Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Tranh dân gian Đông Hồ

Cây dó giấy: Sách đỏ Việt Nam (nguồn: http://www.vncreatures.ne...=1&loai=2&ID=3305 ) 
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/caydogiay.jpg 
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/hoadogiay.jpg 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 235 

Tên Việt Nam: Dó giấy 
Tên Latin: Rhamnoneuron balansae 
Họ: Trầm Thymelaeaceae 
Bộ: Trầm Thymelaeales 
Nhóm: Cây gỗ lớn 

Làm giấy dó: "Nghề làm giấy dó có từ thế kỷ III, phát triển mạnh vào thế kỷ VIII và XIV. Làng Dương ổ xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vốn được coi là nơi sản xuất giấy có chất lượng cao nhất cho việc in tranh Đông Hồ..." (nguồn: http://dongcao.bis.vn/?pa...644078&portal=dongcao ) 
Nội dung viết về cách làm giấy dó trong link trên có chút hơi mâu thuẫn với wiki (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A5y_d%C3%B3) 

Các loại giấy dó: (nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A5y_d%C3%B3 ) 
Giấy dó sản xuất tại làng An Cốc (Hà Tây) có 7 loại: 
1. Giấy phương 
2. Giấy trúc 
3. Giấy khay 
4. Giấy để tạo giấy sắc 
5. Giấy vua phê 
6. Giấy hành ri 
7. Giấy dó bìa 
Tại Hà Nội: 
1. Giấy sắc (Nghĩa Đô) 
2. Giấy moi, giấy phèn làm từ nguyên liệu thô hơn, có mặt giấy khô ráp, sử dụng để gói hàng (Triều Khúc, Yên Thái) 
3. Giấy xề: làm từ các đầu mẩu vỏ dó bị loại bỏ (làng Kẻ Cót hay làng Cót) 

Giấy điệp: 
Giấy dó làm từ cây dó, suy ra giấy điệp là từ cây điệp? ==> tư duy theo lối mòn kiểu này chắc chết con người ta lắm. 
Người ta lấy vỏ con điệp (một loại sò biển) đem nghiền vụn thành cám, rồi trộn với hồ (hồ có thể nấu từ gạo tẻ hoặc gạo nếp). Sau đó dùng chổi lá thông quét hồ điệp lên giấy dó. Thế là có giấy điệp. Người ta có thể pha thêm mầu vào trong hồ điệp để có được giấy điệp với mầu nền khác nhau. 

Tranh Đông Hồ: 
Tranh in bản khắc gỗ trên giấy điệp. Mỗi bản khắc gỗ in một mầu khác nhau. Mầu để in có nguồn gốc tự nhiên như than xoan cho mầu đen, xỉ đồng hoặc lá chàm cho mầu xanh, hoa hoè cho mầu vàng, sỏi son hay gỗ vang cho mầu đỏ. 
Người làng Đông Hồ thường dùng 4 bản khắc gỗ cho một bức tranh, nên cũng thông thường tương ứng có 4 mầu cho một bức tranh. 

Tôi thích tranh Đông Hồ. Ở hải ngoại, những nơi KTX đông người, sợ mở nhầm phòng, người Việt Nam thường dán tranh Đông Hồ (tranh Đông Hồ in ra từ máy tính) trên cửa. Bạn bè nơi khác đên chơi rất dễ tìm kiếm. 

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/chantrauthoisao.jpg 
Chăn trâu thổi sáo 


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/bankhacgo.jpg 
Bản khắc gỗ 


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/dam-cuoi-chuot.jpg 
Đám cưới chuột 


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/truyenThachSanh.jpg 
Truyện Thạch Sanh 


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/hoa/hungdua.jpg 
Hứng dừa 
http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100112

Không có nhận xét nào: