Thoáng nhìn cái tựa, nhiều người nghĩ bài này viết bậy: GS Đinh Thái Sơn - Chuyện cái lồn
Chuyện Cái Lồn - Đinh Thái Sơn
Mấy ngày qua Miền Bắc nóng vãi lồn. Đi đâu, khắp nơi nơi các
chốn đều nóng nực, oi bức. Dân tình mở miệng ra là than thở về thời tiết, chưa
bao giờ câu nói “nóng vãi lồn” hợp với ngữ cảnh thời tiết miền Bắc như vậy. Có
thể nói, khi được mở miệng sảng khoái để hét lên “Nóng vãi lồn!” trong thời tiết
này thì dường như không gian xung quanh dịu mát trở lại, cái nóng như hạ nhiệt
được thêm mấy độ. Vậy nóng nực thế này thì liên quan gì tới lồn mà sao sử dụng
từ lồn lại có thể diễn đạt được tận cùng cung bậc cảm xúc của sự nóng, mà những
từ ngữ khác không thể diễn tả nổi. Nóng quá, nóng lắm, nóng đổ mồ hôi, nóng như
lò, nóng cháy da… cũng không có cửa nào so với "nóng vãi lồn".
Trời đã nóng, dân tình chỉ mong được uống giải khát thì nghe
đâu Coca-Cola bị cấm quảng cáo vì dùng từ “mở lon” hay “khui lon” gì đó vì sợ bị
hiểu nhầm và đọc nhịu thành “mở lồn” và “khui lồn”. Thật hết chỗ nói! Không hiểu
có phải vì nóng vãi lồn mà não người ta không được minh mẫn nữa ? Hay là vì quá
ảm ảnh bởi lồn mà con người đâm ra không còn bao dung?
Từ khi hình thành, mỗi ngôn từ Việt Nam đều đã được gán ngữ
nghĩa rõ ràng. Mỗi một từ ngữ của Tiếng Việt đều được gán một ý nghĩa cụ thể
đâu có thể lẫn lộn. Cái lon là cái lon. Từ bao lâu nay khi gọi cái lon bia, lon
nước mọi người đều rất rành mạch hiểu là đó là cái hộp kim loại mỏng để đựng nước
giải khát. Có ai lo lắng bị hiểu nhầm là cái lồn đựng nước giải khát đâu. Khách
vào quán hoàn toàn tự tin gọi chủ quán: “Chị ơi cho em lon bia, Chị ơi cho em
lon Coca, Chị ơi cho em lon Pepsi”, và chưa có chị chủ quán nào hiểu nhầm là
khách gọi cái lồn bia, lồn Coca, hay lồn Pepsi cả. Nếu giữa từ “lon” và từ “lồn”
dễ bị hiểu lầm như truyền thông đang đề cập mấy hôm nay thì khắp nơi nơi, chủ
quán và khách đã đập nhau tả tơi rồi vì bị xúc phạm bởi thái độ láo toét, hỗn
hào của khách… và xa hơn là mối quan hệ giữa người với người ở nhiều hoàn cảnh
khác đã bị đảo lộn, chứ không có bình an như hôm nay.
Vậy Lồn là gì mà lại ám ảnh cuộc sống đến vậy? Lồn xấu đến
thế sao? Lồn bậy bạ xú uế, thậm tệ đến vậy à? Thử tổng hợp tất cả những gì được
nghe, được đọc, được biết, được cảm nhận. Chúng ta hãy bình tĩnh nghiên cứu xem
Lồn là gì nhé và nó có đáng bị ghét như vậy không?
Lồn là một khái niệm mà đã là dân Việt Nam thì hầu như ai
cũng biết. Nó ban đầu là từ để chỉ cơ quan sinh dục của phụ nữ, nhưng qua lớp
trầm tích thời gian, người dân Việt Nam đã nâng nó lên thành một khái niệm mang
tính nhân văn, triết lý, và mỹ thuật. Ngày nay chúng ta có thể gặp từ “lồn” ở bất
cứ nơi đâu trong cuộc sống hàng ngày. Từ ông xe ôm đến bà đồng nát, từ thằng
nhóc đánh giày đến các cô sơn móng tay, từ ông bán bánh mì đến các bà bán thịt,
từ tiến sĩ, giáo sư cho đến lao động chân tay, từ giới bình dân cho đến hot
girl showbiz, người người học nhiều cho đến ít học…Tất cả đều có thể, trong một
phút giây nào đó, mởi miệng nói: “Lồn!”.
Nhiều người mở miệng nói lồn nhưng thực ra chẳng hiểu cái lồn
gì. Họ chẳng hiểu lồn cụ thể là gì? Cấu tạo thế nào? Cũng tội nghiệp cho nhiều
đàn ông Việt Nam. Rất thích lồn nhưng lại lú lẫn khái niệm. Nhiều học viên nam
hoang mang hỏi tôi: “Tại sao đàn bà có nhiều cái “âm” thế? Âm đạo, âm hộ, âm vật.
Vậy 3 cái âm ấy là cái lồn gì? Cái vùng tam giác đen xì ở háng đàn bà có phải
là lồn không, hay gọi cụ thể là gì? Hay âm đạo mới là lồn? Nghĩ đến việc phân
loại xác định đúng tên lồn đã loạn cả lên, tẩu hỏa nhập ma rồi. Đéo nghĩ nữa, mệt
vãi lồn.
Nói thẳng ra, đến hôm nay lồn đã quá gắn bó và quá thân quen
với người dân Việt Nam, vậy thì tại sao chúng ta lại không thể nhìn nhận lại nó
một cách trìu mến hơn, nghiêm túc hơn thay vì cứ coi nó là một cái gì xấu xa tục
tĩu như đa số người vẫn hằng quan niệm.
Chính vì sự nhập nhằng hiểu sai ý nghĩa của lồn mà vô vàn thầy
cô giáo ở Việt Nam đã không biết cách nào để có thể dạy giáo dục giới tính cho
học sinh một cách hiệu quả. Nói thẳng ra lồn chỉ là một cái nick name của Âm đạo
mà thôi, cũng tương tự như bướm, bím, cô bé, bim bim, hĩm... Âm đạo là từ ngữ
chuẩn mực dùng trong sách giáo khoa để nói về bộ phận sinh sản nữ, nhưng khi nhắc
tới Âm đạo thì từ thầy cô giáo cho đến học sinh đều ngại ngần đỏ mặt và liên tưởng
đến lồn…và từ giây phút đó, không khí lớp học trở nên căng thẳng, thầy cô giảng
bài thì mất tự nhiên, học sinh nghe thì như bị tra tấn tinh thần, cười đùa trêu
trọc nhau, không còn nghiêm túc. Thất bại của một nền giáo dục trong lĩnh vực
giáo dục giới tính chỉ vì không giải thích được cặn kẽ về lồn. Tiếc lắm!
Có những học viên của tôi đã bật khóc hu hu khi được yêu cầu
đánh vần và đọc rõng rạc từ “Lồn”. Bạn ấy không thể đọc nổi, một rào cản tâm lý
khủng khiếp làm bạn ấy sợ hãi. Mất gần 30 phút lấy can đảm và cho đến khi cả lớp
cùng khích lệ “Cố lên! Cố lên!” thì bạn ấy là đọc rất nhanh “Lồn” rồi lao về
phía các bạn cùng lớp ôm mặt khóc tiếp. Cả lớp hân hoan vỗ tay chúc mừng ầm ĩ.
Tôi hỏi bạn ấy: “Tại sao em khóc?”. Bạn ấy trả lời: “Em khóc vì hạnh phúc quá ạ.
Em đã vượt qua được chính mình.”
Từ lồn đâu có xấu xa như những gì chúng ta bị cài đặt. Nếu
nó được sử dụng đúng lúc, đúng nơi thì sẽ đem lại những tác dụng vi diệu và niềm
cảm hứng sâu sắc, đặc biệt ở chốn phòng the. Trong sinh hoạt đời thường hôm nay
từ lồn được sử dụng trong tình huống kể chuyện tục, kể chuyện tiếu lâm, hoặc để
người ta văng tục, chửi thề… theo kiểu thiếu văn hóa. Nhưng ở một góc nào đó, sử
dụng từ lồn nhằm ám chỉ bóng nói gió đến một ý nghĩa khác mang tính nội hàm cao
hơn, chẳng liên quan gì đến bộ phận sinh dục nữ nữa. Ví dụ:
- “Nóng vãi lồn!” - Chỉ là ám chỉ nóng nực quá, không chịu
được;
- “Chán vãi lồn!” - quá chán, chán đến nản;
- “Thời tiết như lồn!” - thời tiết xấu quá;
- “Nhìn cái lồn?” - nhìn đểu gì tao? ;
- “Lải nhải cái lồn!” - đừng nói nữa, nhức đầu lắm rồi;
- “Thằng mặt lồn” - không phải mặt mày giống cái lồn, mà mặt
mày đáng ghét;
- “Lồn không lành, mắng quanh hàng xóm” - Chỉ những người
hay chửi bới um xùm, gây khó chịu
- “Đẻ con khôn mát lồn rười rượi, đẻ con dại thảm hại cái lồn”
- Đẻ được con khôn thì sung sướng tự hào hơn đẻ ra con dại.
- “Bú lồn bà” - mày là đồ khốn nạn đểu cáng
- "Đá như lồn ấy" - Đám đông ồ lên thất vọng khi cầu
thủ đá trượt bóng ra ngoài cầu môn
...
Không dừng ở đó chúng ta còn dùng từ “lồn” để biểu đạt sự
nghi vấn:
- “Cái lồn gì thế?” - cái gì thế nhỉ?;
- “Nó nói cái lồn gì vậy?” – nó nói cái gì, mình nghe không
rõ;
- “Thế là thế lồn nào?” – chuyện này nghĩa là thế nào;
- “Thằng lồn nào kia?” - thằng kia là ai? ;
Đa phần trong trường hợp này từ lồn chỉ mang tính chất bổ ngữ,
bổ sung sắc thái, nhấn mạnh thêm ý nghĩa của câu.
Cũng có lúc người ta sử dụng từ “lồn” để thể hiện sự phấn
khích:
- “Sướng vãi cả lồn” - quá sướng;
- “Đẹp vãi lồn” - đẹp quá;
Nhìn lại thì thấy lồn cũng chỉ là một từ ngữ bình thường như
bao từ ngữ khác, chẳng qua cuộc sống đã gán một quy ước là tục bậy cho nó mà
thôi. Đến nay, qua nhiều thế hệ, lồn bị hiểu oan quá sâu mất rồi, mà không ai đủ
can đảm minh oan cho lồn cả. Tất cả chỉ là quy ước mà thôi. Giả sử một có một
chàng trai người Mỹ tên John lần đầu đến Việt Nam học tiếng Việt, tôi sẽ dạy cậu
ấy đọc chữ “Lồn” và giải thích với cậu ấy lồn có nghĩa là “Đẹp” thì chàng người
Mỹ đó cũng sẽ rất hồn nhiên hiểu lồn là đẹp. Sẽ có một đoạn đối thoại như sau:
- John, mặt bạn như lồn ấy.
- Thank you Sơn, mặt cậu cũng rất lồn.
- Mặt chúng ta đều như lồn cả.
- Uh, Việt Nam các bạn thật nhiều người mặt lồn.
Nói là khuyến khích thì không nên khuyến khích, vì ít nhiều
cách dùng này cũng hơi suồng sã và thô tục. Song, bảo rằng ngăn cấm việc sử dụng
từ này là không nên, mà thực tế thì "có mà cấm được cái lồn ấy". Vì từ
ngàn xưa đến nay nó đã là một công cụ của giới bình dân nhằm giải tỏa những ức
chế của cuộc sống. Có chăng, chúng ta cần cân nhắc những tình huống nào thì nên
sử dụng, những tình huống nào hạn chế, và những tình huống nào là không nên.
Khi ngồi một mình chán đời mà phọt ra câu đấy có khi lại
hay, khiến tinh thần sảng khoái. Khi vui vẻ cùng bạn bè, nói ra từ “lồn” khiến
các khoảng cách xích lại gần hơn, vui hơn (chỉ dành cho bạn thân, đồng trang lứa).
Dùng để xúc phạm hay lăng mạ một ai đó thì không nên, hoặc chỉ hạn chế thôi.
Còn trong các buổi tiệc, hội nghị, ma chay, cưới xin… mang tính nghiêm túc thì
cấm chớ có dùng.
Lồn chính nó không bao giờ có lỗi cả. Chỉ do sự u tối của đầu
óc, sự suy đồi của tư duy mới làm lồn trở nên bẩn. Vì thế hôm nay chúng ta cố
tránh né nó, chê bai nó, khinh ghét nó, thô bỉ hóa nó rồi thay thế bằng các từ
khác như “chỗ ấy”, “vùng kín”, “bộ phận nữ tính” để cho ngôn ngữ của mình được
sạch hơn… Đã đành là tùy từng văn cảnh cụ thể, nhưng đôi khi người đọc đang cảm
thấy bứt rứt, cần “lồn” xuất hiện thì người viết lại không dám cho “lồn” xuất
hiện, tạo nên cảm giác hụt hẫng, mất sướng. Chúng ta đang không thành thật với
chính mình.
Gần đây tôi thấy một số các tác phẩm âm nhạc dám ngụ ý đặt
tên chơi chữ về “lồn” trong bài hát của mình, ví dụ bài hát “Như lời đồn”. Dư
luận cho rằng tác giả đặt tên như thế có hàm ý chơi chữ để hiểu nghĩa tục là “Đời
như lồn”… và rồi bài hát cũng bị dư luận dập cho tả tơi. Tuy nhiên cũng có những
quan điểm thoáng hơn thì cho rằng đừng nên nghiêm trọng quá những chuyện đó. Tội
nghiệp tác giả nghĩ mãi ra được bài hát thì bị dư luận đánh tả tơi chỉ vì liên
quan đến lồn. Một xã hội ám ảnh về lồn, cả nhạc sĩ lẫn người nghe.
Trong giới đào tạo cũng nổi lên những diễn giả thích văng lồn
trên sân khấu, cũng có kẻ thích người chê. Để chửi và văng lồn cho mượt cũng phải
đạt đến một tầm nhất định. Lồn ở trên miệng người này, trong một bối cảnh cảm
xúc và không gian phù hợp, sẽ có thể làm thay đổi số phận của người kia. Nhiều
diễn giả chửi học viên khóc rưng rức – “Dạng mày chỉ về nhà ăn lồn thôi”, nhưng
sau lần bị chửi đó, học viên bừng tỉnh, tìm được cảm hứng thay đổi đời mình trở
nên tốt hơn. Học viên quay lại cảm ơn thầy, vì được thầy chửi mà em nhận ra
chính con người thật của mình. Hóa ra “ăn lồn” để thành người thì cũng đáng nhỉ.
Kể từ đó có rất nhiều người đến các lớp học để được chửi với
hy vọng thay đổi cuộc đời. Họ đang tìm kiếm những cú huých tinh thần mang tính
cân não, nặng đòn từ bên ngoài. Tôi đã từng được học viên đề xuất: “Em xin thầy.
Thầy chửi em thật lực vào. Thầy chửi em nữa đi”. Cuộc sống đến hồi loạn mất rồi.
Nói ngon ngọt thì không nghe, chửi “Mày ngu như lồn ấy. Sống như thế chỉ liếm lồn
thôi.” thì học viên rưng rưng xúc động “Em cảm ơn thầy!”. Thật bó tay, khích lệ
nguồn cảm hứng cũng có muôn ngàn kiểu. Thôi thì nhìn đến cái đích cuối cùng của
sự thay đổi một cuộc đời mà tốt đẹp hơn thì cho họ ăn vài cái lồn cũng chẳng tiếc.
Phân tích về lồn thì còn nhiều khía cạnh và nhiều cung bậc lắm.
Bài viết này chỉ mong muốn gửi đến các bạn một cái nhìn tích cực và vui vẻ hơn
về lồn. Nếu có phải vì lồn mà tâm hồn điên đảo thì cũng chẳng có gì là xấu. Lồn
chẳng có ý bậy bạ nào cả, chỉ có những suy nghĩ và thái độ bậy bạ mà thôi. Cái
cần kiểm soát lớn nhất trong cuộc sống chính là cảm xúc và thái độ của con người.
Nếu chúng ta có cảm xúc tốt đẹp, thái độ vui vẻ thì lồn sẽ thật beautiful. Lồn hôm
nay không còn là lồn ngày trước nữa rồi. Nó đã trở thành một cái gì đó có ý
nghĩa lớn lao và cao đẹp hơn cái ý nghĩa tục tĩu bị gán cho lúc ban đầu. Lồn rất
đẹp và đáng yêu, dễ thương và đáng trân trọng. Tôi mong rằng các bạn hãy thật
nghiêm túc yêu quý lồn, chắc chắn cuộc sống của các bạn sẽ chân thành và hạnh
phúc hơn rất nhiều.
Cảm ơn các bạn đã nghiêm túc đọc bài này.
Đinh Thái Sơn - HappyComm