Trước đây, năm 938, khi Ngô Vương Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng giành quyền độc lập, khi đó Đại Việt mới chỉ là các tỉnh Bắc kì bây giờ và đến Hà Tĩnh là hết. Từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận là nước Chăm-pa (Chiêm-Thành). Các tỉnh Miền Đông và Miền Tây của Nam kì, kể cả đảo Phú Quốc hồi đó là của Chân-Lạp (Cao-Miên hay vương quốc Khmer).
Bắt đầu từ thời nhà Lý, lãnh thổ Đại Việt mới mở rộng dần. Mỗi lần mở rộng lãnh thổ đến đâu thì người Việt đi tới đó. Sự hòa trộn giữa người Việt với người bản xứ, qua thời gian đã hình thành nên các vùng văn hóa có chung gốc Việt, nhưng cũng đa dạng sắc màu.
Việc mở rộng lãnh thổ cùng với nó là những cuộc di dân của người Việt có thể sơ lược như sau:
- 1014 Lý Thái Tổ sáp nhập tỉnh Hà Giang (trước đó thuộc Đại Lý) ở phía Bắc.
- 1069 Lý Thánh Tông sáp nhập Quảng Bình, Quảng Trị của Chiêm-Thành
- 1159 Lý Anh Tông sáp nhập Lào Cai, Yên Bái của Đại Lý vào Đại Việt
- 1306 "Nước non ngàn dặm ra đi", công chúa Trần Huyền Trân lấy vua Chế Mân để đổi lấy châu Ô Lý cho Đại Việt. Bây gờ là vùng đất Thừa Thiên Huế.
- 1471 Lê Thánh Tông tiếp tục sáp nhập thêm 4 tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định.
- 1611 chúa Nguyễn Hoàng sáp nhập tỉnh Phú Yên
- 1655 chúa Nguyễn Phúc Tần sáp nhập Khánh Hòa
- 1693 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tướng Nguyễn Hữu Cảnh sáp nhập Ninh Thuận, Bình Thuận, hoàn thành quá trình sáp nhập Chiêm Thành vào Đại Việt.
- 1698 lại Nguyễn Hữu Cảnh mở chính quyền hành chánh đầu tiên ở Sài Gòn để sau đó sáp nhập các tỉnh Nam Bộ vào xứ Đàng Trong. Chắc các bạn biết năm 1998 ở Sài Gòn có lễ hội 300 năm rất lớn.
- 1718 Mạc Cửu khai phá các tỉnh Hà Tiên, Kiên Giang và xin thần phục chúa Nguyễn.
- 1736-1739, Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) khai phá thêm vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng đưa vào lãnh thổ xứ Đàng Trong.
- 1732-1757, do nhu cầu được các chúa Nguyễn hỗ trợ lên ngôi và bảo vệ trước Xiêm La, lần lượt các vua của Chân Lạp đã dâng từng phần vùng đất còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long cho các chúa Nguyễn.
- 1830 vua Minh Mạng sáp nhập toàn bộ vùng Tây Nguyên vào Đại Việt, hoàn thành quá trình mở rộng lãnh thổ.
Cuộc di dân lớn nhất là thời chúa Nguyễn Hoàng chạy khỏi chúa Trịnh. Từ Thanh Hóa, chúa Nguyễn Hoàng đã mang theo rất nhiều người Bắc kì vào xứ Thuận Hóa là Huế này nay.
Sau đó mỗi lần quân Đàng Ngoài (chúa Trịnh) thua trận, thì tù binh Đàng Ngoài bị bắt vào Đàng Trong cũng lên đến mấy chục vạn người.
Di dân thời hiện đại thì có 3 cuộc di dân lớn:
- Năm 1954, gọi là Bắc 54. Bắc 54 chủ yếu là tư sản và trí thức.
- Năm 1975, gọi là Bắc 75. Bắc 75 thì tất nhiên là cs.
- Di dân thời đổi mới diễn ra mạnh nhất những năm đầu 90s của thế kỉ trước, nên gọi là Bắc 90. Bắc 90 là dân trí thức mới.
Người Nam thực sự trong lòng có ưa người Bắc không?
Tôi nghĩ không đến nỗi ghét nhau. Nhưng người Bắc khôn như rận vậy nên người Nam thường khinh người Bắc.
http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/113521
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét