Thứ Ba, 26 tháng 2, 2008

Lịch sử ư, người ta bàn luận quá nhiều về nó...




Mọi người đều có nguồn cội.
Thế giới ngày càng tân tiến, con người ngày càng thân thiện và xích lại gần nhau "nối vòng tay lớn". Nhưng không phải thế mà có thể bỏ đi nguồn cội của chính mình. Tuy nhiên đâu đó vẫn có những người bị mắng là "mất gốc". Không biết họ nghĩ sao nhỉ? Còn tôi, tôi cảm thấy đau lắm.
Một trong những biện pháp hay để giữ gốc đó là am tường về lịch sử nước nhà. Chẳng thế mà Hồ Chí Minh cũng viết:
"Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
Kiến thức về lịch sử thì quả là vô vàn, chẳng ai có thể biết hết được. Muốn học hết, biết hết thì quả thật là "không tưởng". Tuy nhiên nếu muốn biết những nét chính thì cũng không có vất vả mấy, bởi sách bây giờ quả thật là dễ kiếm. Thử liệt kê mấy bộ Việt sử xem sao:

Việt Nam Sử Lược - Do học giả Trần Trọng Kim soạn thảo vào năm 1919.
Việt Sử Toàn Thư - Do sử gia Phạm Văn Sơn soạn thảo vào năm 1960.
Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu - Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng đầu thế kỷ 20.
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo khoảng năm 1856-1881.
Việt Sử Tiêu Án - Do Ngô Thời Sỹ soạn thảo vào năm 1775.
Đại Việt Thông Sử - Do Lê Quý Đôn soạn thảo vào năm 1759.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Do Lê Văn HưuPhan Phu TiênNgô Sĩ Liên và nhiều sử gia nhà Trần và nhà Lê soạn thảo ra.
Lam Sơn Thực Lục - Do Nguyễn Trãi soạn thảo, Lê Lợi đề tựa vào thế kỷ 15.
Thiền Uyển Tập Anh - Soạn thảo vào đời nhà Trần, khoảng thế kỷ 14. Sách viết về các thiền sư đời Lý, Trần, v.v... tuy nhiên lại cho biết rất nhiều dữ kiện lịch sử vào các thời kỳ đó.
An Nam Chí Lược - Do Lê Tắc soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14.
Đại Việt Sử Lược - Do một tác giả khuyết danh soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14.

Các sử gia chia lịch sử nước nhà thành nhiều giai đoạn khác nhau dựa trên quan niệm về lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước và văn hoá đương đại.
Trong bài viết này tôi muốn chia lịch sử thành 3 giai đoạn phụ thuộc vào vấn đề "tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu sử". Ba giai đoạn đó là:

1. Từ thượng cổ đến trước Trưng Nữ Vương (năm 39)
2. Từ Trưng Nữ Vương (năm 39) đến trước Gia Long (năm 1802)
3. Từ Gia Long đến nay

Giai đoạn 2 (từ năm 39 đến năm 1082) là giai đoạn mà có lẽ là ít có tranh cãi nhất giữa các phe nhóm làm sử, viết sử. Gần như tất cả mọi sử gia đều đồng thuận về mọi diễn tiến lịch sử cũng như vai trò của mọi nhân vật trong giai đoạn này. Mặc dù vẫn còn một nghi án đó là "vụ án vườn vải" vẫn khiến cho giới nghiên cứu ngày nay tốn khá nhiều giấy mực.
 

Ở lịch sử giai đoạn một lẽ ra sẽ chẳng có tranh cãi gì. Đa số các sử gia đều cho rằng khởi thuỷ của người Việt là Kinh Dương Vương, rồi Lạc Long Quân, rồi 18 đời Hùng Vương, rồi An Dương Vương Thục Phán, rồi kỷ nhà Triệu, rồi Bắc thuộc lần thứ nhất. Tuy nhiên với hướng đi của riêng mình, bằng cách nghiên cứu rất nhiều các tài liệu Phật học Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ... thiền sư giáo sư tiến sĩ Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát đã xuất bản sách "Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta". Với những phát hiện của mình, thiền sư cho rằng An Dương Vương và kỷ nhà Triệu chẳng liên quan gì đến Giao Chỉ cả. Và thiền sư cũng cho rằng không có cái gọi là "Bắc thuộc lần thứ nhất". Theo như sự khẳng định của thiền sư thì triều đại các vua Hùng kéo dài đến tận thời kỳ Trưng Nữ Vương. Tuy nhiên quan điểm này của thiền sư đã không được các sử gia đếm xỉa gì tới.


Ở giai đoạn lịch sử 3 từ thời Gia Long trở lại đây thì vẫn tồn tại những tranh cãi rất lớn. Mới đây, một hội thảo lịch sử diễn ra tại Thanh Hoá ngày 18/10/2008, những nhà nghiên cứu sử cũng đã đi đến một đồng thuận là cần trả lại sự thật vai trò lịch sử của nhà Nguyễn. Tuy nhiên khi được hỏi về việc trả lại sự thật lịch sử từ 1930 cho đến nay thì các sử gia đều lảng tránh câu trả lời.

Mặc dù chi tiết lịch sử từ 1930 trở lại đây tồn tại cả đống những tranh cãi, tuy nhiên có những dấu mốc không thể phủ định:
- Ngày 19 tháng Tám năm 1945: Cách mạng giải phóng dân tộc thành công.
- Ngày 2 tháng Chín năm 1945: Hồ Chi Minh khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
- Ngày 7 tháng Năm năm 1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ đặt dấu ấn cho sự độc lập đầu tiên sau nhiều năm bị Pháp đô hộ.
- Ngày 30 tháng Tư năm 1975: Hoà bình lập lại, thống nhất sơn hà.
- Tháng Một năm 1979 cuộc chiến tranh vệ quốc đánh đuổi quân Polpot xâm lược ở biên giới Tây Nam.
- Tháng Hai năm 1979 cuộc chiến tranh vệ quốc đánh đuổi quân xâm lược bành trướng trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Cuộc chiến ở biên giới phía Bắc còn dai dẳng mãi cho tới đầu thập niên 90s của thế kỷ trước.

Lịch sử là như vậy, không ai có thể chối cãi và không có quyền lấp liếm sự thật lịch sử.
 

Thế nhưng có một điều khiến tôi rất khó hiểu:
Tại sao khi mà nhà nước hàng năm luôn tổ chức ầm ĩ, long trọng những sự kiện CMT8, Quốc Khánh, giải phóng Điện Biên, thống nhất đất nước... nhưng lại có vẻ cố tình lờ đi hai cuộc chiến tranh vệ quốc 1979?
Khiến cho thế hệ trẻ bây giờ chỉ biết đến và luôn "vỗ ngực tự hào" vì đã đánh thắng hai đế quốc lớn Pháp và Mỹ. Còn khi nhắc đến sự hy sinh của những chiến sĩ ngoài Hoàng Sa 19 tháng Một 1974, hay biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc tháng Hai 1979, và Trường Sa 1988 thì sẽ nhận được một thái độ ngạc nhiên rồi câu hỏi lại "THẾ À?"
Những người lính đó có khác gì những người đã hy sinh trong chống Pháp, chống Mỹ? Không! Xin khẳng định là không khác gì cả, tất cả họ đều đã hy sinh vì sự toàn vẹn lãnh thổ và vì sự bình an của mảnh đất mang tên VIỆT NAM.
Vậy mà họ không thèm nhắc đến, thậm chí họ còn cấm người ta nhắc đến (bài báo của Huy Đức đăng lên trang web của Sài Gòn Tiếp Thị bị gỡ xuống sau vài giờ).
Có phải họ muốn xoá khỏi ký ức những người VN tương lai những hình ảnh về người chiến sĩ và những người dân đã thiệt mạng trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1979?
"Blogger" Nông Dân Gió Lào viết: "Đánh Pháp cả trăm năm vẫn nhớ, đánh Mỹ mấy chục năm còn nhắc, đánh Tàu mới 30 năm đã vội quên!"
Một "blogger" khác viết: "Có cái gì đó như là sự vô ơn!"

Tuy nhiên, thật may mắn, những người VN có lương tri vẫn thường xuyên nhắc đến những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1979 và những cuộc chiến đấu giữ biển đảo năm 1974 và 1988.
Họ được gọi là những nhà báo công dân (tiếng tây gọi là "blogger"): Huy Đức: 30 năm trước, tự sự của một người từng là lính Huy Đức: Cuộc chiến 1979 và Hoàng Sa Huy Đức: Hứa Thế Hữu và Hà Nội Mới Huy Đức: Biên giới tháng Hai (2009-1979) Thơ tưởng niệm Hoàng Sa 1974Hải chiến Trường Sa 1988Trường Sa 1988 (Chiến dịch CQ-88)Có một bài thơ vượt trùng khơi...
Việc ém nhẹm thông tin, cấm đoán cơ quan truyền thông nói về những sự hy sinh đó là một việc cực kỳ khó hiểu!
Tuy nhiên, chưa hết, mới đây giới nhà báo công dân còn hết sức phẫn nộ về một "sự cố" xuất bản của công ty Phương Nam và Nhà xuất bản Văn Hoá. Đó là việc một tác phẩm của TQ nói về cuộc chiến 1979 được ngang nhiên phát hành ở Việt Nam.
Tôi đã đọc được gần như tất cả những lời bình luận từ mọi góc nhìn của giới báo chí công dân ở đây. Ở đó họ tập hợp khá nhiều bài viết của những "blogger" khá quen thuộc như nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Hoàng Linh, CaveNui, Linh, Người buôn gió, Trang Hạ, Tuấn Khanh, Sweet tears, Nguyễn Xuân Diện, Mr. Do, Lê Phú Khải...
Tôi chưa đọc cuốn sách đó, nhưng khi đọc những thông tin mọi phía do các "blogger" cung cấp tôi đã tức đến phát khóc vì cái sự vô trách nhiệm đến khùng của những người chịu trách nhiệm xuất bản cuốn sách. Chỉ cần một điểm duy nhất thôi: đó là trong cuốn sách đó có từ"địch" viết bằng chữ quốc ngữ. Hỡi những chiến sĩ đã hy sinh tính mạng và tuổi thanh xuân cho sự bình yên của tổ quốc, các anh nghĩ gì khi bị gọi là "địch" trên chính quê hương mình?
Dù viện bất cứ lý do gì thì những người xuất bản sách đó thuộc vào hạng KHỐN NẠN HẾT CHỖ NÓI!

Lời di huấn của Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: "Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy."

Hỡi Đức Thánh Trần! xin ngài hãy hiển linh để đánh thức sự u mê trong lòng những kẻ có quyền.


(Bài này viết từ hôm thành lập đảng, nhưng sau 1 tháng mới hoàn thành) http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/137046

Không có nhận xét nào: