Nền giáo dục của Việt Nam!
***Mún***
Tôi là một học sinh được
hưởng trực tiếp nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam trong hơn 10 năm. Đầu tiên tôi
phải tự nhủ rằng trong 10 năm học phổ thông tôi là một học sinh khá ngoan, học
đều các môn, và làm tất cả những bài tập kể cả những môn như Sử, Địa hay Giáo
dục công dân. Nhưng giờ tôi mới nhân ra là tôi ngu dốt biết chừng nào mà lúc
nào cũng nghĩ là mình giỏi và các thầy cô cũng hài lòng với việc tôi ngoan
ngoãn như vậy. Tôi thấy tôi ngu dốt vì tôi đã mất rất nhiều thời gian vào làm
các bài tập chẳng giúp ích gì cho mình sau này, học những thứ không phải mình
thích học mà là do người ta nhồi nhét vào để mình học. Nền giáo dục của Việt
Nam là một nền giáo dục nhồi nhét kiến thức mà những kiến thức đấy không hề
giúp ích gì cho tương lai của học sinh sau này. Họ không còn dạy chúng tôi những
kiến thức phổ thông nữa mà họ dạy chúng tôi những kiến thức rất hàn lâm. Môn
nào cũng vậy, nó khó đến nỗi mà chúng tôi phải quên kiến thức cũ thì mới nhớ được
kiến thức mới. Học chương sau là quên luôn chương trước. Đồng ý là cần Toán để
có tư duy "logic" nhưng để có được tư duy "logic" thì không
cần đến mấy cái kiến thức khó như lượng giác,… càng học nhiều càng hại não
thôi. Và nhồi nhét nhiều quá cũng làm giảm khả năng sáng tạo của học sinh. Có
một bài viết của du học sinh người Nhật nói rằng chưa thấy một đất nước nào như
Việt Nam muốn con làm bác sĩ, phi công,… không vì sở thích mà là vì kiếm được
nhiều tiền. Nhưng lật ngược lại vấn đề là đa số học sinh Việt Nam đều không biết
mình thích gì, mình muốn làm gì và mình có tài năng gì. Bởi vì sao? Bởi ngay từ
lớp 1 họ đã bị nhồi nhét làm thui chột hết tài năng, không có thời gian và tâm
trí để tìm sở thích của mình. Và 12 năm với cả đống những kì thi cử nhưng thi
xong đa số mọi người đều quên những gì mà mình đã mất bao nhiêu thời gian để ôn
và học. Vậy mất thời gian như vậy thử hỏi giải quyết được việc gì? Các cô giáo
cứ nói học sinh học thụ động nhưng ngay cái cách dạy ở VN đã là cách dạy biến
học sinh trở nên thụ động rồi.
Giáo dục Việt Nam thì vừa
thừa vừa thiếu. Họ không dạy chúng tôi những kĩ năng cơ bản để tự cứu sống mình
như bơi, sơ cứu,… Và đặc biệt là đạo đức. GDCD thì toàn dạy triết rồi cái gì gì
không hiểu được. Người Việt Nam không có thói quen nói "cảm ơn",
"xin lỗi" là những câu rất bình thường. Và rất nhiều nhiều văn hóa
văn minh khác mà học sinh không được dạy và thực hành. Bảo sao thế giới họ
khinh thường người Việt Nam, đi nước ngoài nói mình là người Việt Nam họ tỏ
thái độ khác hẳn. Liệu thay đổi nền giáo dục thì Bộ mất cái gì mà không chịu
thay đổi. Buồn cho cả một thế hệ người Việt Nam!!! Buồn cho cả mình nữa!!!
Toét
Táo C viết hay thế!
Phạm
Hà Huy Kỳ thực thì Đi học 12 năm chỉ là để quen với môi trường,
xã hội thu nhỏ mà thôi
Hà Nguyễn Cái này
trên lúc đi đường cậu đã nói với tớ đọc lại vẫn thấy chất
Thư Jei Vỗ tay *bốp
bốp *
Chính Xấu Tính nói như
đúng rồi . trém mạnh vãi . muốn thay đổi nó thì đừng nói . hãy nghĩ làm nó thay
đổi như thế nào . với lại đa số người vn rất cổ hủ lỗi thời , ngu dốt , ko biết
suy nghĩ . khó mà thay đổi đc @_@
Hong Tien Amelia Hà T k du quyen the de lam thay
doi, rat nhieu ng muon thay doi no nhung k du quyen the. Nhung ng co quyen the
thi lai k bh nghi cho loi ich cua nhan dan, chi nghi cho loi ich cua minh nen k
thay doi :(
Hà Nam Ninh Con gái viết bài này rất
hay! Tuy
nhiên cái Hệ thống giáo dục này đã làm cho con quá vội vàng trước
khi "post"! Một bài viết có lỗi học thuật thì không đáng
chê. Bởi người ta có thể học sai dẫn đến lỗi tư duy, lỗi xử lý tư
duy. Tuy nhiên nếu có quá nhiều lỗi trình bầy thì thật đáng trách.
Lần sau phải đọc lại cẩn thận con nhé!
Pham Lan Anh Giáo dục cơ
sở lúc nào và ở đâu cũng có vấn đề. Thôi thì trong lúc Bộ chưa sửa đổi, cháu
cũng cố lên, học được cái gì tốt thì học, còn tự mình học thêm cũng là quan trọng.
Mailam Nguyen Đúng là con
bố Ninh. Viết có chiều sâu. Bố nào con ấy:)))
Hà Vị Phạm Cái nè phải
để mẹ Hoan đáng giá nha mún. Cô thì thấy mún nhớn thật rùi
Huong Tran Bạn Mún lớn
quá, cô thích cách lý luận của Mún
Minh Hue giọng văn
minh quá nhỉ. vậy chị Mún đã thay đổi cách học chưa đấy?
Hong Van Ong Ninh oi! Con gai suy nghi gia dan hon toi tuong tuong nhieu qua. Nhung phai co nhung
suy nghi va dam bay to nhu vay thi may ra moi thay doi dc VN trong tuong lai.
Hoangoanh Cap Liệu thay đổi nền giáo dục thì Bộ
mất cái gì mà không chịu thay đổi. ? Like câu này của Mún....!
Hoa Huong Duong Chắc đây là
văn của bố Hà Nam Ninh rùi.
Bài này viết hay và đúng với thực tế.
Quang Tran Thanh Con bố Ninh
mà viết và thể hiện tư duy thế này là hơn bố Ninh rồi===>hy vọng thế hệ trẻ
có nhiều người thế này xã hội sẽ thay đổi.
Thầy cô dạy em 10 năm trời để nhận được những lời thế
này thì đau lòng quá. Với tôi những gì học được từ mái trường vẫn cứ theo tôi đến
tận bây giờ, khi tôi 30 tuổi. Càng lớn lên tôi mới hiểu những điều mình học để
làm gì. Chí ít thầy cô tôi dạy tôi biết cảm nhận cái hay, đẹp của văn học, những
thứ hàn lâm toán học em nói lại cần thiết để tôi tạo ra các phần mềm lập trình
trong ngành của tôi. Tiếng Anh tôi được học là cánh cửa tôi bước ra thế giới.
Còn nếu ko có những câu chuyện đạo đức thì giờ đây tôi cũng sẽ trở thành kẻ vô
ơn.
Hà Nam Ninh Hoa Huong Duong đây là
bài viết của con Mún mà, chị vào cái link đó thì thấy. Vì con Mún
nó không để "public", nên em ko "share" được. Phải
"copy" lại vào đây.
Hà Nam Ninh Hoangoanh Cap đó là
cái câu mà con Mún cứ nhắc hàng ngày "Bộ thay đổi chương trình
giáo dục cho nó nhẹ hơn thì Bộ mất gì mà bộ không thay đổi?"
Hà Nam Ninh @ Mai Thi Thuy
Phuong: đây là học sinh đang than vãn về cái chương trình nhồi nhét
của Bộ, chứ không than phiền về thày cô. Mẹ cháu là cô giáo
dạy Toán ở cấp 2 còn nói: "Chúng tôi cũng chẳng muốn dạy thêm
làm gì cho khổ thày khổ trò. Nhưng với những chương trình quá
tải như vậy, dạy chính khóa, các em có hiểu hết được đâu". Về
chuyện làm phần mềm, xin lỗi, bạn đừng tưởng một mình bạn là công
nhân viết phần mềm. Và không phải tất cả các học sinh đều sau này
trở thành công nhân viết phần mềm. Vì vậy kiến thức hàn lâm nó là
kiến thức "lựa chọn". Nghĩa là ai cần nó thì học. Nó không
phải là một thứ đem ra để bắt tất cả cùng phải nhồi nhét. Nói như
cậu bé Kẻ Lười Biếng: "biết nhiều thì cũng tốt thôi, nhưng để
làm gì?"
Thế em ý cứ học tập chung vào những gì em ấy muốn học
nếu bố mẹ ko đặt gánh nặng thành tích lên em ấy. Cứ qua điểm sàn thì chẳng việc
gì phải nhồi nhét nhiều. Có chương trình học phân ban cơ mà. Cứ nói thế thì những
môn Lịch sử, địa lý, giáo dục công dân sẽ tuyệt chủng mất. Hay vì thời đại của
em, những năm 90 học nó đơn giản quá hơn bây giờ nhỉ? Tư duy phản biện là điều
khuyến khích nhưng hướng cho con cái suy nghĩ tích cực " theo con thì nên
thay đổi thế nào, giảm những phần gì, con muốn học gì..." thì em nghĩ tốt
hơn là suy nghĩ phê phán tiêu cực. Than vãn ai cũng than được, cái này người Việt
siêu giỏi rồi. Sự thay đổi giáo dục ko thể chỉ là do bộ gd, bản thân gia đình,
giáo viên, học sinh đều có trách nhiệm phải thay đổi
Pham Lan Anh Vấn đề giáo
dục quả lúc nào cũng là vấn đề bức xúc. Mỗi người được giáo dục một môi trường
riêng biệt, được hưởng, bị bắt buộc ... Cũng khác nhau. Cách nhìn cũng khác
nhau Mai Thi Thuy Phuong và Hà Hà Nam Ninh ạ. Mình
không nắm vững việc giáo dục hiện nay ở trong nước ra sao nên khó bày tỏ ý kiến. Nhưng kiến
thức cơ bản của giáo dục bắt buộc nhũng không hẳn là hoàn toàn không có tác dụng
đâu. Vấn đề là cách truyền đạt, cách dạy cho học dinh thế nào, mình nghĩ cũng
là một vấn đề. Giáo dục cơ sở của NB cũng rất căng thẳng và nhiều người cũng
kêu, nhưng cũng vẫn phải học.
Hong Tien Amelia Hà e muon qua
diem san rat de. Nhung la mot hs truong chuyen tki bat buoc phai dat hs tien
tien, k thi se ra khoi truong. Va e cung can diem GPA cao vi do la, mot trong
nhung dieu kien de ng ta xet hoc bong du hoc Mai Thi Thuy Phuong
Hà Nam Ninh Mai Thi Thuy Phuong bản thân
mình và gia đình không hề gây sức ép về thành tích học tập. Thậm
chí có những hôm thấy con học khuya quá mình còn cầm roi bắt con đi
ngủ. Mình nói với con "Bài tập không làm hết thì bỏ đấy. Thầy cô
có hỏi thì bảo "con không đủ quỹ thời gian". Thế nhưng quy
chế ở trường con nhà mình thì lại là "nếu là học sinh trung
bình thì bị loại khỏi trường". Mình cũng định tự loại con mình
khỏi cái trường đó. Nhưng con mình nó không muốn, con mình bảo
"bởi vì, cái trường đó dù sao cũng là nhẹ nhàng nhất và đỡ
tồi tệ nhất trong số các trường ở cái tỉnh này". Túm lại là
không có lối thoát bạn ạ
Hà Nam Ninh Pham Lan Anh dì ạ!
Phải nói là chương trình phổ thông ở VN kinh khủng lắm! Nói là ở
Nhật học sinh học cũng ghê. Nhưng đó là sự ham học để đạt được các
tầng bậc cao. Còn ai chỉ muốn học cho đạt yêu cầu căn bản thì đâu đến nỗi
khổ. Cháu nhớ là hồi cháu ở bên đó, có một cậu làm nghiên cứu sinh
thạc sĩ, nhưng cậu đó chưa biết giải phương trình vi phân. Thế nhưng
đâu có sao, việc giải phương trình vi phân đến lúc đó cậu ấy mới
cần. Cậu thanh niên đó mang bài ra hỏi, cháu chỉ hướng dẫn mấy phút
là xong, sau đó cậu ấy tự đọc sách để hiểu thêm. Vậy rõ ràng những
thứ mang tính "hàn lâm" là kiến thức cho những ai cần nó
chứ không phải là thứ đem ra bắt tất cả các học sinh phải học.
Pham Lan Anh Cái gì cũng
có cái hay cái dở. Bên này lên cấp 3 là chúng nó phân ban. Tùy ai thích chọn học
theo hướng gì thì học. Nhưng chính vì thế có những kiến thức chung thì lại
không biết. Nhưng thực tế thì đúng như cháu nói:vấn đề là trong sự học và trong
cuộc đời sau này có cần hay không thôi. Việc giáo dục ở nhà mình đúng là cũng
còn nhiều thứ bất cập, kể cả giáo trình vẫn người truyền đạt kiến thức. Dì
không trực tiếp ở nhà nên không muốn đưa ra những phê phán hay nhận định chủ
quan. Nên chỉ nói chung thế thôi.
Ngo Minh Dung Hay phet day chu Ninh nhi?
Doan Quang Có vẻ như
lãnh đạo ngành GD cũng rất muốn thay đổi những ngặt nỗi là một hệ thống cán bộ
toàn được bổ nhiệm bởi cơ chế 4 'Ệ' thì họ chỉ muốn thu hồi vốn và tư lợi thôi,
đầu óc , tâm trí đâu mà nghĩ đến cải cách nữa. Nhìn rộng ra toàn X.H bây h đâu
chỉ có ngành G.D mà ngành nào chẳng bê bết. Ko có ngành nào là ngoại lệ cả bởi
vì 4 'Ệ' đã 'di căn' khắp các Bộ, Ngành mất rùi.
Nam-Ninh
Hà Ngo Minh Dung ừ... em
của cháu nó viết cái bức xúc của nó thôi
Nam-Ninh
Hà Doan Quang hình như
ông muốn nói đến "quan hệ", "tiền tệ", "đồ
đệ", và "hậu duệ"
Nguyễn Thụy Anh Mún viết
trên FB à?
Doan Quang Chính xác
Sir
Nam-Ninh
Hà Nguyễn Thụy Anh đúng rồi
bạn hiền! FB của Mún là cái “link” trên đó
Em bé ơi, em học trường chuyên và em muốn có học bổng
du học thì em phải học chăm chỉ và nỗ lực hơn nhiều những bạn khác, chương
trình của em phải nặng hơn là điều tất nhiên. Chị học trường bình thường, chị
chẳng phải chịu áp lực gì lớn cả ngoài trừ việc vào đại học. Mà vào đại học, chỉ
nắm vững mỗi kiến thức sách giáo khoa là đủ để chị đạt điểm 8 rồi. Chị đỗ 2 trường,
khối A và B, rồi chị cũng kiếm đc học bổng đi du học. Mà học đại học, lượng kiến
thức còn mênh mông hơn. Đến khi chị học cao học ở AIT chương trình format kiểu
Mỹ, rất nhiều exercises , assignments và team work mà buộc phải tự lục thư viện,
internet, quần quật suốt ngày cắm đầu vào máy tính và sách. Khi có background vững
thì sau này động vào gì cũng rất nhanh. Em chưa học trường bình thường nên em
ko nên đưa nhận định bi quan như vậy. Chị rất thích học và chủ yếu là mầy mò tự
học những thứ trọng yếu rồi hỏi các thầy chứ chị ko đi học thêm. Tự mầy mò sẽ
ngấm lâu hơn là học quá nhiều thứ. Túm lại ý kiến của chị là hãy nên có những
suy nghĩ tích cực và dám thay đổi bản thân hơn là mong chờ vào sự thay đổi của
người khác.
Pham Lan Anh Cảm ơn ý kiến
của cô Mai Thi Thuy Phuong. Rất chân tình. Dì cũng mong Hong Hong Tien Amelia
Hà cố gắng. Tìm những điểm tích cực mà theo.
Dạ, cảm ơn chị Pham Lan Anh.
Xin lỗi em gái Hong Tien Amelia Hà và bố Hà Nam Ninh vì em nhiều lời quá. Thực
sự đọc những dòng em gái viết, em nghĩ em ấy dũng cảm dám nói và có chính kiến.
Em nghĩ như chị Lan Anh học ở đâu cũng có điểm hay dở, quan trọng nhất là bản
thân mình thôi. Em nghĩ sự học không bao giờ là thừa cả. Ví dụ như mấy cái bản
vẽ kĩ thuật hồi cấp 3, em thấy nó hay hay nên em cũng chú ý. Sau này em may đồ
cho con, hóa ra mình lại thấy có tác dụng khi đọc các bản vẽ cắt may rất dễ
dàng.
Pham Lan Anh Cô Mai Thi Thuy
Phuong không nên khiêm tốn thế. Chị thực sự cảm phục em về nhiều
thứ. Nếu không chân thành, không ai viết cho người chưa quen biết trên FB như
thế cả. Cháu Hong Tien Amelia Hà còn nhỏ,
kinh nghiệm chưa nhiều, nên những gì cháu suy nghĩ rất đáng
quý. Nhưng cũng nên có những ý kiến cụ thể khác cho cháu tham khảo. Chị nhất
trí với em con đường học là mãi mãi và tự học là cái quan trọng hơn cả. Bản
thân chị cũng đang học hỏi nhiều thứ. Học không bao giờ thừa cả. Đúng là ngày
xưa chị cũng từng suy nghĩ sao lại bắt tất cả đều phải học toán (vì chị dốt
toán). Nhưng sau này lớn lên mới hiểu ra rằng học toán không phải để ai ai cũng
giỏi toán mà là để luyện cách suy nghĩ lo-gich, một trong những kỹ năng sống và
làm việc quan trọng cho con người. Các cháu bé bây giờ có nhiều thông tin, nhiều
điều kiện để lựa chọn, học hỏi, nên có sự so sánh, nhận xét. Chứ ngày xưa chẳng
có gì, cứ thế là theo thôi.
Dạ vâng, cảm ơn chị Pham Lan Anh đã chia sẻ nhiều điều và
kinh nghiệm bổ ích ạ. Em cũng rất phục chị ạ. Em học dốt lý vì hồi đó em chú trọng
khối B, chứ khối A cứ môn Lý qua điểm liệt là okie nên sau đó học chuyên ngành
môi trường, cái gì cũng động đến môn lý, toán, nó là cơ sở để giải thích mọi hiện
tượng tự nhiên, lúc đó mới thấy tiếc ko học cẩn thận.
Hà Nam Ninh Mai Thi Thuy
Phuong cảm ơn những gì mà bạn đã chia sẻ. Quan điểm tự
học của bạn cũng rất đúng! Mình hoàn toàn đồng ý. Thế nên chúng ta
mới nói "nền giáo dục ở VN thừa mà lại thiếu". Họ đưa ra
rất nhiều cái quá hàn lâm để nhồi vào đầu tất cả các cháu, dường
như họ muốn tất cả các em học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông thì
phải thông thái như từ điển bách khoa thư vậy. Bạn đã từng du học ở
Mỹ, bạn thấy rõ nhất còn gì. Các giáo sư ở bên đó thì họ cực kỳ
chuyên sâu về chuyên ngành của họ, nhưng những gì không phải chuyên
ngành của họ thì họ lại không quan tâm. Ở bên Nhật cũng thế, và rất
nhiều nơi như thế! Vậy cái thiếu ở VN là gì. Mình nghĩ có 3 thứ:
Thứ 1 là các kỹ năng sống căn bản. Giống như bài viết của một du học sinh Nhật Bản, bạn ấy viết là "từ trong trứng nước chúng tôi đã được dạy là phải cúi đầu trước người khác" và bạn ý tự hào vì lẽ đó. Đó, một điều cực đơn giản như vậy, hệ thống giáo dục của chúng ta bỏ qua.
Thứ 2 là Đạo Đức: Nói thật là mình nghi ngờ những người làm chương trình ở Bộ họ có hiểu thế nào là Đạo Đức hay không. Mình "post" kèm vào đây một bài viết nhỏ của thầy của mình - thầy Văn Như Cương, thày có phát biểu về GDCD lớp 10.
Thứ 3 là thiếu độ rỗng: Bạn muốn tự học thì cái đầu của bạn phải có độ rỗng nhất định. Điều này chứng mình tại sao khả năng tự học của thế hệ chúng tôi tốt hơn thế hệ con chúng tôi. Ngày xưa chương trình phổ thông cực nhẹ. Thế nên đầu của mình còn rỗng rất nhiều, và do đó nó tạo ra nguyên tắc hút. Tất cả những gì mình thích sẽ được chỗ rỗng đó hút vào. Thế nhưng GD phổ thông VN lại cố tình nhồi cho đầy. Và vì vậy đám trẻ bị mất "rỗng", nên lớp của con nhà mình 45 đứa khi được hỏi "sở thích của cháu là gì? năng khiếu của cháu là gì?" - Cùng 1 câu trả lời "cháu không biết!" - Nghe như thế có phải là buồn lắm hay không? Bạn thử tượng xem những đứa trẻ 6 tuổi đầy tài năng. Sau 12 năm học thì tất cả tài năng đều biến mất!
Thứ 1 là các kỹ năng sống căn bản. Giống như bài viết của một du học sinh Nhật Bản, bạn ấy viết là "từ trong trứng nước chúng tôi đã được dạy là phải cúi đầu trước người khác" và bạn ý tự hào vì lẽ đó. Đó, một điều cực đơn giản như vậy, hệ thống giáo dục của chúng ta bỏ qua.
Thứ 2 là Đạo Đức: Nói thật là mình nghi ngờ những người làm chương trình ở Bộ họ có hiểu thế nào là Đạo Đức hay không. Mình "post" kèm vào đây một bài viết nhỏ của thầy của mình - thầy Văn Như Cương, thày có phát biểu về GDCD lớp 10.
Thứ 3 là thiếu độ rỗng: Bạn muốn tự học thì cái đầu của bạn phải có độ rỗng nhất định. Điều này chứng mình tại sao khả năng tự học của thế hệ chúng tôi tốt hơn thế hệ con chúng tôi. Ngày xưa chương trình phổ thông cực nhẹ. Thế nên đầu của mình còn rỗng rất nhiều, và do đó nó tạo ra nguyên tắc hút. Tất cả những gì mình thích sẽ được chỗ rỗng đó hút vào. Thế nhưng GD phổ thông VN lại cố tình nhồi cho đầy. Và vì vậy đám trẻ bị mất "rỗng", nên lớp của con nhà mình 45 đứa khi được hỏi "sở thích của cháu là gì? năng khiếu của cháu là gì?" - Cùng 1 câu trả lời "cháu không biết!" - Nghe như thế có phải là buồn lắm hay không? Bạn thử tượng xem những đứa trẻ 6 tuổi đầy tài năng. Sau 12 năm học thì tất cả tài năng đều biến mất!