Thứ Ba, 1 tháng 7, 2025

Nhân chuyện sáp nhập tỉnh, bỏ huyện quận. Đô thành Sài Gòn trải qua thời gian

Chuyện sáp nhập tỉnh, bỏ quận huyện, tôi không biết lý do, không biết họ đã nghiên cứu như thế nào mà làm như vậy.

Chẳng hạn có một công trình nghiên cứu cẩn thận về quy mô dân số, đặc tính vùng miền, năng lực quản lý, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phân quyền lãnh đạo thì việc sáp nhập này nọ sẽ mang tính thuyết phục, chứ làm theo kiểu thích lên thì làm thì nó buồn cười. 😂 

 

Về cơ chế hành chánh ở bên Mỹ:

Cơ quan cao cấp nhất là chánh quyền Liên Bang.

Rồi cấp tiểu bang.

Bên dưới tiểu bang là cấp County = có thể tạm hiểu là Quận Hạt.

Bên trong một quận hạt, thì có thể có nhiều City.

Nhưng mình không ở bên Mỹ nên không biết cơ chế vận hành hành chính nó thế nào. Mình biết sơ sơ về Nhật Bản này, nên sẽ kể về Nhật.

Ở Nhật có:

1 Vua: Là biểu tượng của tình đoàn kết. Vua không làm chánh trị. Cha truyền con nối, mà phải là con trai mới được nối. Nên Hoàng Gia Nhật Bản có một danh sách những người kế vị theo thứ bậc. Ví dụ ông vua hiện tại không có con trai. Nên người kế vị thứ nhất là em trai ruột của ông ấy, người kế vị thứ nhì nhà cháu trai (con trai của ông em ruột), rồi đến người kế vị thứ 3 là một người nào đó đang sống ở trong dân mà có dây mơ dễ má với hoàng tộc.

2 Quốc hội: Dân bầu. Quốc hội có Thượng Viện và Hạ Viện. Mà có lẽ phân quyền cho thượng viện và hạ viện không rõ ràng, nên nó không thấy rõ rệt như ở Mỹ.

3 Thủ tướng + Nội các: Do quốc hội bầu. Đây là chính quyền trung ương. Nhưng chính quyền trung ương chỉ thu thuế VAT và chi tiêu tiền thuế này.

4 Thống đốc + Nhân sự tỉnh: Dân của tỉnh bầu: Chính quyền Trung ương không có quyền đụng đến: Chính quyền này thu một phần thuế lợi tức của toàn bộ mọi đối tượng đang đăng ký sống trong tỉnh. Nó gồm một phần thuế lợi tức doanh nghiệp, một phần thuế thu nhập cá nhân. Và Tỉnh chi tiêu cái tiền thuế này.

5 Thị Trưởng + Nhân sự của Thị: Dân của Thị bầu: Giống như chánh quyền tỉnh, họ thu phần còn lại của thuế lợi tức doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Ví dụ một cá nhân có thu nhập phải chịu thuế, và phải nộp 30% của thu nhập chịu thuế đó. Thì cái 30% đó sẽ có một phần là Thuế Tỉnh Dân, và phần còn lại là Thuế Thị Dân.

 

Ở đây ta thấy một điều rõ ràng là: Cấp Trung Ương, Cấp Tỉnh, Cấp Thị đều là chính quyền dân bầu. Cho nên Thủ Tướng cũng không có quyền đụng chạm tới ông Thị Trưởng. Tất nhiên có những loại dự án sẽ đụng chạm tới cả 3 cấp chánh quyền, thì mình chưa rõ họ phải làm sao. Tuy nhiên, quyền của dân là trên hết, nên nếu công trình có phạm vào đất dân thì phải bồi thường thỏa đáng.

 

Chính vì thuế lợi tức doanh nghiệp là địa phương thu thuế, nên chính quyền Tỉnh và Thị luôn là nơi xây dựng chính sách tốt nhất hợp lý nhất để đôi bên cùng có lợi.

Ở VN, sáp nhập tỉnh hay không thì thuế vẫn thu hết về Trung Ương, vì vậy tỉnh có to hay bé thì chính quyền tỉnh cũng không hào hứng lắm với việc giúp doanh nghiệp làm ăn thuận lợi mà không hại đến đa số dân sinh.

 

6 Quản lý hành chánh: Những việc liên quan trực tiếp đến dân: Ví dụ như cấp phát thẻ căn cước, giấy chứng nhận trú dân phiếu, giấy chứng nhận nộp thuế vân vân. Những việc này đều do chính quyền của Thị làm. Những Thị nông thôn thì có thể sẽ bố trí một vài văn phòng đại diện để dân đi đến cho gần. Những Thị ở thành phố, chẳng hạn như trong tỉnh Đông Kinh (Tôkyô) thì có Thị Đông Kinh (Tôkyô city), thì mật độ dân quá đông, nên sẽ chia thành nhiều KHU, mỗi khu sẽ có một văn phòng hành chính của KHU, nhưng KHU chỉ là văn phòng chức năng của Thị, chứ dân không đi bầu Khu Trưởng.

Nói chung việc quản lý hành chính là quyền của Thị, nên thị có quyền linh động chia khu hoặc không chia khu, không như ở VN việc bỏ hoặc lập cấp quận/huyện là do chủ trương của Trung Ương.

Đô thành Sài Gòn 1860



Đô thành Sài Gòn 1867




Đô thành Sài Gòn 1878



Đô thành Sài Gòn 1882



Đô thành Sài Gòn 1897



Đô thành Sài Gòn 1923



Đô thành Sài Gòn 1942



Đô thành Sài Gòn 1958



Đô thành Sài Gòn 1973



Đô thành Sài Gòn 1988



Đô thành Sài Gòn 2003




1 nhận xét:

  1. Hôm trước không biết nghe ti-vi của điện thoại của ai không nhớ, đúng cái đoạn bọn Cuốc Hội nó đang họp, có cái thằng nào nói giọng khàn khàn kiểu nói kẻ cả, nói thế này:
    “phải phân quyền cho cấp xã, ví dụ xây cái trường cho các cháu vào lớp 1, phải để cho xã quyết, chứ cái việc đó mà trình lên trung ương, duyệt đi duyệt lại, đến lúc đặt được viên gạch khởi công, thì các cháu đã lên cấp 2 con mẹ nó rồi”.
    Tôi mới nghĩ: Ừ, thoáng nghe thì mị dân ra phết, hợp lý!
    Nhưng mà nghĩ kỹ nhé! Cái thằng Xã Trưởng có phải dân bầu đéo đâu, nên nó sợ gì dân, cái dự án trường học chưa quan trọng bằng những dự án của con em cán bộ cao cấp đang xin, phải lo giải quyết cho cấp trên trước. Thế nên dù có giao quyền cho cấp Xã thì cũng vẫn đéo có trường cho con em nhà người ta.

    Trả lờiXóa