Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2006

Sống thử



Thiên chúa giáo thì Thiên Chúa là đấng tối cao.
Phật giáo thì Phật tổ là đấng tối cao.
Nho giáo thì chỉ thờ Khổng Tử.

Sống thử hay không sống thử? Nên hay không còn tùy vào chuẩn mực đạo đức của từng người, còn tùy vào xuất phát điểm của giá trị cuộc sống.
Hạnh phúc có bền lâu hay không, không hoàn toàn phụ thuộc vào việc có sống thử hay không? Việc có sống thử hay không cũng không ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này.

Người ta "sống trên đời cần phải có tấm lòng", có tinh thần trách nhiệm đối với đối tác của mình trong cuộc sống.
Kể cả có sống thử hay không sống thử, nếu hai người cứ lúc nào cũng "cái tôi" của mình to quá thì sớm hay muộn hạnh phúc cũng tan vỡ.

Còn về chuyện ai thiệt khi sống thử? Thiết nghĩ chẳng ai thiệt cả. Nếu biết cách sống văn minh khỏe mạnh thì chẳng ai thiệt thòi hết.
Đã chấp nhận sống thử thì chuyện chấp nhận dư luận là đương nhiên.
Sinh hoạt tình dục sao cho không để lại hậu quả lớn là không hề khó. "Đừng để mình chết vì thiếu hiểu biết" - câu này thì thanh niên thời nay hiểu rõ lắm mà.

Ở những nước khác có những cặp đôi sống thử đến vài năm vẫn chia tay, khi chia tay thì không còn cảm xúc với nhau nữa. Tương tự như vậy ở VN chưa công khai chuyện sống thử, nhưng hàng loạt "cặp trai tài gái sắc", đám cười linh đình, ảnh cưới chưa kịp khô mực, cưới nhau vài năm rồi bỏ thì khác gì là cưới thử.

Bởi vậy có đồng ý hay không đồng ý với chuyện sống thử thì vấn đề cốt lõi lại là chuyện CÓ TẤM LÒNG HAY KHÔNG? CÓ TRÁCH NHIỆM HAY KHÔNG? CÓ TÔN TRỌNG LẪN NHAU HAY KHÔNG?
Một người sống chỉ biết mình, vô trách nhiệm với người khác thì có làm đám cưới đi chăng nữa, cũng chỉ là cưới thử mà thôi.