Họ bắn, họ tồn tại
Hôm qua đọc bài viết này thấy hay quá nên nhân tiện có cảm hứng chia sẻ thêm một số thứ tui thu lượm về quyền sở hữu súng của dân Mỹ.
Đầu tiên nói qua lịch sử nước Mỹ. Tổ tiên của người Mỹ là những người từ châu Âu sang khai phá lục địa mới, ngoài số nhỏ là quý tộc, ngoài binh lính, còn những thành phần như trộm cắp, tướng cướp, đĩ điếm, nô lệ, các nobody ở châu Âu, bị ruồng bỏ nơi lục địa cổ và lên thuyền vượt biển để tìm kiếm cơ hội mới. Sau đó Mỹ trở thành thuộc địa của Anh, rồi cách mạng giải phóng dân tộc, rồi nước Mỹ giành độc lập năm 1783, rồi Hiến pháp ra đời năm 1787.
Với lịch sử bị ruồng rẫy và cai trị, dân Mỹ thường có một chút mặc cảm thấp kém khi nhìn về phía châu Âu nên thường muốn chứng tỏ với châu Âu. Những người soạn thảo Hiến pháp không chỉ mong vạch ra một đường hướng trăm năm, mà hy vọng nó sẽ là cái gì vượt trên thứ từng có ở bên kia Đại Tây Dương, mảnh đất tổ tiên họ từ bỏ. Ở nhiều quốc gia, dù bắt đầu cách mạng với những lý do hoa mỹ, dù hiến pháp nhân danh tầng lớp cần lao, cuối cùng đa phần là bình mới rượu cũ, thay một ông vua có ngai bằng một ông vua không ngai. Các Founding Fathers (tổ phụ lập quốc) của Mỹ thì lại có tham vọng để lại một thứ di sản trường tồn hơn cả họ, một thứ viết trong tâm thế nhân dân thay vì nhà cầm quyền, và mang các thiết chế thực dụng thay vì cái vỏ êm tai. Luật Mỹ chọn đi theo thông luật (common law) thay vì dân luật (civil law), với sự tồn tại của một bầu thẩm đoàn toàn dân thường, ngoài ảnh hưởng từ truyền thống thuộc khối cộng đồng Anh, còn để phản ánh tinh thần: Luật là để bảo vệ dân khỏi bị chính quyền lạm dụng luật.
Từng là dân xứ bị trị, những vị tổ phụ hiểu là một chính quyền chỉ có thể độc tài khi nó giữ được thế “tay trên" trong đụng độ. Như thế, ngay dưới quyền tự do ngôn luận, Hiến pháp đã sinh ra tu chính án thứ hai liên quan quyền sở hữu súng.
Người Việt nghĩ về dân Mỹ cần súng để tự vệ trong các hoàn cảnh như chống đột nhập chống cướp chống trộm, và điều này cũng đúng. Song cái tự vệ lớn nhất mà các bậc lập quốc tính đến từ những năm 1787, lại là quyền tự vệ của nhân dân trước chính quyền. Không ngẫu nhiên một đất nước sở hữu nhiều súng nhất cũng là một đất nước mà dân có nhiều quyền và chính quyền thì sợ dân nhất. Và ko ngẫu nhiên một chính phủ từng ban hành luật quản lý súng rất chặt chẽ trong quá khứ cũng là cái tên quen thuộc: Đệ tam Đế chế, Đức quốc xã 1933-1945.
Cũng với tinh thần bảo vệ nhân dân để bảo toàn nền tự do, tuy luật cho dân Mỹ được sở hữu súng, cảnh sát Mỹ và quân đội Mỹ cũng được sở hữu súng, nhưng cảnh sát Mỹ thì không được quyền sở hữu khí tài quân đội và quân đội Mỹ thì bị cấm active trên đất Mỹ trừ một số hoàn cảnh đã chỉ định (link). Nói thêm ý cuối, nghĩa là quân đội chỉ được quyền hoạt động (ngoài chiến đấu, còn bao gồm cả lùng soát, đột nhập, truy đuổi, bắt bớ) bên ngoài lãnh thổ hợp chủng quốc. Năm 2001 dưới chính quyền Bush, 911 xảy ra, khi quân Mỹ trực tiếp tham gia hoạt động trên đất Mỹ nhiều người đã lên tiếng coi đây là một tiền lệ nguy hiểm vi phạm quy định này.
Mục đích những thiết chế này là gì?
Là để dân có thể cân bằng về sức mạnh vũ trang so với cảnh sát, cùng giảm thiểu ảnh hưởng của quân đội, cả 2 lực lượng mà lịch sử châu Âu lẫn thế giới đã chứng tỏ, rất chóng vánh thành tay sai cho bạo quyền khi được phép.
Quay tiếp về lịch sử, tại sao dân ủng hộ súng lại thường là Cộng hoà và miền Nam?
Sử gia cánh tả đã thành công trong việc giúp Civil War được nhớ đến như là cuộc chiến vùng miền Nam-Bắc. Quân đội giải phóng nô lệ chủ yếu ở miền Bắc và chủ nô chủ yếu ở miền Nam. Song đây ko phải đụng độ tranh giành lãnh thổ, nó là đụng độ của ý thức hệ, giữa một bên là Lincoln và những người cùng chí hướng của đảng Cộng hoà vs. phe đảng Dân chủ. Người miền Bắc song là dân Dân chủ thì vẫn muốn giữ lại chế độ nô lệ. Bản chất việc diễn dịch lại lịch sử như vậy chỉ để tẩy xoá quá khứ dính dấp kỳ thị da màu của đảng Dân chủ, điều kéo dài đến gần nửa sau thế kỷ 20, với luật cách ly trắng-đen Jim Crow lẫn hội da trắng thượng đẳng KKK đều là sản phẩm của Dân chủ. Robert Byrd, thượng nghị sĩ DC, thần tượng của Hillary Clinton, cũng có thời tham gia KKK. Ngày nay đảng DC huyên hoang trỏ ngón tay đòi đập tượng Confederate chỉ nói lên năng lực rũ bùn đứng dậy sáng loà lẫn mưu đồ tẩy xoá dấu vết. Cũng như rất nhiệt tình kích động thù hận trắng-đen, ma quỷ hoá dân da trắng, mà quên mất rằng, chế độ nô lệ được xoá bỏ chính cũng nhờ người da trắng Cộng hoà, với người đứng đầu Abraham Lincoln.
Trước Civil War, nô lệ Mỹ không được coi là công dân, bị cấm sở hữu súng. Năm 1865, Civil War kết thúc, và như những người lập quốc sau giải phóng nghĩ đến từ nay cần trang bị súng cho nhân dân, dân Cộng hoà ở miền Nam sau nội chiến cũng nghĩ từ nay phải cho nô lệ quyền cầm súng để giúp họ bảo lưu cái tự do mong manh vừa giành được, từ đó hình thành truyền thống ủng hộ sở hữu súng của đảng này và các bang miền này.
Điều trên dễ hiểu vấp phải phản đối từ đảng DC. Chế độ nô lệ bị bãi bỏ, nghĩa là người da màu phải được có quyền công dân ngang da trắng, nhưng một số bang vẫn hạn chế quyền của người da màu được sở hữu súng. Hơn 100 năm sau, dưới nỗ lưc lobby của phe Dân chủ sau cái chết của Martin Luther King và J.F. Kennedy, luật quản lý súng Gun Control Act 1968 ra đời, với sự tham gia soạn thảo của Thomas Joseph Dodd, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ. Luật này được cho có là có nhiều điểm chung lớn đáng ngờ với luật quản lý vũ khí của Đức quốc xã 1938, một phương tiện đã hỗ trợ hiệu quả phát xít trong việc tước vũ khí của dân Do Thái. Chính Dodd trước đó lại từng tình cờ yêu cầu Thư khố quốc gia dịch sang tiếng Anh văn bản luật 1938. Dodd và đảng DC đã nhìn thấy tiềm năng của việc áp dụng ý tưởng phát xít sau: mượn quản lý súng để ngầm kiểm soát một nhóm công dân nhất định. Trên giấy tờ là cấm súng toàn dân, nhưng thực chất khi đấm một đòn chuyên chính vào XH, tầng lớp ít được bảo vệ nhất bao giờ cũng là những người bị tổn thương đầu tiên và trầm trọng nhất. Ở Đức Quốc xã 1938 là người Do Thái, ở nước Mỹ 1968 là người da đen, còn ở Mỹ năm 2017, tình thế đã thay đổi, đọc truyền thông dòng chính là thấy sặc sụa giọng điệu miệt thị da trắng, như Clinton từng gọi họ là lũ Deplorables một cách thản nhiên. Ngày nay nhóm người xếp vào tầng lớp thấp, chịu kỳ thị, chèn ép và khinh khi bởi các thế lực dẫn dắt XH ở Mỹ lại chính là dân da trắng, đàn ông, Công giáo, có truyền thống Cộng hoà. Không có gì ngạc nhiên khi giờ đảng DC lại cũng sốt sắng lobby cho việc cấm súng, cũng với lý do nhân văn y như cách đây 50 năm, hay 150 năm.
Cuối cùng vẫn còn một lý do giúp dân Mỹ ủng hộ súng nữa, mà có người cũng đã đoán, nhưng hiểu sai, đó là về quá khứ mở đất về phía Tây (cough cough Tùng Hoàng Nguyễn).
Họ nghĩ rằng Mỹ nhợn xem phim spaghetti Western nhiều quá nên mê súng, thật ra ngược lại, dân Mỹ mê súng nên mới có phim, văn hoá cowboy cũng chẳng cần phải đến Sergio Leone hay Clint Eastwood mới tồn tại.
Rõ ràng không chỉ mình chính quyền, mà một bộ phận lớn dân Mỹ cũng đã được huy động tham gia công cuộc khai phá miền Tây. Ở những nơi rừng rậm, hoang vu, trong những hoàn cảnh thiếu thốn dễ nảy sinh đụng độ, không cánh tay nào của chính quyền đủ dài để can thiệp, luật duy nhất là vô luật, nếu dân không có súng thì chỉ kẻ mạnh thống trị, còn có súng không nghĩa sẽ tàn sát, mà mọi người lại đều hành xử biết điều hơn.
Điều này như 2 nước oánh nhau nếu bên nào còn nghĩ mình mạnh hơn và chắc thắng thì kiểu gì cũng oánh tiếp, chỉ khi 2 bên bị locked up mới bắt đầu đình chiến, bắt tay chụp ảnh ân ân ái ái như thể mến chuộng hoà bình. Nước nào đang ở thế thua mà nghĩ có thể thuyết bên thắng dừng tay bằng cách tụ tập đồng ca Imagine thì đúng là lừa. Và cái nước kia nghe thế mà cũng dừng tay thật thì lừa còn gấp đôi.
Tương tự, một cộng đồng có thể chuyển từ trạng thái lawless sang lawful ko thể nhờ thuyết giảng suông về văn minh, mà chỉ nhờ khi mọi bên đều cân bằng về quyền lực tự khắc văn minh sẽ hiện ra như nhu cầu phải có. Khi ấy các thiết chế sẽ có cơ sở niềm tin, lẫn giúp người ta đỡ tốn thời gian ve vẩy súng khè nhau mà chả ai dám nhả đạn. Rõ ràng với 2 anh mới phút trước lườm nhau toé lửa, giờ tiến lại gần bắt tay “vì tôn trọng pháp luật” nghe đỡ ngượng hơn hẳn “vì nếu ko thì 2 ta banh xác”. Nhưng bản chất bên dưới lại chính là “vì nếu ko thì 2 ta banh xác”. Hay nói như Trump: Peace through strength.
Verdict
Chết chóc là một sự kiện thương tâm. Đau đớn trước chết chóc là cảm xúc tự nhiên và đáng tôn trọng. Song đôi khi nó làm người ta không nhận ra những đau đớn lớn hơn mà lựa chọn còn lại có thể hứa hẹn, vì thảm sát thì trực tiếp, gần sát, lên trang nhất mọi báo, còn những hiểm hoạ âm thầm lại cần thời gian mới nhìn ra chân tướng. Nhưng chúng ta luôn có thể nhìn những gì từng diễn ra trong lịch sử để hiểu đúng hơn về hiện tại, cũng như để tỉnh táo lựa chọn cho tương lai. Bởi có những quyết định một khi đã chọn thì không thể vãn hồi.
Las Vegas 2017, 18 khẩu súng, 59 người chết. Nice 2016, 1 xe tải, 86 người chết. Năm 2013, ở Mỹ, chết vì tai nạn súng: 505. Vì tai nạn ngộ độc: 38851. Vì ngã: 30208. Vì do không có súng để tự vệ: không báo nào dám thống kê.
Không ai muốn phải so sánh những cái chết này với những cái chết khác. Không ai muốn phải phô trương những con số người chết như cách nhiều chính trị gia Mỹ kêu gào cấm súng đang làm. Bởi đánh vào cảm xúc bỏ qua logic vốn là trò của những kẻ lợi dụng thảm hoạ để trục lợi, không phải việc của người có lương tâm. Nhưng nếu không lôi con số ra, thì bọn bịp bợm lại được dịp khua môi múa mép và xoá nhoà đúng sai lừa dối nhân dân nhờ buôn nước mắt. Cơ bản thì, có nền độc tài nào trên mặt đất không được dựng lên từ những vỗ về nhân văn?
Dẫu là 1 hay 100, mạng người nào cũng quý giá. Ai muốn chọn chết vì có súng hay vì không có súng? Nhưng có những đau thương người ta bắt buộc phải lựa chọn, để bảo vệ con cháu khỏi những điêu linh còn thống khốc hơn. Và nếu bạn không tự lựa chọn, rồi cũng sẽ có người khác chọn hộ bạn. Mà khả năng là bạn sẽ không thích lựa chọn đó đâu.
Bởi cũng lịch sử từng cho thấy thì, tất cả những ai sẵn sàng giao nộp tự do để đổi lấy an toàn, an tâm rồi sẽ bị tước đoạt cả hai.
- Kim Anh Nói chung là ko hiểu vì sao bây h dân mỹ kiểu bị tẩy não, quên mất sự thật là chính đảng CH và những người da trắng luôn là team đấu tranh cho tự do và bình đẳng. Quyền tự do cá nhân đã mất rồi h mà mất thêm quyền sở hữu vũ khí thì thôi luôn, làm nô lệ cho nhà cầm quyền. Nói vậy thôi chứ 2ndAmendment dễ gì bị động vào #teamGOP
- Chau Thi Huyen Nguyen @Kim Anh : Tin tốt là đen tối cùng cực thì thế cùng tất phản, lúc bắt đầu đảo chiều trong văn hoá. Mọi thứ cần thời gian, nhưng hiện tại là điểm khởi đầu.
- Nguyễn Quang Thành Bài viết xuất sắc, chặt chẽ.
- Lê Chí Nguyện Cám ơn. Hôm bữa cái status có những anh tài pro anti-gun vào bình luận rất ghê. Đã rất muốn comment điều trong note này chỉ ra (nhưng...lười vì nhiều lẽ): Luật sở hữu súng là bảo vệ bản thân trước chính quyền hơn là cướp.
Người ta terrified vì 59 ng…Xem thêm- · Trả lời
- · 1 năm
- · Đã chỉnh sửa
- Nguyễn Đức Duy đoạn Imagine viết hay quá chị
- Chau Thi Huyen Nguyen Lê Chí Nguyện Ừ. Giống tự do ngôn luận. Nhiều ng h vẫn cho nó là quyền được nói, kiểu như một dạng thoả mãn nhu cầu. Rồi còn nghĩ nó là một giá trị thánh thiện tuyệt đối. Mà ko nghĩ như nguyên lý vận hành vì một mục đích cao hơn từng cá nhân và giá trị thu được không phải tức thời. Tại đó sẽ có cả cái tốt cả cái xấu, nhưng xét tổng quan và lâu dài cái tốt sẽ lớn hơn và bền vững hơn, cho tất cả.
- · Trả lời
- · 1 năm
- · Đã chỉnh sửa
- Tran Hoang Có thể cho mình share không bạn? Thấy bạn viết hay quá, mình cũng chưa bao giờ nghĩ là có khía cạnh thứ 2 như vậy trong việc cho phép dùng súng ở Mỹ.
- Tuan Nguyen góc nhìn của chị hay quá :)
- · Trả lời
- · 1 năm
- · Đã chỉnh sửa
- Long Hoang Nguyen Đoàn Mạnh Quang dưới góc độ pháp lí, và triết lý
- Chau Thi Huyen Nguyen Tùng Hoàng Nguyễn comment chi dài vãi đái, định ăn chết ngta à. Để mai kia bạn rảnh bạn rep bên kia. hôm nay cn Mị phải đi chơi nha!
- Nguyen Linh cũng tại dân thì thích bị lừa, thích common séne điển hình hóa thiểu số thích khía cạnh ly kì giải trí còn số liệu thì dành cho more-pro-ppls ok? (in my option it happens all the times in all subjects)
- Chau Thi Huyen Nguyen Nguyen Linh Súng cũng giống tự do ấy. Ai cũng kêu gào muốn tự do. Nhưng chỉ là ở hình ảnh trừu tượng của 2 chữ tự do, nghe cũng sang trọng hấp dẫn như văn minh và bình đẳng.
Còn khi tự do hiện ra ở bậu cửa, với đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ và chấp nhận rủi ro của nó, thì người ta lại ré lên thảng thốt và muốn được một thế lực cao hơn bảo bọc vỗ về.- Nguyen Linh i dont wanna talk abt gun :P why ya talk abt arm :P and "freedom" also?
- · Trả lời
- · Xem bản dịch
- · 1 giờ
- Chau Thi Huyen Nguyen Nguyen Linh bài này về gun ko vào nói về gun thì về j?
- Nguyen Linh :-s nói chung ý, tại không quan tâm lắm đến mấy chủ đề chính trị nhưng bạn Chau Thi Huyen Nguyen viết nên tò mò muốn đọc ý :P
- · Trả lời
- · 1 giờ
- · Đã chỉnh sửa
- Nguyen Linh nhưng mà bạn serious lắm :v sợ... why you so serious :P
- Chau Thi Huyen Nguyen Nguyen Linh Nothing can be more fun than being serious.
- · Trả lời
- · Xem bản dịch
- · 1 giờ
- Nguyen Linh :v nhưng cái comment súng ống tự do nó cứ sao sao, klq ạ :P
- Chau Thi Huyen Nguyen Nguyen Linh bạn sao sao.
- Nguyen Linh ôi bây giờ mới biết tôi đào mộ =@-@ sorry ăn trưa bjo mới trả lời được =))) đọc lại comment bên trên của bạn j đó nói về tự do hiểu sao bạn trả lời thế rồi :v không thắc mắc nữa :v
- Nguyen Linh nhưng lại thắc mắc cái đoạn thấy fun while you being serious, can you teach me master =)) ý thích, sở thích, your choice... i swear i do respect : )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét