Mọi người nhìn thấy quả tít này chắc là choáng. Chắc là nghĩ "lão này già rồi mà còn ham chơi trống bỏi". Ừ mà nói thật là lão cũng chẳng hiểu từ "trống bỏi" là quái gì cả, không biết nó có điển tích như kiểu "cưỡi ngựa, xem hoa" hay không?
Quay lại cái tít của bài này "yêu", thực ra nó đơn giản lắm, chỉ là lão trích ra một từ trong cái câu này "."TÔI YÊU BẠN CỐ TRI, YÊU SÁCH CŨ; YÊU RƯỢU LÂU NĂM VÀ TG XA XƯA!"."
Vậy thôi, trích ra, rồi giật quả tít để câu khách, mấy tờ lá cải ở VN vẫn diễn trò này hoài à!
Quay lại cái tít của bài này "yêu", thực ra nó đơn giản lắm, chỉ là lão trích ra một từ trong cái câu này "."TÔI YÊU BẠN CỐ TRI, YÊU SÁCH CŨ; YÊU RƯỢU LÂU NĂM VÀ TG XA XƯA!"."
Vậy thôi, trích ra, rồi giật quả tít để câu khách, mấy tờ lá cải ở VN vẫn diễn trò này hoài à!
Cái câu ở trên là do một cô tiểu muội của lão viết. Câu ấy ngày xưa cũng thấy treo bên hiên nhà của một em bị lão vác cưa rượt. Mà kể cũng lạ, thời buổi này sao còn có người cổ hủ thế! Tuổi thì còn son mà lại đi thích ba cái đồ cũ kĩ. Ừa... mà lão chê người ta cổ hủ, nhưng lão thì còn bị mấy em sinh viên trẻ mắng là "mọc đâu ra thằng cha âm lịch cổ hủ thế!". Đời mà, chẳng có cái gì là chuẩn cả, tính khí mỗi người một khác. Những người cổ hủ ở xã hội này tuy không nhiều, nhưng nguyên tắc số đông đâu phải là chân lý. Nhưng cuộc đời thường khốn nạn, những kẻ theo số đông đôi khi cứ khẳng định cái của họ là chân lý, bắt tất cả phải theo. Ai không theo thì họ chửi là ngu, thậm chí có một thời họ còn ngang nhiên tiêu diệt. Thôi chết, lại sa đà sang chuyện khác mất rồi.
"."TÔI YÊU BẠN CỐ TRI, YÊU SÁCH CŨ; YÊU RƯỢU LÂU NĂM VÀ TG XA XƯA!"."
Lão cổ hủ, lão thích kết bạn với nhưng người cổ hủ. Cũng là một phép thử xem trong số mấy trăm người kết nối với lão, ai sẽ còn qua lại theo kiểu "bạn cố tri". Thời gian nhập quan tu thiền gần một năm nay của lão cũng đã cho thấy khá rõ điều ấy. Những người bạn còn lại đa số đều là "cổ hủ" hết à! Hì.. hì... xin chúc mừng cho lão vì đã kiếm được mấy thùng "rượu lâu năm".
Lão đây chẳng phải rượu lâu năm
Nhưng lão cổ hủ trăm phần trăm
Thích toàn những thứ xưa và cũ
Thích ngắm trăng treo mỗi đêm rằm...
Thế đấy! em ạ, đừng trách lão khùng
Em thích rượu lâu năm
Tiếc quá lão cũng lâu năm như không phải rượu
"Chén thứ nhất - người say rượu
Chén thứ hai - rượu say rượu
Chén thứ ba - rượu say người" (ba câu này mượn ý đâu đó quên rồi)
Lão say, em vẫn xinh tươi
Trăng suông, vẫn có gió đùa với mây
Người tình xưa cũ vẫn đây
Dù chưa uống rượu hồn say tự bao giờ
Thơ ư? thơ chẳng là thơ
Tình ư? tình chớ hững hờ trôi qua
Cuộc đời dẫu lắm phong ba
Nhưng đời chớp mắt vẫn là chiêm bao
Tố Như chẳng biết làm sao:
"TÂM" kia mới xứng là ba lần "TÀI"... (mượn Nguyễn Du)
Thiếu nữ Hà Thành mặc áo yếm e ấp bên sen
Áo yếm đỏ, quần nái đen, khoe bờ vai thon duyên dáng bên đóa sen hồng, thiếu nữ Hà Thành mang một vẻ đẹp dịu dàng đến lạ.
Cứ mỗi độ hè sang “con đường tình yêu” bên ven hồ Tây vốn đã đẹp lãng mạn lại càng làm say lòng người bởi hương sen ngan ngát.
Trong góc nhỏ êm đềm hiếm hoi giữa thủ đô, mỗi người lại tìm cho mình một “thú” riêng. Có người tìm đến đây chỉ để ngồi thanh thản bên bờ kè, ngắm những đóa sen với hai màu hồng, trắng toát lên vẻ bình dị mà thanh cao, thuần khiết. Bưng tách trà còn hôi hổi nóng, khẽ nhắm mắt, hít căng lồng ngực mùi sen theo cơn gió sớm, tưởng như bao muộn phiền, bộn bề của cuộc sống chốn phù hoa như tan biến. Có người lại chọn nơi đây để ghi dấu dư vị ngọt ngào của mối tình đầu.
Còn với phần đông bạn trẻ Hà Thành, nơi đây đã trở thành địa điểm lý tưởng để chụp những tấm hình duyên dáng bên sen. Tạm bỏ trên mình những bộ đồ thời trang, khoác lên bộ áo dài thướt tha hay áo yếm, quần nái đen truyền thống… thiếu nữ bỗng trở nên dịu dàng đến lạ.
Sen luôn gợi lên vẻ đẹp thánh thiện.
|
Nhiều người tìm đến đây chỉ để thưởng thức tách trà nóng trong sớm mai.
|
Yếm đào, quần nái đen, khoe bờ vai thon, thiếu nữ Hà Thành mang một vẻ đẹp dịu dàng mà đầy gợi cảm.
|
Tà áo dài bên đóa sen hồng tôn lên vẻ đẹp thuần khiết cho thiếu nữ.
|
Không chỉ những bạn trẻ thích "pose" hình, nơi đây còn thu hút rất nhiều dân mê nhiếp ảnh.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét