CA DAO CƯỜI ĐỨT RUỘT
Bài hát Sơn và Thủy
Tác giả: chưa xác định
Sơn Tinh Thuỷ Tinh (phiên bản @)
Tác giả: A. Phởn (Cua) (Cammy biết tác giả này)
Nội dung đầy đủ trong link: http://thivien.net/forum_viewtopic.php?ID=573&Page=3
Ngày xưa ở nước Văn Lang
Có nàng công chúa mơ màng Mị Nương
Vào đêm trăng sáng như gương
Tự nhiên nàng thấy thèm tương 1 thằng
Thế là chẳng nói chẳng rằng
Cung vua phía trước nàng băng ngay vào
Vua Hùng ngồi ghế thì thào:
" Chuyện gì mà khiến cho tao hết hồn?
Con gái lớn mà chẳng khôn
Mày cứ như thế thằng ôn nào thèm?"
" Cha ơi, chúng nó không thèm
Nhưng mà con muốn con thèm thì sao?
Cha là vua ở trên cao
Con là công chúa, nhưng sao ế chồng?"
" Chân mày có quá nhiều lông
Mắt mày thì lé, ngực không thấy gì
Mũi to như cái bánh mì
Khi ngủ mày ngáy khì khì như heo
Xấu thế có chó nó theo
Sao còn thắc mắc lèo nhèo với tao?"
"Nhưng cha phải tính làm sao?
Tìm con một đứa bên Lào cũng chơi."
Sơn Tinh Thuỷ Tinh thời Y2K
Tác giả: Trần Thị Bích Nga (VK biết tác giả này)
Nội dung đầy đủ trong link: http://thivien.net/forum_viewtopic.php?ID=573&Page=7Tác giả: Trần Thị Bích Nga (VK biết tác giả này)
Chuyện rằng ở nước Văn Lang
Có cô công chúa là nàng Mỵ Nương
Nhan sắc cũng chỉ thường thường
Nhưng mà nổi tiếng tỏ tường ăn chơi
Thời gian thấm thoắt dần trôi
Vua cần có rể nối ngôi trị vì
Bèn cho quảng cáo ti vi:
"Công chúa đương tuổi xuân thì rất xinh
Ai người quân tử say tình
Đẹp trai, thành đạt, thông minh, lắm tiền
Mau mau ứng thí rể hiền
Giang san một nửa có liền về tay"
Tin loan ra mới một ngày
Bao trang tuấn kiệt về ngay kinh thành
Cùng nhau ra sức đua tranh
Những mong đến lúc được giành con vua
(Thấy bao nam tử bị lừa
Mỵ Nương thích chí: "Cho chừa thói ngu")
Bao ngày sát hạch binh thư
Hai chàng trúng tuyển đúng như ý nàng
Phong lưu, đẹp mã, lắm vàng
Lại thêm hài hước, đàng hoàng, thông minh
Truyện Tấm Cám thời November 9th Tác giả: Trần Thị Bích Nga
Nội dung đầy đủ trong link: http://thivien.net/forum_viewtopic.php?ID=573&Page=8
Chuyện rằng ngày xửa ngày xưa
Ở một xứ nọ lắm dừa nhiều cau
Khắp nơi nhan nhản hàng Tàu
Rau xanh phun thuốc trừ sâu đầy vườn
Nổi lên có một cô nương
Tên là thị Tấm dễ thương khắp vùng
Eo thon với lại má hồng
Tuổi vừa đôi tám chưa chồng chưa con
Tấm này mẹ đẻ chẳng còn
Mồ côi từ thuở mới tròn thôi nôi
Thương thay thân phận cút côi
Cha nhịn không được lên đời vợ hai
Tưởng rằng sung sướng như ai
Hóa ra cơ cực ngày dài rối ren
Mụ này vừa xấu vừa đen
Tính tình đanh đá lại quen chửi chồng
Thói thường khác máu tanh lòng
Nên mụ hành hạ con chồng phát kinh
Lại thêm con Cám đồng minh
Mà mụ cứ ngỡ là xinh nhất nhà
Tả con của mụ qua loa:
Tóc thì khô cứng như là rễ tre
Cũng đang đến tuổi cập kê
Suốt ngày ảo tưởng được về cung vua
Tính tình ngang ngạnh như cua
Nhan sắc xét thấy cũng thua bồ Phèo (Chí Phèo)
Lại thêm cái tật nói leo
Ăn vụng, ngủ nướng đến mèo cũng kinh
Mẹ con nhà Cám rập rình
Thi nhau làm tội làm tình Tấm ta
Truyện thần đồng
Nguyên tác văn xuôi: chưa xác định
Chuyển thể ca dao: chính lão
Có một chú bé thần đồng
Mới tròn sáu tuổi hanh thông mọi điều
Kiến thức khoa học cực siêu
Thông minh sáng dạ rất nhiều thứ hay
Nhà trường quyết định thế này
Đích thân hiệu trưởng ra tay kiểm hàng
Nếu đúng là khách hạng sang
Thăng liền mấy lớp cả làng cùng vui
Toán, văn tất cả đủ rùi
Kiến thức xã hội ngọt bùi chơi không
Thằng bé vốn trí thần đồng
Chơi hay như vậy ai không bao giờ
Hiệu trưởng nháy mắt cho cô
Tới phiên cô hỏi tôi chờ xem sao
Bắt đầu cô mở màn chào
Một câu cực dễ thế nào cũng ngon:
"Càng lớn càng nhỏ là con?" (Con gì càng lớn càng nhỏ?)
Ông thầy hiệu trưởng hết hồn chịu thua
"Thưa cô, chính nó con cua
Mẹ em đi chợ vẫn mua nó mà"
Cô hỏi em tiếp nữa nha:
"Trong quần em có, cô là lại không
Thầy đừng có trợn mắt trông
Lắng nghe xem nó thần đồng nói chi." (Cái gì trong quần em có mà cô không có?)
Ông thầy mặt xanh như di
Thằng bé đủng đỉnh "dạ hai túi quần"
Tiếp tục cô hỏi đến chân
"Chân cô hai cái, giữa là cái chi" (Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô?)
Thầy kia mặt tái như chì
Phát này thì chết, thì đi chứ còn
Nhưng thầy thua đứa trẻ con
"Giữa chân, đầu gối tròn tròn của cô"
Tiếp tục cô nói bô bô
"Ông thầy hiệu trưởng rất tồ phải không
Bây giờ cô hỏi đến lông
Câu này cực khó thầy trông đây này
Đàn bà mái tóc rất dày
Môi son, mắt biếc đỏ hây má hồng
Nhưng mà đố bé thần đồng
Ở đâu lại có lông xoăn nhất nào?" (Ở nơi đâu lông của đàn bà quăn nhiều nhất?)
Hiệu trưởng chẳng biết làm sao
Run như cầy sấy thều thào thảm thương
Thằng bé thì chẳng vấn vương
Trả lời một phát là "phường Phi châu"
Cô giáo tiếp tục hỏi ngầu:
"Bây giờ em nói ở đâu trong người...
Của cô ẩm ướt cả đời?" (Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt ?)
Hiệu trưởng nghe thấy héo tươi móc mồm
Thằng bé vẫn cứ ôn tồn
"Cái mà cô hỏi trong mồm đấy thôi
Lưỡi cô ẩm ướt cả đời"
Mọi người nghe thấy cùng cười ầm lên
Đúng là thằng bé rất hên
Câu nào cũng đúng chẳng rên như thầy
Hiệu trưởng vội vã xua tay
Em thông minh quá, đến thầy cũng thua
Cô hỏi từ nãy tới giờ
Bao nhiêu câu hỏi, thầy sai bét nhè
Bây chừ thầy mới nhắn nhe
Em thông minh lắm vào liền cấp hai.
Còn 3 câu hỏi:
- Cái gì của cô còn nhỏ khi cô chưa có chồng và rộng lớn ra khi cô lập gia đình?
- Cái gì mềm mềm nhưng khi vào tay cô một hồi thì cứng ra?
- Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra?
góp ý
http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/103686
Yếm xưa-Yếm nay
30.12.2010 10:53
(NHN) Hình ảnh chiếc yếm đã đi vào văn học dân gian, trong đó có nhiều câu ca khá dí dỏm: "Ước gì sông rộng một gang/ Bắc Cầu dải yếm cho chàng sang chơi". Đó là hình ảnh đẹp và trong sáng về tình yêu đôi lứa. Thấp thoáng sau những vần thơ ấy là bóng dáng cô thôn nữ đằm thắm, thướt tha trong dải yếm đào e ấp trao cho người mình thương những nổi niềm sâu kín tận đáy lòng.
Ngày xưa, các thiếu nữ Việt Nam ăn mặc theo lối cổ: tóc vấn khăn, yếm cổ xây mỏng manh ẩn hiện sau đôi vạt áo với chiếc quần lĩnh, quần sồi mộc mạc… Chính điều đó đã làm cho bao chàng trai phải “ốm tương tư”. Chiếc áo yếm của người phụ nữ Việt Nam xưa là sự thể hiện một thế giới đầy sức biểu cảm. Nó là nét duyên thầm khơi gợi sự khám phá, đã trở thành biểu tượng nữ tính: "Trầu em têm tối hôm qua,/ Cất trong dải yếm mở ra mời chàng". Hoặc: "Đàn ông đóng khố đuôi lươn/ Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh"
Yếm xưa không cầu kỳ, cách điệu như bây giờ mà nó thật giản dị với màu sắc thuần nhất là màu đỏ, hoa hiên, vàng, trắng và nâu. Yếm nâu mặc để đi làm ruộng ngoài đồng, yếm trắng mặc thường ngày (thường ở thành thị), còn yếm thắm, yếm đỏ, yếm hồng, yếm đào thì mặc trong ngày tết, ngày hội.
Ngày xưa, các cô dùng yếm để che ngực. Yếm là loại đồ lót, phía trên yếm được khoét tròn theo cổ, hai góc bên yếm được đính với hai dải vải buộc ra phía sau lưng. Thường chiếc yếm được mặc trong hai tà áo vạt buông nên phần yếm trước được ẩn mình, trông gợi cảm khôn cùng. Nguyên thuỷ, chiếc yếm xuất hiện trong đời sống từ thuở vua Hùng dựng nước với chiếc cổ xây được khoét tròn và viền một cách tỉ mỉ làm tôn thêm đôi bờ vai của người phụ nữ. Càng về sau, chiếc yếm được biến đổi nhiều hơn với cổ xẻ, cổ kiềng... tuỳ theo cách ăn mặc của từng địa phương, từng mùa và sở thích của mỗi người.
Còn ngày nay, áo yếm lặng lẽ đi dọc theo thời gian nối liền kim cổ để tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Đến bây giờ, không ít nhà thiết kế thời trang Việt Nam đã trở lại với “yếm xưa”. Họ không ngần ngại cách tân để chiếc áo yếm ngày xưa thêm màu mè, hiện đại hơn một chút để có thể phù hợp hơn với xu thế thời trang nhưng không vì thế mà làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của nó.
Yếm thời nay đúng thật là một sự cách tân táo bạo và phóng khoáng. Nếu đơn thuần chỉ mặc một mình nó và kết hợp với chiếc quần Jean hoặc váy thì với người Việt Nam khó lòng chấp nhận được, bởi yếm là “phụ trang”, một phần trước được thiết kế kín đáo còn phần lưng và tay dường như hoàn toàn là “khoảng trống”. Nhưng nếu là sự hài hòa, uyển chuyển và sáng tạo khi chúng ta kết hợp nó với áo vét nhẹ, áo khoác mỏng đi kèm với quần âu, váy công sở, trang phục dạo phố, dự tiệc ... thì chắc chắn sẽ làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Ngày nay, áo yếm được thiết kế trên nền chất liệu riêng biệt, bởi nó khá chọn lọc đối tượng sử dụng và thời điểm để mặc. Người nước ngoài rất yêu thích trang phục này của người phụ nữ Việt Nam bởi nét cổ xưa truyền thống, đồng thời cũng mang dáng dấp hiện đại. Bây giờ, áo yếm thường được thiết kế trên nền lụa tơ tằm, sang trọng mà quý phái. Đặc biệt trên nền yếm, những họa tiết mang hồn dân tộc với những nét cổ xưa mềm mại, thanh thoát như hình một ngôi chùa cổ, một mẫu trống đồng, một nhành hoa nhỏ... Tất cả hòa trộn làm nên một chiếc yếm mang đầy phong cách kim cổ, Đông Tây ... vừa đẹp, vừa quý phái nhưng rất đỗi dịu dàng, kín đáo.
Minh Đạt
|