1) Dân ta đang phải gánh thuế phí nặng nề hàng đầu khu vực,
một trong những nguyên nhân là vì chúng ta đang phải đóng thuế để bù cho cả những
khoản thất thoát khổng lồ do tham nhũng, lãng phí và bộ máy hành chính cồng kềnh
bậc nhất thế giới. Đó là điều không thể chấp nhận.
Với một nền kinh tế có thu nhập vào khoảng 2.200 USD/người
như ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo chỉ nên thu thuế khoảng 18%
GDP, không nên thu thuế cao hơn để khoan sức dân, để người dân có lợi nhuận tái
đầu tư. Song hiện nay chúng ta đã thu thuế lên đến khoảng 32% GDP, tức là rất
cao so với khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới.
Số liệu thống kê từ Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam
(Vietnam Report) cho thấy, tỷ lệ đóng thuế phí của người Việt Nam vào ngân sách
hàng năm ở mức 21%, cao hơn Thái Lan là 16%, Philippines 13,5%, Indonesia
12,4%, Malaysia 14%,...
Thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức trung bình của khu vực,
nhưng tỷ lệ thu cao hơn hẳn, khiến mỗi người dân Việt Nam phải gánh chịu khoản
thuế, phí/GDP gấp từ 1,4-3 lần so với các nước. Theo đó, trong doanh nghiệp các
loại thuế đã chiếm đến 40% giá trị lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thế nhưng, không dừng lại ở đó, gần đây Bộ Tài chính liên tục
đưa ra các đề xuất tăng thuế, hoặc đưa ra các sắc thuế mới.
Câu hỏi đặt ra là tại sao thuế phí cao, đứng trên đỉnh khu vực
như vậy, mà nền kinh tế thì vẫn đang ngoi ngóp dưới vực sâu?
Câu trả lời không khó. Trước hết 70 -80 % nguồn thu từ thuế
và ngân sách nói chung là giành cho bộ máy hành chính, một bộ máy cồng kềnh bậc
nhất thế giới. Phần ít ỏi còn lại dành cho đầu tư phát triển, thì một tỷ lệ
không nhỏ rơi vào thất thoát do tham nhũng và lãng phí. Chưa ai tính được chính
xác tỷ lệ thất thoát đó, nhưng chỉ qua những thông tin các tập đoàn, các dự án
nhà nước thua lỗ, thất thoát hàng trăm nghìn, chục nghìn tỷ, những khoản tiền
khổng lồ bị chiếm đoạt trong các đại án gần đây, những công trình nghìn tỷ lãng
phí, đắp chiếu thì cũng có thể hình dung tỷ lệ thất thoát chắc chắc là hai con
số!
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Sản xuất mà không có tiết kiệm
như gió vào nhà trống. Nay không những không tiết kiệm, mà còn lãng phí vô độ,
laị còn tham nhũng vô biên. Ngân sách nhà nước như cái thùng không đáy, hay nói
đúng hơn cái đáy thủng đó có luồng chảy vào túi tham quan và doanh nghiệp thân
hữu. Hết tiền nhà nước lại nghĩ cách tận thu bằng cách thêm thuế, thêm phí,
tăng thuế và tăng phí…
Rõ ràng hiện trạng trên đây là không thể chấp nhận, thế
nhưng người dân đã phải chịu đựng từ hàng chục năm nay. Người dân không mong gì
hơn là thay vì nghĩ mọi cách để tăng thuế, phí và tận thu, nhà nước hãy mạnh dạn
cắt bỏ những thứ dư thừa đang đeo bám trong bộ máy hành chính, loại bỏ tham
nhũng và siết chặt chi tiêu.
LOẠI THUẾ K.HỐN N.ẠN!
Nhiều bạn nghĩ, ta chịu thuế VAT 10% thì cũng như thuế nhập
khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (vì 2 loại thuế kia cũng chịu 10% như VAT).
Không phải đâu! 2 loại thuế kia ta chịu theo giá nhập, còn thuế VAT ta phải chịu
theo giá bán ra. Ví dụ nè:
Mỗi lít xăng nhập về có giá 15.000đ
- thuế nhập khẩu 10%: 1.500đ
- thuế tiêu thụ đặc biệt 10%: 1.500đ (xếp xăng dầu là mặt
hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cũng khốn nạn).
- thuế Bảo vệ môi trường: 4.000đ
- phí kinh doanh: 1.050đ
- quỹ bình ổn giá....
- lợi nhuận doanh nghiệp....
- chi phí định mức.....
Xong, nhà nước CỘNG HẾT
các khoản thuế/phí này vào lít xăng trên, rồi ĐÁNH THÊM 10% VAT vào đó,
để có giá thành bán ra của 1 lít xăng.
Thế bào là THUẾ CHỒNG THUẾ?
Như vậy, 10% thuế VAT ta chịu không phải cho 1lít xăng ta
mua, mà ta còn chịu trên những loại thuế, phí ta đóng trong lít xăng đó. Nói
nôm na là, ta bị nhà nước đánh thuế, trên số tiền ta đóng thuế.
THUẾ CHỒNG THUẾ LÀ VẬY.
Nếu nhà nước đánh thuế VAT 10% vào giá nhập, thì ta chỉ mất
1.500đ, nhưng đánh vào giá bán thì ta phải chịu gấp đôi như thế. Đây là cách
tính thuế k.hốn n.ạn nhất của nhà nước hiện nay.
HNN:
Cái vụ thuế này trước đây tôi
cũng đã có giảng cho sanh viên rồi.
Hồi đó tôi có nói là thuế tăng
lên đánh vào bất cứ thứ gì thì cuối cùng vẫn cứ là dân phải chịu.
Thì sinh viên nó bảo là tôi nói
bậy.
Tôi đành phải giải thích thế
này:
Chẳng hạn tăng thuế đánh vào
xăng dầu. Thì giả sử em là người bán xăng em có chịu móc túi mình để trả cho
phần tăng lên đó không?
Khi em mở một cửa hàng kinh
doanh xăng. Em hoạch định là mỗi một lít xăng em phải lãi ít nhất là 10 ngàn.
Vậy em nhập xăng về với giá là
10 ngàn. Em phải trả thuế nọ kia cộng vào đủ thứ là 10%, tức thuế em phải nộp
là 1 ngàn. Tiền lãi của em phải là 10 ngàn, thì em sẽ bán xăng với giá là 21
ngàn.
Bây giờ thuế tăng lên, em phải
trả thuế là 20% chẳng hạn. Tức là em sẽ phải trả chi phí đầu vào là 12 ngàn. Em
có để nguyên giá xăng là 21 ngàn không?
Không. Chắc chắn không. Em sẽ phải
bán là 22 ngàn/lít.
Đến đây em sẽ nói là: "À
nếu vậy thì thằng nào đi xe, thằng đó chịu thôi, chứ dân có phải ai cũng đi xe
đâu."
Ồ, nếu em nghĩ thế thì thật là
uổng cơm cha mẹ nuôi.
Rau, gạo, mắm muối, vân vân, nó
có tự chạy từ cánh đồng đến cửa hàng cho em mua không?
Người vận tải phải mua nhiên
liệu với giá cao hơn. Liệu họ có giữ nguyên tiền cước phí vận tải không?
Không, chắc chắn không. Họ sẽ
tăng giá vận tải.
Người bán hàng bị tăng giá vận
tải liệu họ có giữ nguyên giá gạo không?
Không, chắc chắn không. Họ sẽ
phải tăng giá gạo.
Vậy đến đây thì sao?
Liệu có người dân nào nhịn ăn
để né thuế được không?
Hồi năm 1945, bọn thổ phỉ từ
trên rừng xanh nó bảo "giúp nó cướp chánh quyền, thì từ nay về sau dân
không phải đóng thuế nữa".
Một câu hứa xàm bậy vậy chỉ có
thổ phỉ mới dám nói ra.
Ủa vậy mà dân tin thật.
Và giúp nó cướp được chánh
quyền thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét