khu vực chịu tác động mạnh của trận động đất vừa qua ở Tứ Xuyên và các vùng lân cận thuộc hai tỉnh Cam Túc và Thiển Tây.

Chương trình kích thích kinh tế trọn gói 4000 tỷ NDT tương đương 1/6 GDP của Trung Quốc theo đánh giá là một giải pháp mạnh thể hiện hành động linh hoạt, quyết định dứt khoát và nhanh chóng của Chính phủ Trung Quốc trước tình hình mới. Điều này cũng cho thấy Trung Quốc quyết đoán nhiều hơn so với Mỹ, mạnh mẽ hơn so với Mỹ bởi Mỹ với GDP trên 14 ngàn tỷ USD nhưng mới quyết định tung 700 tỷ USD vào thị trường, trong khi GDP của Trung Quốc chỉ khoảng 3600 tỷ nhưng tung vào thị trường tới gần 600 tỷ USD.

Các hành động đối phó Khủng hoảng của Chính phủ Trung Quốc có thể chia thành 3 nhóm biện pháp.

Thứ nhất, chương trình đầu tư công cộng, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó có phát triển quỹ nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp; hiện đại hoá giao thông, xây dựng mạng lưới đường sắt, đường bộ, xây dựng các sân bay ở các tỉnh phía Tây, tái thiết Tứ Xuyên sau động đất... Được biết Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch phát triển mạng lưới đường sắt giai đoạn 2004-2020. Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt kế hoạch đầu tư 2000 tỷ NDT (tương đuơng 292 tỷ USD) cho phát triển hệ thống đường sắt trung hạn và dài hạn. Cho đến nay khoảng 1200 tỷ NDT đã được đưa vào nhiều công trình đường sắt đã và đang xây dựng. Tình hình hiện nay khiến cho các cơ hội đầu tư tăng lên và con số vốn chi cho xây dựng đường sắt có thể vượt mức 2000 tỷ NDT. Theo dự báo của công ty chứng khoán Shenying & Wanguo, các năm 2008-2010 sẽ là thời kỳ cao điểm cho các khoản đầu tư vào lĩnh vực đường sắt với số tiền đầu tư tương ứng sẽ là khoảng  244 tỷ NDT cho năm 2008, 341 tỷ NDT cho năm 2009 và 333 tỷ NDT cho năm 2010. Có như vậy thì đến năm 2010 Trung Quốc mới có thể có tổng chiều dài đường sắt 161.000 km so với mức 125.000 của năm 2007.

Thứ hai, hướng tới cải thiện hệ thống an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho những người có hoàn cảnh khó khăn như tăng trợ cấp cho nông dân, nâng giá bán nông sản... Uỷ ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã công bố kế hoạch an ninh lương thực trung và dài hạn với mục tiêu đến năm 2010 duy trì sản lượng lương thực ở mức tối thiểu 500 triệu tấn/ năm, và phải duy trì tối thiểu 105,3 triệu ha đất trồng cây lương thực và đảm bảo cung cấp trên 95% nhu cầu lương thực cả nước trong vòng 12 năm (đến năm 2020). Bắt đầu tư năm 2009, Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh giá mua lúa mì tối thiểu cho nông dân .

Bắt đầu từ năm học 2008-2009, Trung Quốc thực hiện miễn toàn bộ học phí cho chương trình 9 năm giáo dục phổ cập (tiểu học và trung học cơ sở). Như vậy, số học sinh đang theo học đựoc miễn học phí lên đến 28,21 triệu. Tại khu vực thành thị, trừ những trường học có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vẫn phải trả tiền mua sách giáo khoa và đồng phục.

Thứ ba, là nhóm các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp như: nâng mức hoàn thuế xuất khẩu, hỗ trợ nghiên cứu thúc đẩy phát triển công nghệ mới. Trung Quốc đã nâng mức hoàn thuế xuất khẩu đối với 3486 sản phẩm (1/4 danh mục hàng xuất khẩu bị đánh thuế). Chẳng hạn mức hoàn thuế xuất khẩu đối với đồ chơi, hàng dệt may tăng từ các mức 11% và 13% lên mức 14%. Các hàng hoá khác được hưởng mức hoàn thuế xuất khẩu từ  9 đến 13%Để ổn định nguồn cung đầu vào cho sản xuất trong nước, từ ngày 20/8/2008, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với nhóm hàng hợp kim, than cốc và than. Theo đó sẽ áp dụng mức thuế xuất khẩu tạm thời đối với phương thức thương mại thông thường với mức thuế xuất khẩu tạm thời là 15%. Tăng thuế xuất khẩu tạm thời đối với than cốc từ 25% lên 40%; với than luyện cốc từ 5% lên 10%, thuế xuất khẩu tạm thời đối với than khói khác là 10%.  Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc còn quyết định cắt giảm thuế cho các công ty khi mua tài sản cố định như các loại máy móc, thiết bị nhằm kích thích tăng đầu tư. Theo ước tính riêng khoản cắt giảm thuế này giúp các công ty giảm được chừng 120 tỷ NDT chi phí. Ngoài ra để khuyến khích đầu tư nhiều hơn cho phát triển, Trung Quốc còn bỏ hạn ngạch cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ, tăng trợ giá cho nông dân.

Cần biết là hiện nay mỗi năm Trung Quốc có khoảng 24 triệu người gia nhập thị trường lao động, cộng với số 12- 14 triệu nông dân hàng năm vào làm việc trong các lĩnh vực gia công chế biến... con số lên đến gần 40 triệu. Theo nhận định do nhu cầu xuất khẩu giảm, muốn giảm sức ép thất nghiệp, Trung Quốc không còn cách nào khác phải tăng đầu tư, kích cầu nội địa để duy trì mức tăng trưởng từ 9 đến 10%. Nếu không duy trì được mức tăng như vậy, có thể sẽ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Chính vì vậy, Trung ương Trung Quốc yêu cầu chính quyền các địa phương  thực hiện phương châm 16 chữ “Ra tay mạnh bạo, ra đòn nặng nề, biện pháp phải đúng, công việc thực tế” để đảm bảo duy trì mức phát triển kinh tế cao. Ra tay, ra đòn ở đây đuợc hiểu là các biện pháp mạnh để đối phó với các nhiệm, vụ các thách thức đặt ra.

Triển vọng:

Năm 2009, các chính sách của Chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung vào những vấn đề chính như: đấu tranh chống tham nhũng, cải cách chế độ đất đai, tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Do triển vọng của thị trường thế giới vẫn ảm đạm tác động đến xuất khẩu và trì trệ về đầu tư, mức tăng GDP của Trung Quốc năm 2009 dự báo chỉ đạt 8%, lạm phát sẽ thấp hơn và duy trì ở mức 3,8% trong khi thặng dư tài khoản vãng lai có thấp hơnnhưng vẫn đạt khoảng 7,5% GDP năm 2009 và 5,8% GDP năm 2010./.

 

TS. PHẠM THÁI QUỐC

(Viện Kinh tế và Chính trị thế giới)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ADB: 10% growth for China's economy in 2008.

http://www.chinaeconomicreview.com/dailybriefing/2008_04_03/ADB:_10_growth_for_Chinas_economy_in_2008.html

2. Thời báo Kinh tế VN 17/11/2008.

www.chinaview.cn

3. Báo cáo của các Ô. Trung Khởi Quyền, Vi Khắc Nghĩa, Cổ Tiểu Tùng về Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây tại Viện KHXH 3/4/2008.

4. Thời báo Ngân Hàng số 12.7.2008

5. Tin kinh tế 26/8/2008

6. Trung Quốc tốn 147 tỷ USD tái thiết động đất,

http://vn.news.yahoo.com/vne/20080815/twl-trung-quoc-ton-147-ty-usd-tai-thiet-79585cb.html

7. Những dấu hiệu lạ trước trận độnng đất kinh hoàng ở Trung Quốc,

htp://dantri.com. vn/ Thegioi /hung-dau-hieu-la-truoc-tran-dong-dat-kinh-hoang-o-Trung-Quoc/2008/5/232625.vip

8. Báo Đại đoàn kết 21/7/2008

9. Hà Nội mới 11/8/2008

10. Báo Le Courrier International 28/10/2008, TKĐB 5.11.2008

11. Đài RFI 10/11, tin kinh tế 12/11/2008

12. Kiều OanhTrung Quốc công bố “đại kế hoạch” kích thích kinh tếhttp://vneconomy.vn/2008111011331349P0C99/trung-quoc-cong-bo-dai-ke-hoach-kich-thich-kinh-te.htm

13. Thời báo Kinh tế VN 17/11/2008

14. Thời báo Kinh tế VN 17/11/2008

15. Thời báo tài chính 5/9/2008

16. Tân Hoa xã 23/10/2008

17.Forecast , http://www.economist.com/countries/CHINA/profile.cfm?folder=Profile-Forecast, Oct 30th 2008, From the Economist Intelligence Unit Source: Country Forecast


 


Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008

Trần Huỳnh Duy Thức: ĐÔ-LA NGOẠI SẼ ĐI TỚI ĐÂU (tiếp theo)

Phần đầu

Tham nhũng hãm tốc độ

Chẳng có gì là không chính xác khi nói rằng nguyên nhân của tất cả mọi vấn đề trên làm nền kinh tế lưu thông ì ạch là do tham nhũng. Vì để được hối lộ nên những thủ tục hành chính quan liêu không thể cải thiện bất chấp quyết tâm cải cách hành chính từ trên cao. Người dân muốn được việc thì phải chi tiền bôi trơn, càng làm giảm đi nguồn vốn. Vì để được đút lót, ăn chia những món lợi béo bở từ làm giá đầu cơ chứng khoán, bất động sản nên quan chức mới tiếp tay cho những nhóm lợi ích. Tham nhũng không những làm chậm tốc độ lưu thông tiền mà còn giảm mạnh hiệu quả sử dụng vốn. Một tác động kép thật tai hại.

Tham nhũng là nhân chứ không phải là quả, không như chủ tịch nước thường nói “tham nhũng là do ta quản lý kém”. Do tham nhũng nên hệ thống quản lý kém đã cố tình được tạo ra và duy trì. Muốn chống tham nhũng thì phải hạn chế rồi tiến đến triệt tiêu động lực tham nhũng. Thế nào để làm được điều đó thì đã có nhiều góp ý gửi cho các vị lãnh đạo cao nhất từ lâu. Vấn đề còn lại là ở các vị. Chống tham nhũng vừa dễ vừa khó. Dễ vì nó chẳng tốn kém gì mà lại còn được lợi, không phải đánh đổi cái gì khác như các giải pháp chống lạm phát đang thực hiện. Khó vì nó đòi hỏi người ta phải vượt qua khỏi những gì đời thường, những vấn đề lịch sử, những vấn đề tình cảm và lợi ích cá nhân để chỉ nhắm đến một thước đo duy nhất: quyền lợi của đa số dân chúng.

Ở Việt Nam nhập siêu tăng nhanh cũng có phần đóng góp của tham nhũng. Các quan chức tham lam giờ đây thích tích trữ tài sản ở nước ngoài. Họ yêu cầu các đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên liệu và dịch vụ nhập khẩu phải thanh toán tiền hối lộ ở bên ngoài. Giá nhập khẩu vì vậy mà bị nâng lên. Năm ngoái thủ tướng chính phủ có văn bản chỉ thị một số chủng loại hàng hóa mà các đơn vị nhà nước phải mua qua các doanh nghiệp trong nước thì các quan chức tham nhũng này yêu cầu các nhà thầu trong nước phải có công ty đại diện ở nước ngoài để ký hợp đồng cung ứng cho những phần hàng hóa nhập khẩu. Với mức nhập khẩu lớn như Việt Nam hiện nay, một khoản thất thoát 5-10% từ nhập khẩu của các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cũng làm cho nhập siêu tăng thêm vài tỷ đô-la Mỹ một năm.

Chống lạm phát hiệu quả

Một lần nữa, xin được kêu gọi chính phủ hãy dừng ngay chính sách thắt chặt tiền tệ gia tăng lãi suất để chống lạm phát. Hãy tập trung gia tăng tốc độ lưu thông tiền cho cả nền kinh tế bẳng cải cách hành chính kèm chống tham nhũng triệt để. Song song đó, tập trung lành mạnh hóa ngay thị trường chứng khoán và bất động sản để đưa nó vào chu trình vận hành chung của cả nền kinh tế nhằm thực sự tạo ra của cải vật chất phục vụ cho người dân chứ không phải là công cụ để đầu cơ trục lợi. Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ được trả về với giá trị thực và sẽ có không ít kẻ đầu cơ phá sản. Nhưng tuyệt đối không cứu thị trường, không cứu bất kỳ ai tham gia vào thị trường bằng bàn tay của nhà nước. Thay vào đó là tập trung xác lập một thị trường hoàn toàn cạnh tranh[8], đảm bảo sự công bằng cho mọi thành phần kinh tế kể cả nước ngoài được tham gia dễ dàng vào thị trường. Nhưng nhà nước phải có những chương trình hỗ trợ (chứ không phải bảo hộ) cho các thành phần kinh tế trong nước bằng những biện pháp xanh phù hợp với qui định của WTO.

Thực tế sau gần 5 tháng thực hiện thắt chặt tiền tệ cho thấy nó chẳng mang đến kết quả nào cho việc chống lạm phát. Cung tiền thay vì phải giảm thì vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ lưu thông tiền vẫn chậm chạp[9]. Tiền tăng nhưng nền kinh tế vẫn thiếu vốn, doanh nghiệp trong nước vẫn khát tiền, người dân không có niềm tin lạm phát sẽ giảm. Đua tranh lãi suất để thu hút tiền tiết kiệm trong dân thực chất không khác gì tiếp máu để nuôi những hạch ung thư chứng khoán và bất động sản. Chỉ có cách tăng cao tốc độ lưu thông tiền thì doanh nghiệp sẽ cần ít vốn đi mà vẫn có thể tăng được sản lượng nhanh chóng với chi phí thấp – một yếu tố quan trọng để giảm lạm phát. Nếu làm thật tốt điều đó thì có khi chẳng cần phải vay thêm vốn, có thể điều chuyển vốn lưu động đang dôi ra (do tốc độ quay vòng vốn được cải thiện) để đầu tư phát triển, tiếp tục tạo ra sản phẩm đáp ứng rất tốt cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước.

Về phía người dân, một chính sách vĩ mô đúng đắn vào lúc này là phải thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa và làm sao để người dân có đủ sức mua nhằm gia tăng thể lực, trí lực hơn nữa để thay đổi thành phần của mình cao hơn. Trí lực và thể lực của người dân là những nền tảng quan trọng để tạo ra của cải cho quốc gia, chúng càng tốt thì đất nước càng mạnh, người dân càng giàu. Có tiền mà đem cất đi thì người ta không thể thay đổi tốt hơn, xã hội không thể phát triển thịnh vượng. Quốc hội cần điều chỉnh ngay mức phải nộp thuế thu nhập dành cho người có thu nhập cao hiện hành phù hợp với mức độ lạm phát, cần đình hoãn việc thi hành luật thuế thu nhập cá nhân vào đầu năm sau đến một thời điểm thích hợp. Việc này chắc chắn sẽ tạo niềm tin cho dân chúng rất lớn để tiếp tục đầu tư vào tương lai, thay vì hoài nghi phòng thủ bằng những kế hoạch dự phòng tiêu cực như hiện nay. Khi không có niềm tin thì việc làm đó của người dân là chính đáng.

Việc lành mạnh hóa thị trường chứng khoán và bất động sản sẽ thực sự giải nguy cho các ngân hàng vốn đang rất nguy cấp vì bị chôn một lượng tiền cực lớn vào đó. Không những thế, nó còn làm giảm ngay áp lực đua tranh gia tăng lãi suất. Cùng với lượng vốn cần ít đi do tốc độ lưu thông tiền tăng mạnh chắc chắn sẽ kéo lãi suất xuống mức thấp. Làm thật tốt thì kéo lãi suất xuống dưới 10% trong năm nay không phải là việc quá khó. Chính phủ không được can thiệp, ngược lại cần hỗ trợ các ngân hàng phát mãi các tài sản thế chấp không thanh toán được nợ cho dù con nợ đó có là ai. Số tiền thu hồi về có thể không thể bằng lúc cho vay ra nên phải chịu lỗ nặng, nhưng lỗ nặng còn hơn là sụp đổ lúc chưa kịp lỗ. Dù sao các ngân hàng cũng đã được hưởng lợi quá lớn thời gian trước. Ngân hàng không còn nguy cơ, doanh nghiệp không bị khát vốn, người dân không cần thủ nhiều dự trữ thì sức mạnh của những kẻ ghim giữ tiền với những mưu tính thâm hiểm sẽ giảm đi một cách đáng kể.

Những kẻ này muốn đưa tiền vào lưu thông cũng không phải dễ nếu như chính phủ có biện pháp chống đầu cơ hữu hiệu. Muốn vậy thì giá cả phải được hoàn toàn linh hoạt theo nguyên tắc thị trường đồng thời với việc chính phủ phải tập trung giám sát và chế tài nghiêm ngặt việc tuân thủ luật pháp để duy trì một môi trường cạnh tranh quyết liệt. Việt Nam đã có đủ những bộ luật như vậy, điều cần thay đổi là sửa các nghị định để tăng mức xử phạt hành chính lên thật cao, thật thích đáng. Việc ghìm giá chẳng mang đến lợi ích gì ngoài việc tiếp tay cho tham nhũng và làm giảm động lực đầu tư cho sản xuất để gia tăng sản lượng.

Duy nhất 3 mặt hàng là xăng dầu, điện, nước cần được nhà nước trợ giá. Việc nâng giá xăng dầu vừa rồi chính phủ đã bỏ mất một cơ hội và công cụ quan trọng để tạo sự bình ổn vĩ mô. Nếu giữ mức giá cũ thì ngân sách nhà nước chỉ cần bù không quá 15 ngàn tỷ đồng trong năm nay (không thể là trên 70 ngàn tỷ như bộ trưởng Tài chính phát biểu). Con số này quá nhỏ so với thu 85 ngàn tỷ đồng từ dầu thô vào ngân sách 2008, nó chưa bằng khoản thặng dư tăng thêm do giá dầu thô tăng vọt. Trong tình hình vĩ mô rất nhiều biến động, các nhà quản lý rất cần một số cái neo để cố định một vài yếu tố đầu vào quan trọng. Khủng hoảng giá dầu thế giới gây rối loạn cho rất nhiều nền kinh tế. Nhưng Việt Nam may mắn khai thác được dầu thô. Dùng thặng dư do tăng giá dầu thô để trợ cấp giữ cố định giá xăng dầu cho toàn dân, cho cả nền kinh tế là biện pháp vừa hợp đạo lý, vừa mang lại hiệu quả cao. Nhiều ý trả lời, phát biểu của nhiều quan chức chính phủ cho thấy những quan điểm sai lầm: trợ giá là phi kinh tế thị trường trong khi đó các mệnh lệnh hành chính để áp chế giá cả lại được xem là cần thiết của chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Những phản bác chỉ trích về việc trợ giá xăng dầu nếu có sẽ đến từ những nước thành viên WTO, nhưng tới hiện nay Việt Nam chưa bị ràng buộc bởi những việc làm như thế. Giá xăng dầu đã được điều chỉnh lên bằng mức ở Mỹ, ở Úc. Thế nhưng bộ trưởng Tài chính vẫn dự kiến có thể sẽ phải bù trên 50 ngàn tỷ đồng cho đến cuối năm nay thì thực sự phải đáng lo ngại.


Quốc doanh và tư nhân

Cần tạo điều kiện ngay cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh mà Việt Nam đã cam kết mở cửa cho nước ngoài theo lộ trình gia nhập WTO, sắp tới là hiệp định đầu tư song phương với Mỹ. Doanh nghiệp tư nhân hiện nay không chỉ bị hạn chế đầu tư bởi lãi suất cao mà còn bị gạt ra bên ngoài bằng rào cản pháp lý. Những lĩnh vực có khả năng sinh lời cao hiện nay chỉ dành cho doanh nghiệp nhà nước và được cam kết cho nước ngoài tham gia vào sau 3 đến 5 năm gia nhập WTO. Doanh nghiệp trong nước không có lý do gì không thể tận dụng lợi thế đi trước trên sân nhà. Doanh nghiệp tư nhân thì không được làm, doanh nghiệp nhà nước cả năm nay dồn sức cho những khoản đầu tư vào chứng khoán, tài chính-ngân hàng, bất động sản và nhiều việc trái nghề khác, giờ thì loay hoay với cắt giảm đầu tư công. Điều này lại càng tạo ra thêm những khoảng trống tai hại cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng lấp vào.

Hơn nữa, cần thay đổi vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước là để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, chứ không phải trở thành những đối thủ cạnh tranh mạnh, trực diện với khu vực tư nhân như hiện nay. Với tiềm lực lớn, các doanh nghiệp nhà nước luôn phải đi tiên phong để đầu tư vào những hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi đầu tư lớn để phục vụ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, xem họ là khách hàng của mình. Người ta sẽ phải hỗ trợ và nâng đỡ khách hàng của mình chứ không thể chèn ép như tình trạng hiện nay. Làm được như vậy thì cả 2 khu vực doanh nghiệp trong nước đều mạnh, tạo ra một nội lực rất khỏe. Chính sức mạnh này sẽ cuốn các đầu tư nước ngoài vào để gia tăng thêm giá trị và sức mạnh cho guồng máy kinh tế Việt nhờ kết hợp với công nghệ ngoại và kết nối với thị trường quốc tế. Với thực trạng “chia rẽ” như hiện nay nền kinh tế đã yếu lại còn yếu hơn khi dòng vốn ngoại ập vào. Khối ngoại sẽ điều khiển cuộc chơi, những tập đoàn và tổng công ty nhà nước sẽ chẳng khác gì những con hổ giấy, dễ dàng bị xé nát, bán rẻ.

Một khi các doanh nghiệp nhà nước mạnh lên theo như cách đã đề cập ở trên, tự nó sẽ tạo ra một động lực giải tư lành mạnh đặt trên lợi ích của quốc gia hài hòa với tất cả các thành phần kinh tế. Động lực như vậy sẽ hoàn toàn khác với những kiểu động lực của cổ phần hóa hiện nay. Khách hàng – những doanh nghiệp tư nhân đương nhiên là muốn được sở hữu một phần các nhà cung cấp chủ lực của mình, ngược lại thì các nhà cung cấp này cũng muốn khách hàng của mình trở thành cổ đông. Điều này sẽ tạo ra những cấu trúc cổ đông hiệu quả, chặt chẽ nên càng gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Sẽ thực sự tai hại nếu nghĩ rằng chỉ có cách bán rẻ cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược (được hiểu là nước ngoài) thì mới có thể làm cho doanh nghiệp nhà nước mạnh lên.

Chính trị và xã hội

Nếu không chấp nhận thay đổi và thay đổi nhanh chóng từ nay đến cuối năm 2009 thì chắc chắn rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ lệ thuộc mạnh mẽ vào nước ngoài khi những cam kết mở cửa sâu rộng với quốc tế có hiệu lực. Hãy nhìn vào nhiều nước ở châu Mỹ La tinh mà xem, nước ngoài sở hữu và chi phối hầu hết nền kinh tế. Những nơi đó có rất nhiều những tập đoàn khổng lồ nhưng chẳng thấy hoạt động hay tiếng tăm gì ở ngoài nước. Chúng xây rào để tập trung khai thác tối đa thị trường nội địa với giá cắt cổ. Những kết nối với thị trường quốc tế của chúng nếu có cũng chỉ là gia công nhờ lao động rẻ, xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, nông sản nhờ lợi thế thiên nhiên. Chúng bóp chết cạnh tranh để liên kết thỏa thuận với nhau kiểm soát thị trường, bóng dáng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như không có. Vì thế mà thành phần trung lưu cũng chẳng tồn tại. Một nền kinh tế như thế thì có khác gì với kiểu của các nước thuộc địa thời thực dân.

Ở những nước này, người ta sẽ dễ choáng ngợp với những đô thị nguy nga tráng lệ nhưng những người buôn bán nhỏ lẻ bị cấm đoán ở đó. Xã hội phân chia ra hai thành phần ở hai thái cực, tầng lớp thượng lưu chỉ dưới 1% dân số nhưng sở hữu đến hơn 50%-60% lượng của cải của toàn xã hội, kiểm soát đến 80%-90% cả nền kinh tế, 99% thành phần bình dân nghèo chia nhau phần còn lại. Ở bất kỳ đất nước phát triển nào, thành phần trung lưu luôn là lực lượng và động lực để dẫn dắt sự tiến bộ của toàn xã hội. Giáo sư Joseph E. Stiglitz, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001 viết: “Tầng lớp trung lưu là tầng lớp có truyền thống ủng hộ sự cai trị bằng luật pháp, ủng hộ giáo dục phổ thông cho mọi người và ủng hộ tạo lập hệ thống an sinh xã hội. Đây là những yếu tố cơ bản cho một nền kinh tế lành mạnh và sự xói mòn của tầng lớp trung lưu đã đồng thời kéo theo sự giảm sút ủng hộ những cải cách quan trọng này... Trong lịch sử, tầng lớp trung lưu luôn là trung tâm trong xây dựng xã hội dựa trên những nguyên tắc luật pháp và giá trị dân chủ”.[10] Chính vì vậy mà tầng lớp thống trị ở những nước này không muốn tồn tại thành phần trung lưu. Không có thành phần này dẫn dắt nên lá phiếu đa số của thành phần bình dân nghèo rất dễ bị lợi dụng và thao túng.

Ở Peru vào năm 1990 người dân nước đó đã bầu một người Nhật, với khuôn mặt Nhật, cái tên cũng Nhật – Fujimori - lên làm tổng thống trong 10 năm liền. Sau một vài chương trình mị dân đầu nhiệm kỳ, Fujimori bắt đầu thực hiện những chính sách hạn chế cạnh tranh làm lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt từ Nhật. Kinh tế Peru có thời tăng trưởng rất cao nhưng phân hóa xã hội và giàu nghèo lại càng trầm trọng. Cuối cùng ông ta bị hạ bệ trong lúc đang công du ở Nhật. Sau đó người dân phát hiện ra tổng thống của mình đã khai man là sinh trưởng ở Peru, thực chất là sinh ra ở Nhật, gần trưởng thành mới tới Peru.

Văn hóa và bản sắc

Một nền kinh tế bị bóp chết cạnh tranh không chỉ tạo ra các vấn đề về kinh tế. Ở một môi trường cạnh tranh quyết liệt thì cạnh tranh cao nhất cuối cùng là cạnh tranh con người, cạnh tranh chất xám. Chỉ khi đó con người mới thực sự được tôn trọng. Xem xét tác động của việc này ở khía cạnh văn hóa và bản sắc sẽ thấy nó ảnh hưởng quan trọng như thế nào. Một doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tại một địa phương nào đó. Nếu buộc phải cạnh tranh thì họ phải có những chính sách nâng đỡ tài lực, thể lực và trí lực của người lao động địa phương. Muốn vậy họ phải xây dựng những chính sách quản trị phù hợp với văn hóa địa phương để ưu đãi và thu hút nhân tài về cho họ. Kết quả là chính lực lượng lao động này sẽ tăng cường tính văn hóa địa phương kết hợp sự giao thoa với văn hóa du nhập từ doanh nghiệp nước ngoài để tạo nên những thành tựu văn hóa mới của địa phương đó mà không mất đi bản sắc. Tiến đến là làm giàu văn hóa đó đến mức có thể lan tỏa ra những khu vực khác, cộng đồng khác.

Nhưng nếu ngược lại, ở một môi trường cạnh tranh không phải là sống còn và tại đó thu hút đầu tư nước ngoài là nhờ nguồn lao động rẻ. Lực lượng lao động đó không đủ mạnh về tri thức và năng lực, hay chỉ là những lao động giản đơn thì thường phải tranh giành để làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp này không việc gì phải nương theo văn hóa địa phương để xây dựng các chính sách quản trị phù hợp mà ngược lại người lao động địa phương đó phải thỏa mãn ông chủ nước ngoài, hành xử hoàn toàn theo văn hóa của họ. Kết quả là lực lượng lao động địa phương sẽ đánh mất đi bản sắc văn hoá của mình và để văn hóa ngoại du nhập lấn át. Còn nhiều những quan hệ giao tiếp văn hóa ở nhiều lĩnh vực và cộng đồng khác nhau nhưng chắc chắn rằng trong thế giới ngày nay văn hóa chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi các sản phẩm, dịch vụ và phương thức quản trị của các doanh nghiệp.

Hoàng yến và diều hâu

Những đồng đô-la ngoại luôn có sức ảnh hưởng lớn, làm chuyển biến sâu sắc và tác động khốc liệt một cách toàn diện đến tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội lẫn chính trị của những nơi mà nó đi đến. Dù vậy kết quả của những tác động này sẽ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thái độ phản ứng và sức mạnh của nội lực. Những mong tầng lớp trí thức, tầng lớp trung lưu của đất nước hãy thực sự quan tâm, nghiên cứu và lên tiếng cảnh bảo cần thiết cho cả xã hội. Có nhiều định nghĩa về trí thức, nhưng thật đơn giản: trí thức là dùng trí tuệ của mình để thức xã hội; thức là thức tỉnh, là đánh thức người ngủ mê, là làm cho người khác nhận thức đúng. Người có học mà không làm được chữ thức thì không thể gọi là trí thức, lại còn để bị ru ngủ nữa thì thật nguy hiểm cho xã hội. Xã hội Việt Nam ta bây giờ không ngủ nhưng vẫn mê.

Những tiếng nói đại diện cho ngoại lực ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh hơn trong xã hội Việt Nam. Lý thuyết dùng lãi suất cao để chống lạm phát ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20 bởi nhà kinh tế học nổi tiếng Irving Fisher, nhưng các nước phát triển ngày nay chưa bao giờ áp dụng nó mãi cho đến những năm cuối thập kỷ 1970. Đơn giản vì nó chưa phù hợp với tình trạng lúc đó của họ. Ấy vậy mà phương thức này lại được quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) áp đặt cho rất nhiều nước cần sự trợ giúp, bất chấp sự thất bại rõ ràng của những nơi đã dùng trước đó. Giáo sư Joseph E. Stiglitz, cựu phó chủ tịch ngân hàng Thế giới (World Bank), đã từng lên tiếng phản đối quyết liệt phương thức này vì ông thấy rõ những hậu quả của nó gây ra cho các nước đang phát triển. Sau nhiều lần thuyết phục ông giữ im lặng không được, World Bank đã sa thải ông vào đầu năm 2000. Việt Nam chưa cầu viện chính thức tới sự trợ giúp của IMF nhưng phương thuốc này đã đang được đưa vào áp dụng ở Việt Nam quá dễ dàng. Nó được rao giảng rất nhiều bởi các chuyên gia nước ngoài với sự ủng hộ tuyên truyền mạnh mẽ của nhiều tờ báo lớn. Kinh tế học không phải là kỹ thuật – công nghệ mà có thể đi tắt đón đầu.

Nếu chúng ta không lên tiếng, không làm gì thì những sự ảnh hưởng như vậy không chỉ dừng lại ở một phương thuốc. Danh nhân Cao Bá Quát đã từng chia trí thức thành ba loại, ứng với ba loài chim. Loại thứ nhất là hồng hạc bay giữa trời xanh. Loại thứ hai là hạc đen ẩn bên sườn núi. Loại thứ ba là hoàng yến luẩn quẩn ở chốn lâu đài của kẻ quyền quý. Ngày nay, những con chim hoàng yến không chỉ biết hót vui tai mà còn biết đồng thanh gầm gừ lại những tiếng lạ trái tai chủ. Nhưng có lẽ chính Cao Bá Quát cũng không thể ngờ rằng bây giờ nhưng con diều hâu cũng biết hót rất ngọt tai con mồi.

Gốc dân hay gốc ngoại

Vào những lúc khó khăn thế này, triết lý lấy dân làm gốc luôn đúng và càng có ý nghĩa. Chúng ta vẫn thường nghe tuyên truyền như vậy nhưng diễn biến thực tế lại không hoàn toàn đúng thế. Trong một lần trả lời thời báo Kinh tế Việt Nam vào ngày 12-06-2008 về việc làm sao để củng cố lòng tin của người dân vào chính sách tiền tệ, thống đốc ngân hàng Nhà nước trả lời bằng cách nói rằng nó được đánh giá cao bởi đại diện tập đoàn JP Morgan Chase và phó chủ tịch ngân hàng Thế giới. Hay như mới đây, một doanh nhân nổi tiếng trong nước trả lời thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 03-08-2008, tờ báo này ngạc nhiên đặt câu hỏi về cơ sở cho khả năng nộp ngân sách 4,5 tỷ đô-la Mỹ/năm trên mức doanh thu 6,5 tỷ đô-la Mỹ/năm có thể tạo ra của một dự án liên doanh với nước ngoài là trung tâm phần mềm Thủ Thiêm. Vị doanh nhân này toàn mượn lời và uy của đối tác nước ngoài làm câu trả lời của mình.

Cách thức ứng xử như thế đã trở nên phổ biến ở rất nhiều thành phần trong xã hội. Tai hại hơn là nó không chỉ tạo ra một tâm lý sính ngoại mà còn định hình một niềm tin rằng có ngoại lực sẽ làm mọi thứ trở nên tốt đẹp. Sự tập kích của dòng vốn ngoại vào Việt Nam được quảng bá rộng khắp để người dân tin rằng các chính sách vĩ mô của chính phủ vẫn đúng đắn nên thu hút được người ngoài vào làm ăn, chứng tỏ môi trường Việt Nam đầy hấp dẫn và thuận lợi, khó khăn là tạm thời. Sức chịu đựng của dân được đánh giá quá cao nhưng lòng tự trọng của họ lại bị đánh giá quá thấp.

Nếu thực hiện các biện pháp chống lạm phát và khắc phục tình hình khó khăn hiện nay dựa trên nguyên tắc lấy dân làm gốc thì chắc chắn sẽ thu được kết quả tốt đẹp và nhanh chóng. Lạm phát sẽ giảm nhanh, có thể xuống dưới 10% vào năm sau. Ngược lại duy trì các giải pháp và chính sách vĩ mô như hiện nay thì lạm phát không thể dưới 35% vào cuối năm và khó có thể giảm trong năm sau. Lúc đó sức mạnh của những đồng đô-la ngoại sẽ càng lớn. Họ sẽ gây sức ép phá giá tiền đồng để giá trị tiền đô đủ bù đắp cho mức lạm phát khi giải ngân vốn đầu tư. Khi đã mất lòng dân, chính phủ lấy gì để chống đỡ ngoài việc chấp nhận “trả tỷ giá về giá trị thực”. Không dưới 22.000 VND/USD. Ở mức này, tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế nước ngoài sẽ còn lớn con số 53% đã tính toán ở mức giả định lạc quan nhiều.

Các nhà cầm quân giỏi là những người xác định được những điểm nhắm chiến lược để tập trung quân lực vào đó. Chiếm được những điểm này sẽ khống chế được cục diện của cuộc chiến. Trong quản lý kinh tế xã hội cũng vậy. Với Việt Nam hiện nay, điểm nhắm chiến lược chính là tệ quan liêu tham nhũng.

“Hiểu lòng dân, hậu dân sinh để dụng sức dân” là điều mà những người gánh vác việc lớn cần phải biết.

Trần Đông Chấn

Đầu Thu, tháng 8, 2008.

Chú dẫn:

[8] Đảm bảo sự cạnh tranh đồng nghĩa với việc chống lại những hành động bóp chết cạnh tranh.

[9] Theo Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009: “Qua 6 tháng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng phương tiện thanh toán (M2) trong nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng 4,48% so với cuối năm 2007, thấp hơn cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước 24,62%) và tăng 24,06% so với cùng kỳ năm trước. Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tháng 6 giảm 7,13% so với tháng 12/2007 và giảm 17,46% so với cùng kỳ năm trước”.

[10] Trang 117 & 215 Sách Toàn cầu hóa và những mặt trái – Nhà xuất bản Trẻ – 04/2008.


Trần Huỳnh Duy Thức: ĐÔ-LA NGOẠI SẼ ĐI TỚI ĐÂU (đoạn đầu)

Cuối tháng 6-2008 báo chí đồng loạt đưa tin Việt Nam thu hút hơn 31,6 tỷ đô-la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đến giữa tháng 7 con số này được dự báo là sẽ vượt qua mức 40 tỷ vào cuối năm 2008. Nhưng chỉ chưa đầy 2 tuần sau đó số liệu chính thức được công bố đã làm ai cũng phải kinh ngạc: hơn 45 tỷ đô-la Mỹ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp phép trong 7 tháng đầu năm 2008. Cơn sốt tỷ giá USD/VND tạm lắng dịu từ cuối tháng Sáu vừa rồi là nhờ một phần tác động rất lớn của những con số FDI này. Nhà nước thì hồ hởi với những thành quả tột bật, người dân thì hy vọng điều đó sẽ cải thiện đáng kể tình hình u ám đầy bất ổn từ cuối năm 2007 đến giờ.

Tuy nhiên, nếu phân tích một cách có trách nhiệm các con số này thì người ta sẽ phải thực sự lo lắng vì những hệ quả rất đáng lo ngại của nó.

Hãy tạm bỏ qua những khả năng xấu nhất – dùng kinh tế bẫy chính trị – tức là đăng ký thật nhiều để được cấp phép nhưng sẽ thực hiện giải ngân vốn rất ít để đặt Việt Nam vào tình trạng sụp đổ do vỡ nợ. Hãy giả định một tình huống lạc quan nhất mà chính phủ đang trông đợi: nguồn vốn FDI sẽ được thực hiện giải ngân nhanh chóng và ồ ạt trong vòng 3 năm 2008-2010. Theo dự báo mới nhất chưa được công bố rộng rãi của cục Đầu tư nước ngoài, tổng số vốn FDI đăng ký trong năm nay sẽ đạt không dưới 50 tỷ đô-la Mỹ. Số vốn FDI đã được cấp phép trước cuối năm 2007 nhưng chưa thực hiện vẫn còn thời hạn khoảng 40 tỷ nữa, đưa tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên hơn 90 tỷ đô-la Mỹ đang và sẽ rót vào Việt Nam. Để đạt được con số ấn tượng này, chính phủ đã phải ưu đãi “giành” cho các nhà đầu tư nước ngoài những lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn, từ thuế đến đất đai, từ quyền kinh doanh đặc biệt đến cả những bảo hộ ngầm. Ngược lại, những con thú sừng dài này phải cam kết thực hiện giải ngân nhanh chóng theo tiến độ mà chính phủ mong muốn (2008: 10 tỷ USD, 2009: 15 tỷ USD, 2010: 20 tỷ USD).

Những đồng đô-la ngoại này sẽ làm chuyển biến và tác động như thế nào đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước là điều đòi hỏi sự quan tâm của không chỉ nhà nước mà cả đông đảo các thành phần xã hội.

Tỷ trọng nền kinh tế

Dù được mọi ưu đãi và tập trung hỗ trợ của nhà nước nhưng sau 20 năm kể từ lúc có luật đầu tư nước ngoài 1988, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chỉ mới chiếm tỷ trọng hơn 17% tổng sản phẩm trong nước (GDP) vào cuối năm 2007 như số liệu của tổng cục Thống kê công bố:


Trong khi đó, thành phần kinh tế tư nhân (ngoài nhà nước) chỉ mới được công nhận chính thức từ đầu năm 1991 bởi luật doanh nghiệp tư nhân 1990, và chỉ thực sự có được một môi trường pháp lý tương đối tốt từ đầu năm 2000 bởi luật doanh nghiệp 1999. Thành phần này không nhận đầu tư gì từ ngân sách hay hưởng những đặc quyền kinh doanh và bảo hộ đặc biệt từ nhà nước, cũng là thành phần bị nhũng nhiễu nhiều nhất bởi tệ quan liêu hành chính và tham nhũng nhưng đã vươn lên dẫn đầu tỷ trọng GDP từ đầu thập niên 1990. Đến cuối năm 2007 khu vực kinh tế tư nhân đóng góp đến hơn 46% tổng sản phẩm trong nước (GDP), bỏ xa 36,8% của khu vực kinh tế nhà nước vốn chiếm gần trọn ngân sách đầu tư quốc gia và hơn 70% lượng vốn cho vay của các ngân hàng huy động được từ người dân, cùng với 100% vốn vay của nước ngoài do chính phủ bảo lãnh. Tổng cộng trong 3 năm từ 2005 đến 2007, khu vực kinh tế nhà nước đầu tư đến hơn 546 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 45% tổng giá trị đầu tư phát triển toàn xã hội:


Tuy nhiên, cấu trúc tỷ trọng này sẽ thay đổi đột biến từ năm nay khi dòng đô-la ngoại rót vào ồ ạt để đầu tư phát triển cho khu vực kinh tế nước ngoài tại Việt Nam. Trong cùng lúc đó thì khu vực kinh tế tư nhân bị chính sách thắt chặt tiền tệ - nâng lãi suất để chống lạm phát - trói cứng, vốn để duy trì mức cũ còn khó nói gì đến đầu tư mở rộng. Khu vực kinh tế nhà nước thì phải cắt giảm đầu tư công, nhưng dù sao nguồn vốn đầu tư cho nó vẫn khá dồi dào. Theo tài liệu “Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009” của bộ Kế hoạch Đầu tư gửi các bộ ngành, địa phương vào cuối tháng 6-2008 vừa rồi thì tổng giá trị đầu tư công trong năm 2008 dự kiến đạt 238 ngàn tỷ đồng[1] (tăng 19% so với 200 ngàn tỷ năm 2007), năm 2009 sẽ đạt 295 ngàn tỷ đồng[2]; đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân (ngoài quốc doanh) được dự báo đạt mức 190 ngàn và 235 ngàn tỷ đồng tương ứng cho 2008 và 2009, đây quả thật là một con số quá lạc quan so với 187 nghìn tỷ đồng trong năm 2007. Tiếp tục lạc quan để đưa ra số dự báo trị giá đầu tư phát triển trong năm 2010 của 2 khu vực kinh tế trong nước này sẽ tăng 20% so với số dự kiến của 2009[3].

Những giả định lạc quan

Tỷ trọng đầu tư này sẽ dịch chuyển tỷ trọng GDP theo thành phần kinh tế như thế nào? Để có đủ thông số để tính toán, chúng ta lại giả định những con số lạc quan nhất trong tình hình hiện nay: chỉ số giá tiêu dùng CPI trung bình 2008 tăng 25% so với 2007, 2009 tăng 15% so với 2008, 2010 tăng 9% so với 2009; chính phủ sẽ kiềm được tỷ giá VND/USD ở mức bình quân là 16.700 cho cả năm 2008, 17.200 cho 2009 và 17.700 cho 2010. Dùng chỉ số hiệu quả sử dụng vốn ICOR[4] (bằng mức thay đổi tổng giá trị đầu tư chia cho mức thay đổi tổng giá trị sản lượng GDP được qui về giá so sánh với 1994 theo chuẩn của tổng cục Thống Kê) cho từng thành phần kinh tế, có thể tính ra kết quả:


Tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế nước ngoài bứt phá từ 17% trong năm 2007 lên 30% trong 2008; đến 2009 thì vươn lên dẫn đầu với 35%, nhỉnh hơn thành phần kinh tế tư nhân trong nước một chút. Nhưng nó sẽ khống chế hoàn toàn với tỷ trọng 37.5% GDP, bỏ xa hai thành phần kinh tế trong nước vào năm 2010. Một đất nước mà ngoại lực kiểm soát đến 30% nền kinh tế thì chủ quyền của người dân nước đó sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Ở Việt Nam ta, khi mới đạt tỷ trọng có 15% - 17% GDP mà thành phần kinh tế nước ngoài đã tạo sức ảnh hưởng rất lớn, chi phối thao túng đến hầu hết các chính sách vĩ mô thì sức mạnh của lực lượng này sẽ đến mức nào một khi nó chiếm tỷ trọng khống chế của cả nền kinh tế. Tỷ trọng này sẽ còn lớn hơn nhiều nếu tính cả tác động của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Chưa có số liệu thống kê nào cho biết hiện nay có bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn của các doanh nghiệp trong nước (cả quốc doanh và ngoài quốc doanh) được sở hữu bởi các tổ chức nước ngoài. Nhưng với nguồn vốn khổng lồ tích lũy được sau chiến dịch đầu cơ vào thị trường chứng khoán Việt Nam quá thành công của bầy thú sừng ngắn vừa rồi, cộng với việc chính phủ vừa cho phép chuyển nhượng các dự án đầu tư bất động sản cho nước ngoài, và hiệp định đầu tư song phương Việt-Mỹ sắp ký kết sẽ hỗ trợ mạnh mẽ và đảm bảo cho hoạt động này, chưa kể tình trạng thiếu vốn do lãi suất cao buộc các doanh nghiệp tư nhân phải tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư gián tiếp này thì không ai có thể nghĩ cái tỷ lệ này sẽ dưới 25% trong một hai năm tới.

Đầu tư trực tiếp sẽ kiểm soát 37,5% GDP, đầu tư gián tiếp sẽ kiểm soát 25% của 62,5% còn lại, tương đương với 15,6% GDP. Tổng cộng thành phần kinh tế nước ngoài sẽ chiếm trên 53% của cả nền kinh tế. Thật khó mà không choáng váng khi nghĩ đến một con số như vậy. Nên nhớ rằng các con số này được tính toán dựa trên những giả định lạc quan nhất, chưa tính đến các tác động tự nhiên và cả những tác động bằng sức mạnh có chủ đích của các thực thể tham gia vào quá trình kinh tế làm biến đổi nhanh chóng các yếu tố kinh tế. Xem xét các tác động này theo đúng qui luật vận hành thì sẽ thấy rằng những mong muốn lạc quan này là không có cơ sở.

Lạm phát và nhập siêu

Báo chí trong nước đang lạc quan về những dấu hiệu giảm dần của tốc độ lạm phát và nhập siêu trong tháng Sáu và tháng Bảy vừa qua. Điều này chẳng khác gì việc chườm đá cho con bệnh đang bị sốt. Nguồn gốc căn bản của lạm phát và nhập siêu chưa bao giờ được thừa nhận để áp dụng những giải pháp đúng phù hợp. Thay vào đó là những mệnh lệnh hành chính áp đặt chủ quan lên quá trình vận hành nhằm kiềm nén, che dấu những triệu chứng biểu hiện ra ngoài của căn bệnh đang ngày một trầm trọng hơn.

Nhập siêu là một nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát. Trước hết nó tác động làm giảm giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ, sự suy giảm này sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu. Nếu nhu cầu nhập khẩu phải giữ nguyên khối lượng để đáp ứng nhu cầu nội địa thì giá cả trong nước sẽ tăng vọt và tiếp tục làm tăng cao mức nhập siêu. Cái vòng xoáy lẩn quẩn ấy chỉ chấm dứt khi nào nhu cầu tiêu dùng nội địa bị cắt giảm đáng kể. Trong tình hình hiện nay của Việt Nam, sự cắt giảm nhu cầu này sẽ dẫn đến suy thoái và khủng hoảng, nhấn chìm cả nền kinh tế và gây rối loạn xã hội. Với trên 99% dân số thuộc thành phần nghèo, bình dân và trung lưu thì mức chi tiêu hiện nay của họ đa phần là cầu tự định (thuật ngữ kinh tế học để chỉ mức cầu căn bản tối thiểu mà người ta muốn sử dụng ngay cả khi không có thu nhập). Đang cố gắng thoát nghèo như Việt Nam ta thì mức cầu như vậy là chính đáng và cần được thúc đẩy. Nếu nó bị kéo thấp xuống thì trung lưu sẽ trở thành bình dân, bình dân trở thành nghèo, nghèo trở thành đói. Thành quả tăng trưởng của nhiều năm có thể bị xóa sạch.

Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009 của bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết: “tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội cả năm 2008 dự kiến đạt khoảng 925 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 27,4% so với năm 2007”. Con số tăng trưởng 27,4% này tương đương với mức lạm phát, có nghĩa rằng người dân phải trả một cái giá cao hơn 27,4% cho cùng một khối lượng hàng hóa và dịch vụ sử dụng trong năm 2007. Như vậy mức tiêu dùng nội địa không tăng trong khi mỗi năm dân số tăng thêm cỡ một triệu người, tính trên đầu người là giảm sút. Xu thế này tiếp tục thêm một năm nữa thì những rối loạn xã hội sẽ xảy ra.

Một quốc gia xây dựng chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu mà không đạt được tình trạng xuất siêu ở mức cao để tạo dự trữ lớn và thặng dư đủ cho tiêu dùng nội địa thì sẽ rước vào mình những nguy cơ chờ sẵn. Chúng sẽ bùng phát khi thị trường các nước nhập khẩu bị sụt giảm và thị trường toàn cầu bị biến động. Dựa vào xuất khẩu mà lại nhập siêu là “cái chết được báo trước”. Việt Nam theo đuổi chiến lược này nhiều năm qua nhưng chưa bao giờ có được xuất siêu, thay vào đó nhập siêu liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Các chính sách vĩ mô hướng ngoại của Việt Nam đã không mang lại đến quả mong muốn. Đầu tư nước ngoài và xuất khẩu được chú trọng thúc đẩy nhưng lại tạo ra giá trị gia tăng quá thấp nên phần thu nhập còn ở lại trong nước không đủ bù đắp cho nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày một tăng.

Trong khi đó chiến lược khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu lại được thực hiện bằng việc bảo hộ bởi các rào cản hành chính là thuế và giấy phép. Sự bảo hộ này lại chỉ dành cho thành phần kinh tế nhà nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp được bảo hộ lại khai thác lợi thế đó để bán giá cao cho người tiêu dùng trong nước. Nhà nước giảm nguồn thu thuế, người dân bị giảm sức mua, tất cả lợi ích này chạy hết vào túi các doanh nghiệp được bảo hộ và các quan chức làm nhiệm vụ bảo hộ. Điều trớ trêu là lợi ích càng cao thì khả năng cạnh tranh của chúng càng thấp. Sau khi gia nhập WTO thì các rào cản hành chính dần bị gỡ bỏ, thuế suất nhập khẩu giảm dần nên hàng nhập khẩu giá rẻ và chất lượng tốt hơn trở thành lựa chọn chính đáng của người dân. Các doanh nghiệp được bảo hộ giờ đây không còn sức chống đỡ, nhiều doanh nghiệp nhà nước thì không biết làm gì ngoài việc kinh doanh trái ngành nghề như đầu tư vào chứng khoán, tài chính và bất động sản; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì đóng cửa sản suất xoay sang kinh doanh hàng nhập khẩu. Nhập siêu tăng vọt là tất yếu.

Cầu tiêu dùng nội địa

Một phần nhu cầu tiêu dùng nội địa trước giờ được đáp ứng tốt bởi các nhà sản xuất khu vực tư nhân. Nhưng nguồn cung này đang bị sụt giảm và đe dọa nghiêm trọng bởi lãi suất cho vay quá cao hiện nay. Lực lượng sản xuất này đang chịu đựng để duy trì hoạt động, đầu tư phát triển để tăng thêm sản lượng là chuyện không thể. Trong khi đó, nếu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam trong thời gian tới đây thì sẽ làm tăng mạnh mức cầu đầu tư trong nước. Đầu tư này chưa thể tạo ngay ra sản phẩm trong vòng 1-2 năm nên sẽ gia tăng sự thiếu hụt nguồn cung hàng hóa và dịch vụ. Điều đó sẽ tạo áp lực lên nhu cầu tiêu dùng nội địa làm nó càng tăng giá. Sự khan hiếm hàng hóa tất yếu xảy ra. Để hoàn tất việc đầu tư nhanh chóng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường nhập khẩu. Với nguồn đô-la ngoại sẵn có cộng với chính sách miễn giảm thuế để thu hút FDI thì việc nhập khẩu này trở nên quá dễ dàng và thuận lợi. Nhập siêu lại tăng, bắt đầu cho một vòng xoáy lẩn quẩn mới. Vốn đầu tư vừa rót vào lại chảy ra ngay lập tức. Người dân chưa kịp hưởng thành quả của đầu tư thì đã bị lạm phát và khan hiếm hàng hóa hoành hành ngay lập tức.

Như vậy có thể thấy nguyên nhân gốc của vấn đề lạm phát và nhập siêu là do nhu cầu tiêu dùng nội địa đã không được chú trọng để có giải pháp đáp ứng hiệu quả. Chính phủ đang giải quyết vấn đề này bằng lệnh kiềm chế giá một số mặt hàng thiết yếu. Nhưng đây lại chính là nguyên nhân làm gia tăng thêm lạm phát và thiếu hụt nguồn cung. Nhìn thẳng vào sự thật sẽ thấy người dân không được hưởng mức giá đó. Các mức giá đó chỉ tồn tại trên sổ sách và được dùng để thống kê chỉ số giá tiêu dùng CPI. Nhưng nó lại để ngỏ một cơ hội tuyệt vời cho tham nhũng. Bình thường không ai dễ dàng gì làm cái việc bán rất rẻ sản phẩm của mình dưới giá thị trường để nhận những khoản đút lót lớn của các đại lý phân phối, tuy nhiên khi có mệnh lệnh hành chính là phải kiềm giá để hỗ trợ chống lạm phát thì việc này trở nên rất hợp pháp.

Đại lý phân phối các mặt hàng này muốn mua được hàng buộc phải chi một khoản tiền hối lộ lên đến 80% phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá kiềm chế. Và đây mới chính là căn nguyên của nạn đầu cơ trục lợi mà các quan chức chính phủ lớn tiếng phê phán, đổ lỗi cho người dân và doanh nghiệp. Những nhà sản xuất đàng hoàng không thể lươn lẹo như vậy, cũng không thể phạm pháp mà bán cao hơn giá chính phủ yêu cầu, theo giá này thì sẽ chịu lỗ lớn mà người tiêu dùng cuối cũng chẳng đuợc hưởng gì. Họ chỉ còn cách dừng sản xuất làm cho sản lượng cung ứng cho toàn xã hội càng sụt giảm trong lúc nhu cầu thì không giảm. Giá cả vì thế càng leo thang. Những nguyên vật liệu đã nhập khẩu để sản xuất lại được xuất ngược trở ra. Nhập siêu vì thế mà giảm chút ít. Triệu chứng chườm đá ấy lại được tuyên truyền lạc quan. Hiện tượng một số ngân hàng hạ lãi suất cho vay hiện nay là sự áp dụng bài vở này của những quan chức tham nhũng lọc lõi.

Lựa chọn chống lạm phát

Chúng ta đang ở trong tình trạng bệnh rất nặng. Nếu các triệu chứng phát bệnh trầm trọng bị che dấu thì đến khi nó bùng phát sẽ không còn cách nào chữa trị. Nguy hại hơn nữa là nó làm cho định bệnh sai dẫn đến chọn sai phương thuốc. Nếu không mau chóng chấm dứt chính sách lãi suất cao để chống lạm phát thì nền kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ ngay vào năm sau.

Có 2 phương thức để chống việc tăng giá do lạm phát tiền. Thứ nhất là thắt chặt tiền tệ để giảm lượng tiền đang lưu hành bằng cách tăng lãi suất đi kèm với cắt giảm chi tiêu. Thứ hai là gia tăng sản lượng nhưng không tăng thêm lượng tiền lưu hành. Cách thứ nhất làm giảm sản lượng dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, hậu quả của nó đối với nền kinh tế Việt Nam như vừa phân tích ở trên. Cách thứ hai là lựa chọn tối ưu cho tình hình của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên những thầy thuốc ngoại danh giá đã đồng loạt khuyến nghị, thậm chí tạo sức ép lên chính phủ để phương thức thứ nhất phải được thực hiện.

Nền kinh tế Việt Nam lâu nay tăng trưởng dựa chủ yếu vào sự gia tăng nguồn vốn chứ không phải nâng cao năng suất và giá trị sáng tạo. Điều này chưa bao giờ được chú trọng cải thiện mà còn bị làm xấu hơn do hiệu quả đầu tư ngày càng thấp của khu vực kinh tế nhà nước. Hiệu quả sử dụng vốn chưa được cải thiện mà thắt chặt tiền tệ, nâng cao lãi suất, cắt giảm chi tiêu thì chẳng khác gì hút máu khỏi cơ thể và khai tử các doanh nghiệp trong nước. Nó đồng thời tạo ra một khoảng trống tuyệt vời cho các doanh nghiệp nước ngoài vốn chẳng bị ảnh hưởng gì bởi chính sách thắt chặt tiền tệ lấp vào thay thế. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng vọt gần đây. Các nhà doanh nghiệp nước ngoài thừa biết và có thể dự báo chính xác được thời điểm xảy ra những khoảng trống như vậy. Và do đó, lúc nào thì sẽ thực hiện giải ngân nguồn vốn đã đăng ký để hưởng ưu đãi là những kế hoạch đầy mưu tính để đạt được hiệu quả tối ưu.

Hãy xem xét lý thuyết của phương thức thứ nhất – thắt chặt tiền tệ để hút tiền về bằng lãi suất cao. Nguyên lý hoạt động: đầu tiên sản lượng sẽ giảm do các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất vì thiếu vốn, dẫn đến sa thải làm tăng mức thất nghiệp; cung lao động gia tăng nên sẽ làm thay đổi kỳ vọng của người lao động về mức lương doanh nghiệp phải trả; điều này làm giảm thu nhập cá nhân dẫn đến giảm nhu cầu chi tiêu và giữ tiền; và do đó sẽ làm cho mức cầu hàng hóa và tiền giảm xuống nên cung tiền cũng giảm. Lạm phát nhờ vậy mà hạ nhiệt. Khi lạm phát giảm thì có thể điều chỉnh hạ lãi suất, từ đó sẽ tăng ngồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất làm giảm thất nghiệp và tăng nguồn cung hàng hóa. Liệu đây có phải là những gì mà người dân chúng ta sẽ kỳ vọng và chấp nhận? Những nghiên cứu thực chứng gần đây của các nhà kinh tế học tại nhiều nước áp dụng phương thức này đã chứng minh rằng những tác động của nguyên lý trên chỉ có thể tạo ra sự điều chỉnh đầy đủ trong vòng 2 năm. Hai năm là quá đủ để những khoảng trống tai hại nói trên được lấp đầy kín.

Bây giờ hãy xem xét tiếp cách thức áp dụng thực tế lý thuyết này. Trước hết nó đòi hỏi rằng giá cả của hàng hóa, dịch vụ và tiền lương phải hoàn toàn linh hoạt theo phương thức thị trường, đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho nguyên lý của nó hoạt động. Một nền kinh tế rơi vào lạm phát cao, chính phủ của nó sau khi nghiên cứu rất kỹ để đưa ra những con số lạm phát thấp hơn dần rất cụ thể cho từng thời kỳ (gọi là lạm phát kỳ vọng). Tất cả những chỉ số giá này phải được công bố với toàn dân cùng với cam kết chống lạm lạm phát kiên quyết bằng cách thắt chặt tiền tệ. Niềm tin là một yếu tố rất quan trọng mà chính phủ phải có được từ dân chúng để họ tin tưởng mà thay đổi kỳ vọng của mình theo ý chí của chính phủ. Để đạt được điều này, chính phủ phải cam kết và thực hiện đúng việc cắt giảm chi tiêu của các cơ quan công quyền (bao gồm cả thu nhập của công chức) đồng thời với việc tăng trợ cấp và an sinh xã hội để hỗ trợ cho những người bị mất việc làm; điều chỉnh mức thuế thu nhập cá nhân để phù hợp với thu nhập thực tế bị giảm xuống do lạm phát tăng. Ngân hàng Trung ương sẽ liên tục quan sát và đo lường mức lạm phát thực tế và điều chỉnh nhanh chóng lãi suất theo nguyên tắc thực dương, tức là làm sao để lãi suất tiền gửi phải luôn cao hơn mức lạm phát hiện hành ở một mức cố định (gọi là lãi suất thực tế). Quá trình đo lường và điều chỉnh này phải diễn ra liên tục và nhanh chóng cho đến khi lạm phát giảm xuống mức kỳ vọng và xác lập trạng thái cân bằng dài hạn của nền kinh tế tại đó.

Không chọn lãi suất cao

So sánh với những gì đang diễn ra ở Việt Nam thì có thể thấy trước sự thất bại nặng nề của việc áp dụng lý thuyết này. Giá cả bị áp chế và dùng đó để đo lường chỉ số lạm phát. Không hề thấy chính phủ đưa ra một lộ trình cụ thể cho những chỉ số lạm phát kỳ vọng thấp dần theo từng thời điểm như thế nào, người dân chỉ được biết chung chung khi báo chí đưa tin về việc thủ tướng trả lời đại diện tập đoàn J.P Morgan Chase ngày 05-06-2008 rằng “lạm phát sẽ được hạ dần dần về mức một con số vào năm 2010”. Niềm tin thì lấy đâu ra khi mà cam kết trợ giá xăng dầu cho toàn dân bị thất hứa đột ngột, những chương trình trợ cấp cho một số đối tượng thì bị tệ quan liêu tham nhũng hạch họe và cắt xén. Có nhiều tiếng nói đề nghị xem xét điều chỉnh ngay mức đóng thuế theo pháp lệnh thuế thu nhập cho người có thu nhập cao hiện hành, thay đổi mức khởi điểm đóng thuế thu nhập cá nhân theo luật thuế mới sẽ được áp dụng đầu năm 2009 hoặc dời thời điểm thực hiện nó. Nhưng các quan chức tổng cục Thuế “thay mặt” quốc hội trả lời dứt khoát là không cần thiết. Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009 của bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2008 tăng cao, vượt xa mức dự toán và cùng kỳ năm 2007[5]. Lạm phát là một thứ “thuế” khủng khiếp đánh vào toàn dân làm giảm thu nhập thực tế của họ. Thuế nhà nước lại không điều chỉnh, đánh luôn vào phần thu nhập bị sụt giảm thì sức dân làm sao chịu đựng nổi.

Chọn phương thuốc không phù hợp, lại dùng nó một cách sai trái thì hậu quả không thể lường hết được. Chỉ xét trên mục tiêu chống lạm phát của liều thuốc này được áp dụng ở nhiều nước, chưa nói đến những hệ quả mà nó tạo ra: có rất nhiều nước đã thất bại không thể hạ nhiệt lạm phát dù họ đã áp dụng nghiêm ngặt cách dùng thuốc. Lý do: chính phủ không tạo được niềm tin đối với dân chúng. Biện pháp này trên thực tế chỉ có thể áp dụng thành công ở những nước có nền kinh tế phát triển khá cao, có một hệ thống đảm bảo an sinh xã hội rất mạnh và sâu rộng, trạng thái kinh tế đã đạt gần tới mức toàn dụng lao động và sản lượng tiềm năng[6]. Nhưng điều quan trọng và trên hết là nội lực của nền kinh tế đó đã phải rất mạnh để chống lại những hệ quả do tác động của ngoại lực gây ra. Một cơ thể yếu không thể dùng một liều thuốc mạnh. Những thầy thuốc danh giá đã không hề cảnh báo cho con bệnh như vậy. Tệ hại hơn, họ lờ đi một điều kiện ban đầu rất quan trọng của lý thuyết này: “tốc độ lưu thông tiền giả định là không thay đổi”. Tốc độ lưu thông tiền là tốc độ lưu chuyển của lượng tiền trong một nền kinh tế. Tốc độ này càng cao thì lượng tiền cần càng ít cho cùng một khối lượng giao dịch.

Đây là điều thực sự rất có ý nghĩa đối với việc quản trị kinh tế vi mô lẫn vĩ mô. Trong quản lý doanh nghiệp, nếu mỗi năm cần tạo ra mức doanh số 100 đồng mà số vòng quay vốn chỉ đạt 1 vòng/năm thì người ta cần đến 100 đồng vốn, nhưng nếu quay được 2 vòng/năm thì người ta chỉ cần 50 đồng vốn, nếu 4 vòng/năm thì chỉ cần 25 đồng vốn. Cứ thế, tốc độ quay vòng càng nhanh người ta càng cần ít vốn. Trong kinh tế vĩ mô cũng vậy, cùng một giá trị sản lượng (GDP) nếu môi trường kinh tế thông thoáng, vận hành trơn tru, tốc độ lưu thông tiền nhanh chóng thì nền kinh tế đó sẽ cần một lượng tiền ít hơn so với tình trạng ngược lại. Lý thuyết nói trên ngụ ý rằng khi mà tốc độ lưu thông tiền đã đạt mức tối ưu, không còn có thể cải thiện hơn được nữa bằng những biện pháp khác, thì gia tăng lãi suất lúc đó là cách khả dĩ duy nhất nhằm gia tăng tốc độ lưu thông tiền để giảm lượng cung tiền nên giảm được lạm phát. Điều này một lần nữa giải thích vì sao lý thuyết này chỉ có thể áp dụng cho những nền kinh tế đã có trình độ phát triển cao, tệ quan liêu tham nhũng ở mức rất thấp.

Tốc độ lưu thông tiền

Như vậy bản chất của vấn đề là gia tăng tốc độ lưu thông tiền. Hiểu được điều này Việt Nam ta có thể tự xây dựng một phương thức chống lạm phát hữu hiệu mà không tạo ra những hậu quả nghiêm trọng kèm những tác động khác không lường trước được. Về nguyên lý, khi gặp tình trạng lạm phát tiền thì một là hút lượng tiền đã cung ứng thừa trở về, hai là tăng sản lượng (tức là giá trị của cải) tương ứng với lượng tiền đã cung thừa ra. Phương thức thứ nhất dùng lãi suất đã phân tích là không phù hợp vì sẽ tạo ra những hậu quả nghiêm trọng. Phương thứ thứ hai thì nguy cơ ở chỗ lạm phát có thể tác động nhanh và mạnh gây sụp đổ nền kinh tế trước khi nó có thể tạo ra một lượng của cải cân bằng. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may: tốc độ lưu thông tiền hiện nay của nền kinh tế Việt Nam quá thấp[7] mà lý do chính của nó cũng là do tệ quan liêu tham nhũng gây ra. Quyết tâm cải cách hành chính thực sự và kiên quyết chống tham nhũng thực tâm sẽ có thể tăng tốc độ lưu thông tiền của cả nền kinh tế lên nhiều lần. Nó không những không tạo ra hệ quả xấu mà còn gia tăng hiệu quả đầu tư vốn (ICOR) cho cả nền kinh tế.

Thành phần kinh tế nhà nước lâu nay chiếm tỷ trọng khoảng 37% GDP. GDP là đại lượng đại diện tốt nhất cho khối lượng giao dịch trong quá trình lưu thông vận hành của một nền kinh tế. Có nghĩa rằng thành phần kinh tế nhà nước chiếm đến 37% các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế được vận hành theo một chu trình khép kín mà nhà nước, doanh nghiệp và người dân là những mắc xích quan trọng. Ở Việt Nam nhà nước tham gia vào chu trình này với hai tư cách, vừa là doanh nghiệp, vừa là chính phủ. Do vậy sự ì ạch của khu vực nhà nước sẽ tạo ra sự chậm chạp, tắt nghẽn ở cả hai mắc xích lớn tập trung nhiều lưu lượng, gây ảnh hưởng dây chuyền lên toàn bộ chu trình và những mắc xích còn lại. Những doanh nghiệp tư nhân làm ăn với những doanh nghiệp nhà nước luôn phải chịu thiệt thòi về vòng quay vốn, chẳng có hợp đồng nào dù nhỏ có thể thu hồi tiền dưới 1 năm, trung bình là 2 năm, dài thì có khi vài ba năm. Cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước thì còn tệ hơn nữa.

Các giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước theo nghĩa công bộc của dân thì lại càng tồi tệ. Muốn nhận được tiền thoái thu thuế thì không khác gì ăn xin. Tiền vốn đã bỏ ra nhập hàng phải nằm chờ hải quan kiểm hóa thông quan đến cả tuần lễ. Tiền và vât liệu xây dựng nằm chờ để xin được giấy phép xây sửa nhà. Có thể kể cả tháng mà không hết tất cả những thứ tương tự làm tắt nghẽn lưu thông tiền. Thu hồi vốn chậm nên doanh nghiệp và người dân phải vay tiền ngân hàng, vì thế lượng cung tiền gia tăng trong khi giá trị của cải (sản lượng) chẳng tăng lên chút nào mà còn phải chia sẻ cho các ngân hàng do lãi suất vay. Lạm phát ở Việt Nam trong nhiều năm liền luôn ở mức cao là vì vậy. Giới ngân hàng nhờ đó hưởng lợi lớn quá dễ dàng mà chẳng cần sáng tạo cung cấp thêm dịch vụ gì có lợi cho doanh nghiệp và người dân. Kết quả là đã tạo ra ma lực kéo người ta ùn ùn bỏ vốn đi lập ngân hàng. Một số ngân hàng cho vay vô tội vạ mà không ý thức rằng mình đang “in” thêm tiền cho nền kinh tế.

Tốc độ lưu thông của cả nền kinh tế chậm đến là vậy. Thế nhưng ở một vài lĩnh vực cục bộ thì lại có tốc độ nhanh đến dị thường, quay vòng nhanh lẹ đến chóng mặt. Đó chính là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Chẳng có đâu trên thế giới mà chứng khoán lên ồ ạt rồi xuống ào ào trong vòng một vài tháng, bất động sản thì sốt rồi đóng băng vài ba lần chỉ trong vòng hơn 3 năm. Ai cũng hiểu là do những nhóm lợi ích mạnh thao túng, nhưng thực tế là họ chẳng thể làm được nếu không có sự tiếp tay của quan chức nhà nước. Khi hai thị trường này sốt đến chóng mặt thì nhà nước lại hồ hởi, báo chí lại hoan nghênh. Không biết người ta có hiểu rằng đó vừa là triệu chứng của một căn bệnh nặng, vừa là nguyên nhân làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng như ngày nay hay không. Lượng tiền các ngân hàng cung ra được bơm vào vòng xoáy hút nhồi của 2 thị trường này, nó hút luôn cả những nguồn vốn trong dân và lĩnh vực kinh tế khác. Kết quả nó tạo ra là một nền kinh tế thừa tiền nhưng thiếu vốn. Lưu thông tiền vì thế lại càng chậm chạp. Nó tạo ra rất ít của cải vật chất, thậm chí không có nhưng lại sản sinh ra một lớp người có rất nhiều tiền. Lớp người này kiếm tiền quá dễ nên tiêu xài bạt mạng cho những nhu cầu xa xỉ, tạo thêm gánh nặng và cả tệ nạn cho xã hội. Sự phồn vinh giả tạo là vì thế.

Phần tiếp theo

Chú dẫn:

[1] Bao gồm: vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước khoảng 102 nghìn tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ đạt 25 nghìn tỷ đồng, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đạt 40 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đạt 71 nghìn tỷ đồng.

[2] Bao gồm: nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 125 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 35 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khoảng 50 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp nhà nước khoảng 85 nghìn tỷ đồng.

[3] Tài liệu “Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009” của bộ KHĐT không đưa ra số dự báo cho năm 2010.

[4] Incremental Capital Output Ratio. Do đặc điểm về độ trễ trong hiệu quả đầu tư nên các chỉ số này được thống kê một giai đoạn dài 3 năm (2005-2007) và dùng chúng để tính mức tăng trưởng dựa trên mức đầu tư cho giai đoạn 3 năm kế tiếp (2008-2010), xem như 3 thành phần kinh tế sẽ giữ nguyên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho tăng trưởng. Tình hình thực tế hiện nay thì chỉ có thành phần kinh tế có vốn nước ngoài là có khả năng gia tăng hiệu quả này.

[5] Nguyên văn: “Thu ngân sách nhà nước 6 tháng tăng cao bảo đảm nhu cầu chi tiêu cần thiết, nhất là bảo đảm cấp đủ kinh phí thực hiện các chính sách an sinh, xã hội. Thu NSNN 6 tháng đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng 31,3% GDP; trong đó: thu nội địa (không kể dầu thô) ước đạt 107.300 tỷ đồng, bằng 56,7% dự toán (cùng kỳ năm 2005 đạt 53,8%, năm 2006 đạt 48,8%, năm 2007 đạt 46,1%), tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2007; thu từ dầu thô đạt 42.210 tỷ đồng, bằng 64,3% dự toán, tăng 40,8% so với cùng kỳ. Giá dầu thanh toán tháng 6 bình quân đạt 125 USD/thùng, bình quân 6 tháng đầu năm đạt 105 USD/thùng, tăng 41 USD/thùng so với dự toán; sản lượng dầu thanh toán ước đạt 6,89 triệu tấn, bằng 44,5% dự kiến năm; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 43.740 tỷ đồng, bằng 67,8% dự toán năm, tăng 53,7% so với cùng kỳ. Cả năm 208 phấn đấu thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 358 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với dự toán năm. Trong đó: thu nội địa đạt 198 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với dự toán; thu từ dầu thô đạt trên 85 nghìn tỷ đồng, tăng 30,8% so với dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 71 nghìn tỷ đồng, tăng trên 10% so với dự toán. Tổng chi ngân sách nhà nước dự kiến đạt 369 nghìn tỷ đồng, giảm 7,4% so với dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 102 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với dự toán. Bội chi ngân sách khoảng 59 nghìn tỷ đồng, bằng 4% GDP. Năm 2009 Tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 379-388 nghìn tỷ đồng; tổng chi ngân sách nhà nước 461-470 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước khoảng 87.000 nghìn tỷ đồng, bằng 5% GDP. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 thấp hơn năm 2008.”

[6] Thuật ngữ kinh tế học để chỉ mức sản lượng mà một nền kinh tế làm ra được nếu tất cả các lực lượng sản xuất được sử dụng đầy đủ.

[7] So với các nước phát triển thấp hơn cả chục lần, với các nước công nghiệp tới vài lần.