http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100143
Đây là lý thuyết của Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels sau đó được Vladimir Ilyich Lenin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Phidel Castro cụ thể hóa thành hành động.
Tôi có đọc qua một số tài liệu của các học giả, có người nói đúng, có người nói là bịt bợm.
Tôi nghĩ không ai sai cả. Bởi bằng thực tế chứng minh nó đã đúng ở Nga từ 1917 đến 1991. Đúng ở Tàu từ 1950. Đúng ở VN từ 1945. Đúng ở Cuba từ 1958 đến nay.
Cũng thực tế chứng minh ở những phần còn lại của thế giới cái lý thuyết của Marx và Engles chỉ là trò bịt bợm.
Theo quan điểm của riêng tôi: Ở đâu có áp bức bóc lột, ở đâu dân quá khổ, quan lại sống phè phỡn ăn chơi, ở đâu có sự mất cần bằng giữa các lớp người thì nhất định có đấu tranh.
Khi đó nhất định nảy sinh những người lãnh đạo của cuộc đấu tranh.
Những người lãnh đạo thì không thể một mình làm nổi cách mạng, mà cần phải có quần chúng ủng hộ, mà muốn có quần chúng ủng hộ thì phải có "thủ đoạn chính trị" để phỉnh phờ người ta theo mình. Bất kể là ai, bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải làm được điều đó.
Ở thời điểm lịch sử cách đây mấy chục năm, khi mà cuộc sống của đa số người dân lao động dưới thời Sa Hoàng, thời hậu Thanh, thời thực dân Pháp,... là vô cùng khốn nạn. Thì lý thuyết "bạo lực cách mạng vô sản" của Marx và Engels là phù hợp cho họ. Bởi họ đang quá khổ và luôn sôi máu trả thù. Khi cách mạng thành công thì "được làm vua, thua làm giặc", khi đó kẻ làm vua muốn "nhồi sọ" người khác cái gì mà chẳng được.
Còn ở những nơi đã phát triển được nền dân chủ, xây nền kinh tế hùng mạnh như Mẽo, Anh, Pháp, Tây Âu,... thì lý thuyết của Marx và Engels là hoàn toàn phi lý và thiếu thực tế.
Tuy nhiên khi cách mạng đã thành công, đất nước được độc lập, thì lý thuyết của Marx và Engels lại trở nên lỗi thời. Chứng minh là có 3 ví dụ điển hình:
1. Hệ thống các nước XHCN Đông Âu sụp đổ hoàn toàn.
2. Tàu khựa bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường từ đầu những năm 80s
3. VN học Tàu, chuyển sang KTTT từ đầu những năm 90s.
Những nước còn trung thành với CNXH bây giờ thì thuộc hạng nghèo nhất thế giới như Bắc Triều Tiên và CuBa.
Cái gọi là "giai cấp công nhân" bây giờ là cái gì?
Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân bây giờ là cái gì?
Cán bộ đảng viên bây giờ là cái gì?
Nhìn rõ được bản chất của những câu hỏi trên, thiết nghĩ chúng ta sẽ khẳng định được vấn đề là có cần phải phân biệt giai cấp hay không? và có phải giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo hay không? Tư bản đỏ là cái gì? Công nhân bây giờ đang bảo vệ tư bản đỏ bởi vì họ bị nhồi sọ quá nhiều hay không?